Hương Giang (diễn Viên) – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Hương Giang.
Hương Giang
Hương Giang vào năm 2023
SinhNguyễn Hương Giang6 tháng 6, 1970 (54 tuổi)[1]Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Dân tộcKinh
Nghề nghiệp
  • Người mẫu
  • Người dẫn chương trình
  • Diễn viên
Năm hoạt động1990 – nay
Kế nhiệmThanh Xuân(Hoa hậu Điện ảnh Việt Nam 1992)
Con cáiPhạm Công Bảo Duy[2](sinh năm 2000)
Danh hiệuHoa hậu Điện ảnh Việt Nam 1991

Nguyễn Hương Giang (sinh ngày 6 tháng 6 năm 1970), thường được biết đến với nghệ danh Hương Giang hay Hương Giang IDECAF, là một nữ diễn viên, nhà biên kịch, người dẫn chương trình truyền hình và người mẫu người Việt Nam.[3]

Cô đăng quang danh hiệu Hoa hậu Điện ảnh 1991 nhưng đam mê chính của cô lại là kịch nói (hiện cô là diễn viên của sân khấu kịch Idecaf) và nơi cô dành phần lớn thời gian là sân khấu thay vì phim trường.[4][5][6] Gây ấn tượng qua những vai diễn như bán phản diện trong Người đẹp Tây Đô (1996) hay nữ chính trong Người đàn bà ngủ trên mái nhà (2015), tính đến nay cô tham gia hơn 40 bộ phim và 100 vở kịch.

Hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, nghệ sĩ Hương Giang vẫn được khen ngợi hết lời. Cô từng cho biết mong muốn của mình là dành hết nỗ lực, tâm huyết với nghề, không để bị hào quang danh xưng Hoa hậu Điện ảnh làm ảnh hưởng.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hương Giang sinh ngày 6 tháng 6 năm 1970 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thuở bé, Hương Giang không nghĩ mình theo nghề diễn viên, cứ nghĩ mình sẽ là một vận động viên thể thao hoặc cô giáo. Khi thấy đoàn kịch Cửu Long Giang tuyển diễn viên, mẹ đăng ký cho cô song song với kỳ thi vào Đại học Sư phạm. Sau đó, Hương Giang đậu cả hai và mẹ chọn cho cô theo nghề diễn viên. Sau khi cô tốt nghiệp, cuộc thi Tuyển chọn diễn viên điện ảnh năm 1991 sắp diễn ra. Mẹ ghi tên cho nữ diễn viên tham dự và động viên “Con cứ đi thi để trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm sống”. Lúc đó, Hương Giang rất vô tư, không áp lực giải thưởng nhưng cố gắng hết mình để không phụ lòng mẹ.

Ở phần thi kịch câm, Hương Giang đã được học từ lúc 5 tuổi nên diễn tốt. Phần diễn xuất này được ban giám khảo đồng cho điểm tuyệt đối. Trong vòng thi cuối, cô may mắn ghi thêm điểm rèn luyện hình thể qua bài múa ballet. Kết quả, giải nhất mỉm cười với nữ diễn viên nổi tiếng.[7]

Cô tốt nghiệp khóa diễn viên do Đoàn kịch Cửu Long Giang đào tạo cùng lứa với các diễn viên Hoàng Trinh, Minh Trí, Mai Hoa...[8]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1991, cuộc thi Tuyển chọn diễn viên điện ảnh và phim truyền hình do Hội Điện ảnh TP HCM tổ chức ra đời, được đánh giá uy tín, chuyên nghiệp. Dù trao giải theo thứ tự nhất nhì ba, các người đẹp đoạt giải đều được khán giả và truyền thông ưu ái gọi là hoa hậu, á hậu. Diễn viên Hương Giang là người đầu tiên chiến thắng cuộc thi khi mới 21 tuổi.

