Hương Nhu Và Những Công Dụng Chữa Bệnh - Thầy Thuốc Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Tên gọi của cây hương nhu
- 2. Mô tả cây hương nhu
- Cách nhân biết cây hương nhu ngoài tự nhiên
- Phân loại cây hương nhu
- 3. Các thành phần hóa học trong cây hương nhu
- 4. Tác dụng dược lý của cây hương nhu
- 5. Tính vị quy kinh của cây hương nhu
- Tính vị cây hương nhu
- Quy kinh cây hương nhu
- 6. Công dụng – chủ trị của cây hương nhu
- 7. Liều dùng – kiêng kỵ cây hương nhu
- 8 .Ứng dụng lâm sàng của cây hương nhu
- Trị tâm phiền, hông sườn đau bằng cây hương nhu:
- Trị lưỡi chảy máu như bị đâm bằng cây cây hương nhu:
- Trị miệng hôi bằng cây hương nhu:
- Trị vào mùa hè nằm chỗ hóng gió, hoặc ăn thứ sống lạnh, rồi sinh chứng nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đầu đau, cơ thể đau, bụng đau, chuyển gân, nôn khan, tay chân lạnh, bứt rứt:
- Trị chảy máu cam không dứt bằng cây hương nhu:
- Trị phù thủng bằng cây hương nhu:
- Trị bệnh phong thủy, khí thủy, cả người sưng phù bằng cây hương nhu:
- Trị quanh năm bị thương hàn cảm mạo bằng cây hương nhu:
- Trị trẻ nhỏ chậm mọc tóc bằng cây hương nhu:
- Trị da đầu lở bằng cây hương nhu:
- Trị thủy thủng bằng cây hương nhu:
- Trị vào mùa hè bị thương thử, cảm, sợ lạnh, phát sốt, đầu nặng, tâm phiền, không có mồ hôi:
- Trị đầu đau do thương thử, sốt, sợ lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, phiền muộn, khát nước, tiểu vàng, tiểu đỏ:
- Trị phù thủng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít:
- Trị phù thủng không có mồ hôi, tiểu đỏ, tiểu ít:
- Trị nôn mửa, tiêu chảy:
- Trị trường vị viêm cấp tính, kiết lỵ:
1. Tên gọi của cây hương nhu
Tên dân gian: Cây Hương nhu trắng, Hương nhu tía, É tía (Dược Liệu Việt Nam).
Tên Hán Việt: Vị thuốc Hương nhu còn gọi Nhu (Thổ Thiên) Hương nhung (Thực Liệu Bản Thảo), Bạch hương nhu (Bản Thảo Đồ Kinh), Hương thái (Thiên Kim Phương), Mật phong thảo (Bản Thảo Cương Mục), Hương nhu, Hương đu, Mậu dược, Thạch giải, Sơn ông, Nhưỡng nhu, Cận như, Nô dã chỉ, Thanh lương chủng (Hòa Hán Dược Khảo), Trần hương nhụ, Hương nhự (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Tên khoa học: Ocimum gratissmum Linn
- Họ khoa học: Họ Hoa Môi (Lamiaceae).
2. Mô tả cây hương nhu
Cách nhân biết cây hương nhu ngoài tự nhiên
Cây hương nhu là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo cao 1 – 2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây còn non thì 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi già thân trở thành nâu.
Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới.
Cây hương nhuCụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi, nhụy 4 rồi ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 7.
Phân loại cây hương nhu
1- Hương nhu trắng: Thân và cành hình vuông có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, hình trứng nhọn, mặt trên màu lục xám mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông ngắn và mịn, mép khía răng, gân hình lông chim, có cuống dài. Hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim co, thường rụng nhiều chỉ còn lại đài. Toàn cây có mùi thơm.
2- Hương nhu tía: Thân hình vuông, chặt thành từng đoạn dài chừng 40cm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu tím có nhiều nếp nhăn dọc và lông mịn. Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo, hình trứng nhọn, có cuống dài, mép khía răng, gân hình lông chim, mặt trên màu nâu, mặt dưới màu nâu nhạt, có các tuyến nhỏ lõm xuống, hai mặt đều có lông ngắn. Hoa màu nâu nhạt hình môi mọc thành xim co, đôi khi một số hoa, lá đã rụng chỉ còn cành. Đài hoa tồn tại đựng quả bế tư nhỏ (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
3. Các thành phần hóa học trong cây hương nhu
- Cavacrol 10,15%, Transbergamotene 10,90%, b-Caryophyllene 10,93%, Thymol 9,82%, Humulene 11,83%, b-Bisabolene 12,64%, Terpinene-4-Ol 7,19%,g-Terpinene 4,35%, p-Cynmene 4,06%, Camphene 2,62%, a-Pinene 1,23%, b-Farnesene 0,25%, Limonene 0,15% (Trương Cấn Ôn, Trung Thảo Dược 1990, 21 (3): 138).