Hương Giang đoạt giải Hoa hậu điện ảnh năm 1991, khi ấy chị chuẩn bị tốt nghiệp khóa diễn viên đầu tiên của đoàn kịch Cửu Long Giang đào tạo. Vào thời điểm ấy, với cương vị hoa hậu, người ta sẽ làm được rất nhiều việc. Chẳng hạn, làm người mẫu. Tham gia phim ảnh với những vai lộng lẫy quần áo mà không cần diễn xuất quá nhiều. Hoặc tham gia chụp ảnh lịch, một công việc mang lại thu nhập lớn mà bất cứ ai cũng mơ ước.

Sau cuộc thi, đạo diễn Lê Hoàng Hoa trong ban giám khảo liền ngỏ lời mời cô đóng phim Ngọc Trảng thần công. Đây là bộ phim nhựa do hãng phim Giải Phóng sản xuất. Sau này, chú tiếp tục được mời đóng vai chính trong phim Xác chết trên cao nguyên và vai Hoa trong Vĩnh biệt mùa hè. Ba phim được đông đảo khán giả đón nhận, trở thành bước khởi đầu cho Hương Giang trong hành trình điện ảnh về sau.

Năm 1993, cô được mời tham gia bộ phim Tạm biệt sông Ba của Hàn Quốc lấy bối cảnh Chiến tranh Việt Nam, trong phim, cô vào vai Dung, một người phụ nữ Việt Nam và là vợ của Binh trưởng Jin.

Với thành công đó, chị nhận được nhiều lời mời đóng phim, người mẫu. Nổi bật là các phim Xác chết trên cao nguyên, Vĩnh biệt mùa hè, Tạm biệt sông Ba, Người đẹp Tây Đô... Suốt 30 năm hoạt động, Hương Giang khẳng định tài năng, lối diễn xuất đa dạng và chín muồi. Với chị, sân khấu Idecaf như ngôi nhà thứ hai - nơi chị được làm nghề và sống trọn vẹn với những vai diễn.

Hương Giang cũng xuất hiện trên sân khấu như người mẫu, diễn chung với thế hệ người mẫu đầu tiên của Việt Nam, như Hoa hậu Lý Thu Thảo. Cô cũng tham gia đóng rất nhiều phim, làm MC, chụp hình lịch, múa minh họa, diễn kịch câm v.v... nhưng cuối cùng cô vẫn quay về với công việc mình được học và yêu thích nhất, đó là kịch nói.

Bắt đầu với những vai diễn của sân khấu 5B, nơi tập trung hầu hết những tài danh của kịch nói Sài Gòn. Và Hương Giang cũng như tất cả các diễn viên trẻ, bắt đầu từ vai nhỏ đến vai lớn, bắt đầu từ lau sàn sân khấu cho đến lúc sung sướng được đứng trên sàn mỗi đêm. Hương Giang là thế hệ sau của những gương mặt trụ cột như Thành Lộc, Thanh Thủy, Hữu Châu, Kim Xuân…Thế hệ của Hương Giang là thế hệ thầm lặng. Xuất hiện và bùng cháy với mỗi nhân vật của mình, nhưng lại ngại ngần với công nghệ lăng xê.

Có thể nói, họ đã không coi việc được xuất hiện trên truyền thông là một việc làm quá quan trọng. Khán giả có thể bật khóc cùng Hương Giang trong "Nụ cười của biển", cười thả ga trong "Cô chủ quán" hay ngậm ngùi sẻ chia trong "Cuộc chơi nghiệt ngã"…

Sau mỗi đêm diễn, có những khán giả yêu quý lặng lẽ đợi chị ở cánh gà, tặng những giỏ hoa xinh. Và cũng chính họ cùng với những người thân là nguồn động viên, giúp chị vượt qua những trở ngại trong cuộc sống" Tôi đang sống trong tình yêu thương của mọi người và tôi là người hạnh phúc !".[9]

Nhưng hiếm khi Hương Giang lên báo để nói về những vai diễn của mình. Tất nhiên, ở một thành phố mà cảm giác mọi thứ cái gì cũng vội, vội đến rồi vội đi, thì cái sự "hữu xạ tự nhiên hương" cũng mong manh lắm. Một nghệ sỹ muốn tìm danh tiếng lớn, còn cần có sự hỗ trợ của truyền thông rất nhiều. Nhưng Hương Giang đã chọn con đường của mình. Nhẹ nhàng và có phần khiêm nhường, chị nói  cái gì cũng có giá của nó, nếu đổi sự nổi tiếng để lấy sự thanh thản trong tâm hồn và hạnh phúc gia đình thì chị sẽ chọn gia đình và thanh thản.

Chị là gương mặt quen với khán giả thành phố, nhưng dường như, ngay cả chị cũng đã quên mình từng là Hoa hậu. Có lẽ, với một diễn viên sân khấu, mọi danh hiệu chỉ là cái phông nền. Vai diễn mới là vùng đất màu mỡ để họ say mê khám phá và chinh phục. Sân khấu không có chỗ cho sự đơn giản, hời hợt. Mỗi tiếng nói trên sân khấu của người nghệ sỹ phải được mài kỹ trên sàn tập. Và người diễn viên phải học, phải đọc và phải thâm nhập thực tế rất nhiều để có thể cảm nhận và khắc họa sâu sắc, tinh tế vai diễn của mình.

Tài năng và sự chuyên nghiệp là thứ bậc quan trọng nhất của người nghệ sỹ sân khấu. Có lẽ chính vì điều ấy, mà dù Hương Giang chưa từng có giải thưởng nào từ các kỳ hội diễn, nhưng vẫn là một trong những gương mặt nghệ sỹ được nhắc đến rất nhiều trên sân khấu Idecaf.

Hiện nay, Hương Giang là một trong những diễn viên sáng giá, bám trụ bền lòng nhất với sân khấu Idecaf. Với hàng chục năm hóa thân vào biết bao nhân vật có tính cách, cuộc đời, cảnh ngộ, số phận hỉ, nộ, ái ố khác nhau, Hương Giang đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng công chúng hâm mộ. Đã có những xuất diễn khán giả cùng ngậm ngùi chia chia sẻ, bật khóc với Hương Giang trong vở “Nụ cười của biển”, “Cuộc chơi nghiệt ngã”…và cũng có khi lại hả hê cười một cách sảng khoái với “Cô chủ quán”…[10]

Hương Giang nói: Hạnh phúc đôi khi ở ngay việc chúng ta biết hy sinh đúng chỗ.[9]

Năm 2024, Hương Giang tham gian Liên hoan Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh và nhận được Huy chương Bạc.[11]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Hương Giang đổ vỡ hôn nhân khi con trai còn nhỏ. Bao năm qua, chị làm mẹ đơn thân, nuôi dạy con trai Bảo Duy khôn lớn. Thuở nhỏ, Bảo Duy tham gia nhiều quảng cáo, đóng kịch và phim. Dù vậy, Hương Giang không định hướng con theo nghệ thuật mà tập trung việc học thật tốt. Hiện con trai nữ diễn viên theo học ngành Du lịch, từng đoạt danh hiệu Sinh viên tiêu biểu khiến mẹ tự hào.[8]

Ở tuổi 50, Hương Giang không mong chờ vào một bến đỗ hôn nhân.[7]

Danh sách phim

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sơn thần thủy quái (1990) (vai Nàng Đen)
  • Ngọc trảng thành công (1991)
  • Tây Sơn hiệp khách (1991) (vai Tứ Xuyên)
  • Chuyện tình thời sida (1991)
  • Xác chết trên cao nguyên (1992)
  • Vĩnh biệt mùa hè (1992) (vai Hoa)
  • Nụ hôn thần chết (2008) (vai Hoàng hậu của Vua Thần chết)
  • Giải cứu thần chết (2009) (vai Mẹ Hà My)

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tạm biệt sông Ba (1993) vai Dung
  • Người đẹp Tây Đô (1996) vai Ngân
  • Đất phương Nam (1997) vai Tư Mắm (diễn viên lồng tiếng)
  • Mùi ngò gai (2006) vai Oanh
  • Cái bóng bên chồng (2007) vai Lan Tím
  • Ký túc xá (2007) vai Giúp Việc Nhà Kiên
  • Luật đời (2007) vai Hằng
  • Gia đình phép thuật (2009) vai Chi Chi
  • Mày râu làm vợ (2010) vai Bà Hạnh
  • Cuộc chiến hoa hồng 2 (2010) vai Bà Vi
  • Mẹ và con trai (2011) vai Bà Phương
  • Hương Vị ô mai (2011) vai Bà Hằng
  • Mắt Bướm (2012) vai Bà Thủy
  • Sỏi đá cũng biết yêu (2012) vai Dì Khuyên
  • Bí mật đàn ông (2013) vai Bà Phương
  • Đam mê nghiệt ngã (2014) vai Bà Sa
  • Nhà không có mẹ chồng (2014) vai Bà Diệu
  • Gia đình ngũ quả phần 1 (2014) vai Bà Hương
  • Mắt lụa (2015) vai Tiểu Thư Huỳnh Nga
  • Hạnh phúc bất tận (2015) vai Bà Lài
  • Hot girl làm vợ (2016) vai Mẹ My
  • Sống trong bóng đêm (2017) vai Bà Hoa
  • Văn phòng ma nữ (2019) vai Hồn Nhiên
  • Bẫy danh vọng (2021) vai Bà Hồng
  • Giấc mơ của mẹ (2022) vai Bà Ngọc
  • Bác sĩ hạnh phúc (2023) vai Bà Hoàng Yến
  • Xóm đường ray (2023) vai Bà Tám Tươi
  • Nhà là nơi để về (2024) vai Bà Ngọc Vàng
  • Gia vị tình thâm (2024) vai Bà Hồng

Danh sách kịch

[sửa | sửa mã nguồn] Danh sách sau đây vẫn còn thiếu và cần được cập nhật và bổ sung thêm

Kịch truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trai quê (vai Hương) (1993)
  • Gót sen 3 tấc (vai U Phan) (1994)
  • Trong nhà ngoài phố: Ai tát biển đông (vai Lài) (1995)
  • Trong nhà ngoài phố: Có những ông chồng (1995)
  • Đi tìm lời đáp (vai Thùy) (1996)
  • Lửa thử vàng (vai Tuất) (1997)
  • Chuyện ngày xưa 62: Giải cứu mùa xuân (phần 1) (vai Ô Xin) (2005)
  • Chuyện ngày xưa 63: Giải cứu mùa xuân (phần 2) (vai Ô Chôm, Ô Cướp, Ô Tội) (2005)
  • Chuyện như cổ tích (vai Thảo) (2006)
  • Quán ăn vui vẻ (2008)
  • Vụ án cọp và hươu (vai thỏ) (2010)
  • Con ơi đừng khóc (vai mẹ điên) (2015)
  • Danh hài đất Việt: Siêu lừa (vai bà Hai) (2015)
  • Danh hài đất Việt: Bí kíp giữ chồng (vai bà Tám) (2015)
  • Nhân danh công lý (vai Vân)
  • Sĩ diện (Hài kịch truyền hình) (2018)
  • Loạt kịch: Tâm hồn cao thượng
  • Loạt kịch: Trong nhà ngoài phố
  • Loạt kịch: Chuyện bốn mùa

Kịch sân khấu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đùa với tình yêu (vai Minh Đan) (1994)
  • Thuyền tình (vai vợ Minh Đô) (1998)
  • Tám người đàn bà (vai Bích) (2001)
  • Cô chủ quán xinh đẹp (vai Mén) (2002)
  • NXXN 5: Cô bé lọ lem (vai Mồng Gà) (2003)
  • NXNX 6: Người đẹp và quái vật (vai bé chổi, Liệu Huệ) (2003)
  • Mười hai bà mụ (vai bà mụ Hoàng Thị Mộng Mười Hai) (2003)[12]
  • NXNNX 10: Huyền thoại nữ thần Lee Kim Chi (vai Thủy) (2005)
  • Thuyền tình (vai bà bầu) (2005)
  • Trái tim nhảy múa (Vai Hà Ny) (2005)
  • Nụ cười của biển (2005)
  • NXNX 11: Cậu bé rừng xanh (vai cô công) (2006)
  • NXNX 12: Nàng Bạch Tuyết lạc bảy chú lùn (vai công chúa Chích Chòe) (2006)
  • Ngôi nhà anh túc (vai cô Yến) (2006)
  • Trái tim nhảy múa (Vai Hà Ny) (2006)
  • Người đàn bà không ngủ (2006)
  • Chuyện thần tiên 1: Cô bé tí hon lạc vào xứ sở thần tiên (vai bà mẹ) (2007)
  • Cưới vợ cho ai (vai Như Xuyến) (2007)[13][14]
  • Yêu đi thôi (2008)[15]
  • NXNX 15: Hoàng tử Ai Cập (vai con mèo) (2007)
  • NXNX 16: Chuyện thần tiên xứ phù tang (vai bà đỡ) (2008)
  • NXNX 17: Phù đổng thiên vương (vai dân làng) (2009)
  • NXNX 17: Lá cờ thêu sáu chữ vàng (vai dân làng) (2009)
  • NXNX 18: chàng lang thang và nàng Tùy Tiện (vai tiên lóng lánh, khách Nhật Bản) (2009)
  • NXNX19: Phù thuỷ lắm chiêu (vai bé gái)
  • CNX 3: Con gái nàng tiên cá (vai tôm Mê Muội) (2009)
  • Cuộc chơi nghiệt ngã: Thư Quỳnh (2009)
  • Đùa với bóng (vai Kiều) (2009)
  • NXNX 20: Cậu bé Khoai Lang Tây và ba bà tiên (vai thần mùa đông) (2010)
  • Tơ duyên (vai Bạch Phát Ma Nữ, bà Nguyên) (2011)
  • Ngàn năm tình sử (2011)
  • Tấm da hổ (2011)[15]
  • NXNX 24: Chúa tể muuôn loài (vai khỉ pháp sư) (2012)
  • Trái tim nhảy múa (vai bà Hiền) (2012)
  • Một ngày làm vua (vai nàng tiên cá) (2012)[16]
  • NXNX 25: Hoàng tử xấu xí và cô gái tóc vàng (vai thần hạnh phúc) (2013)
  • NXNX 26: hoàng tử gấu và hạt đậu thần (vai bà tiên đậu đỏ, nấm) (2013)
  • Cưới vợ cho ai (vai Như Xuyến) (2013)
  • Hồn bướm mơ điên (vai bà Phụng Hoàng (bé Hòn)) (2013)
  • Xóm vịt trời (vai Đào) (2013)
  • Mười hai bà mụ (vai bà mụ Hoàng Thị Mộng Mười Hai) (2013)
  • NXNX 27: Cuộc chiến của ông kẹ và các bà mẹ (vai nữ thần nông nghiệp) (2014)
  • Trùm lừa (vai bà luật sư Hoàng Hôn) (2014)
  • Anten khu phố (vai Mai) (2014)
  • Linh vật hoàng triều (vai Thúy Nương) (2014)
  • Sơn ca không hót (vai Hàn Mạc Sầu) (2015)
  • Tơ duyên (vai Bạch Phát Ma Nữ, bà Nguyên) (2015)
  • Người mua hạnh phúc (vai y tá Hà) (2015)
  • Mười hai bà mụ (vai bà mụ Hoàng Thị Mộng Mười Hai) (2015)
  • Ngũ quý kỳ phùng (vai bà mẹ nghèo khó) (2015)
  • Chuyện làng quê (2015)
  • Mối tình trớ trêu (2015)
  • Vị ngọt yêu thương (2015)
  • Nghèo khôn giàu khó (2015)
  • Cái bóng của người khác (2015)
  • Tiên Nga (vai Võ phu nhân) (2017)
  • Sắc màu (vai cô Hương) (2017)
  • Tứ đại mỹ nhân (vai Lan) (2018)[17]
  • NXNX 31: Alibaba với đầy đủ 40 tên cướp với cây đèn thần của Aladdin nữa đó (vai Saphi) (2018)[18]
  • Mơ giấc tình tình (vai tiên mơ) (2019)[19]
  • Bởi vì ta yêu nhau (2019)[20]
  • NXNX 32: Truy tìm thủy long kiếm (vai bà lão) (2019)
  • Mưu bà Tú (vai Anh Thư) (2020)[21][22]
  • Ác nhân cốc (vai cô Lon) (2020)[21][22]
  • Cậu Đồng (vai Sen) (2020)
  • NXNX 33: Cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad-Đại chiến nàng Tiên Cá (vai Tiên cá Mê Sảng) (2022)
  • Cưới vợ cho ai (vai Như Xuyến) (tái diễn 2022)
  • 12 bà mụ (vai bà mụ Hoàng Thị Mộng Mười Hai) (tái diễn 2022)[23]
  • NXNX 34: Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai (vai nữ tể tưởng) (2023)
  • Giáng Hương (vai cô đào Liễu Mỹ Huệ) (2023)
  • Ngôi Nhà Trong Mây (vai cô Tươi) (2023)
  • Duyên thệ (vai bà giáo Lệ) (2023)
  • Ngũ quý tương phùng (vai bà mẹ nghèo khó) (2023)
  • Nội tình của ngoại tình (vai cô giáo Trang) (2024)

Tác giả

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vở kịch Yêu đi thôi (2008)
  • Vở kịch Tấm da hổ (2010)
  • Vở kịch Xóm vịt trời (2012)
  • Vở kịch Ngũ quý kỳ phùng (2015, 2019) (đồng tác giả với Tuấn Khôi)

Chương trình truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chương trình Thể loại Vai trò Đài Nguồn
2004, 2005 Ngày xửa ngày xưa TV show Diễn viên HTV [24]
2014 Tài tiếu tuyệt Gameshow Diễn viên HTV7 [25]
2015 Danh hài đất Việt Gameshow Diễn viên THVL1 [26][27]
2017 Phim trên THVL - Sống trong bóng đêm (Kỳ 81) TV show Khách mời THVL1 [28]
2018 Đấu trường Ẩm thực(Tập 44) Gameshow Khách mời VTV9 [29]
2020 Mỗi tuần một nhân vật - Tạp chí văn nghệ Talkshow truyền hình Khách mời HTV7 [30]
2022 Có hẹn lúc 22h Gameshow Khách mời HTV9 [31]
2023 Chuyện tối cùng sao Talkshow truyền hình Khách mời THVL [32]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hoa hậu điện ảnh (1991)
  • Huy chương bạc - Liên hoan Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh (2024)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chữ Thiền của Hương Giang”. Herworld Vietnam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ “Hoa hậu Điện ảnh Hương Giang: "Tôi không cho phép người nào làm mình đau đớn hơn nữa'”.
  3. ^ “Diễn viên Hương Giang: Sân khấu là niềm đam mê đích thực”. Dân sinh. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ “Hương Giang sợ nhất là không còn yêu được”. VnExpress.
  5. ^ “Hoa hậu Điện ảnh 1991 Hương Giang: Người Sài Gòn sống chậm”. ANTG.
  6. ^ “Cuộc sống Hoa hậu Điện ảnh 1991 Hương Giang”. ngoisao.vnexpress.net. 22 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ a b “Hoa hậu Điện ảnh Hương Giang: 'Tôi chưa tìm được bến đỗ hôn nhân mới'”. Việt Giải Trí. 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ a b sao, Ngôi. “Cuộc sống Hoa hậu Điện ảnh 1991 Hương Giang”. Ngoisao. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ a b cand.com.vn. “Hoa hậu điện ảnh 1991 Hương Giang: Người Sài Gòn sống chậm”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  10. ^ “Diễn viên Hương Giang: Sân khấu là niềm đam mê đích thực”. BAODANSINH. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ “Nghệ sĩ Ái Như, Thành Lộc đoạt HCV liên hoan sân khấu”.
  12. ^ "Mười hai bà mụ" và tác phẩm của cuộc đời”. Tạp chí Đẹp.
  13. ^ “Tết này tha hồ xem kịch!”. Tuổi trẻ.
  14. ^ "Cưới vợ cho ai" – Những khoảng lặng trong tiếng cười đầy ắp”. Tạp chí Đẹp.
  15. ^ a b “Diễn viên Hương Giang: "Tôi chỉ thiếu thời gian"”. Báo phụ nữ.
  16. ^ “Một ngày làm vua: kịch thiếu nhi khiến người lớn suy ngẫm”. thesaigontimes.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  17. ^ “Tứ đại Mỹ nhân”. Idecaf.
  18. ^ “Chuyện của chàng Alibaba”. Idecaf.
  19. ^ “Mơ giấc tình tình”. Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
  20. ^ “BỞI VÌ TA YÊU NHAU”. Công Ty TNHH Sân Khấu Nghệ Thuật Thái Dương (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  21. ^ a b “Dấu ấn duyên mùa kịch tết với Thành Hội, Ái Như, Hương Giang, Mỹ Uyên”. Tuổi trẻ.
  22. ^ a b “Nghệ sĩ Hương Giang hóa thân tinh tế trong 2 tác phẩm sân khấu đầu năm”. Người lao động.
  23. ^ “12 BÀ MỤ”. Công Ty TNHH Sân Khấu Nghệ Thuật Thái Dương (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  24. ^ “Ngày xửa... ngày xưa (nhạc kịch)”, Wikipedia tiếng Việt, ngày 28 tháng 12 năm 2022, truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2023
  25. ^ Tài tiếu tuyệt (Mùa 1) - TRUNG DÂN (P1) - HTV2, truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2023
  26. ^ THVL | Danh hài đất Việt - Tập 13: Siêu lừa - Chí Tài, Hương Giang, Thu Trang, Phi Nga, Puka, truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023
  27. ^ THVL | Danh hài đất Việt - Tập 15: Bí kíp giữ chồng - Chí Tài, Hương Giang, Ốc Thanh Vân, Thu Trang, truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023
  28. ^ THVL | Phim trên THVL - Kỳ 81: Sống trong bóng đêm: Diễn viên Hương Giang, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023
  29. ^ “Phan Ngọc Luân – Hương Giang bồi hồi nhớ kỷ niệm Noel tại Đấu Trường Ẩm Thực”. sandien24h.vn. 22 tháng 12 năm 2018.
  30. ^ Nghệ sĩ Hương Giang, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023
  31. ^ “Diễn viên Hương Giang: Nếu đàn ông muốn tự do thì đừng lấy vợ”. Báo Thanh Niên. 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  32. ^ NLD.COM.VN (16 tháng 8 năm 2023). “Hương Giang từng bị ghét cay, ghét đắng do Việt Trinh”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khóa » Dien Vien Nguyễn Hương Giang