- Elshotzidol (Chinese Herbal Medicine).
4. Tác dụng dược lý của cây hương nhu
- Tác dụng giải nhiệt: Hương nhu (dùng sống) 30g/kg, sắc, rót vào dạ dầy chuột, uống lần thứ nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt (Vi Lực, Thành Đô Trung Y Học Viện Học Báo 1992, 15 (2): 95).
- Tác dụng trấn thống, giảm đau: Dầu Thạch Hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạ dầy chuột nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
- Nước sắc Thạch hương nhu có tác dụng trấn tỉnh chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
- Dầu Thạch Hương nhu liều 190mg/kg cho uống liên tục 7-8 ngày, thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch (Trạm Vệ Sinh Phòng Dịch tỉnh Hành Dương, Trung Thảo Dược thông Báo 1973,(1): 44).
- Tác dụng kháng khuẩn: Dầu Thạch hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn (Chen Chi Pien và cộng sự, Sinh Dược học tạp Chí [Nhật Bản], 1987, 41 (3): 215).
5. Tính vị quy kinh của cây hương nhu
Tính vị cây hương nhu
- Vị cay, tính hơi ôn (Biệt Lục).
- Vị đắng, cay, khí hàn, khí nhẹ (Bản Thảo Chính).
- Vị cay, ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).
- Vị cay, tính hơi ấm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Vị cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh cây hương nhu
- Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
- Vào kinh túc Dương minh Vị,túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).
- Vào kinh túc Thiếu dương Đởm, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải).
- Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị, Phế, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Vào Phế và Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
6. Công dụng – chủ trị của cây hương nhu
- Tán thủy thủy, chủ hoắc loạn, bụng đau, nôn mửa (Biệt Lục).
- Chủ cước khí hàn thấp (Bản Thảo Cương Mục).
- Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, hành thủy (Trung Dược Học).
- Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, tán thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Tán hàn, giải biểu, kiện Vị, lợi niệu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
7. Liều dùng – kiêng kỵ cây hương nhu
Liều dùng: 8 – 20g.
8 .Ứng dụng lâm sàng của cây hương nhu
Trị tâm phiền, hông sườn đau bằng cây hương nhu:
Cây Hương nhu gĩa nát, ép lấy 2 chén nước cốt uống (Trửu Hậu phương).
Trị lưỡi chảy máu như bị đâm bằng cây cây hương nhu:
Cây Hương nhu ép lấy một chén nước cốt uống (Trửu Hậu phương).
Trị miệng hôi bằng cây hương nhu:
Cây Hương nhu 1 nắm, sắc đặc để súc miệng (Thiên Kim Phương).
Trị vào mùa hè nằm chỗ hóng gió, hoặc ăn thứ sống lạnh, rồi sinh chứng nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đầu đau, cơ thể đau, bụng đau, chuyển gân, nôn khan, tay chân lạnh, bứt rứt:
Cây Hương nhu 480g, Hậu phác (sao nước gừng), Bạch biển đậu (sao), mỗi vị 280g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm 2 chén nước, nửa chén rượu, sắc lấy 1 chén,để nguội, uống liên tục 2 lần là kiến hiệu (Hương Nhu Ẩm-Hòa Tễ Cục phương).
Trị chảy máu cam không dứt bằng cây hương nhu:
Cây Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống 4g (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị phù thủng bằng cây hương nhu:
Dùng bài ‘Hương Nhu Tiễn’ của Hồ Hạp cư sĩ:Hương nhu khô 10 cân, gĩa nát, bỏ vào nồi, đổ nước ngập quá 3 tấc, nấu cho ra hết khí vị, rồi gạn cho trong, lại đốt lửa nhỏ cô lại cho tới khi viên được. Làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần,tăng dần thêm cho tới khi lợi tiểu là được (Bản Thảo Đồ Kinh).
Trị bệnh phong thủy, khí thủy, cả người sưng phù bằng cây hương nhu:
Cây Hương nhu 1 cân, đổ nước nấu cho thật nát, bỏ bã lọc trong, rồi cô thành cao, thêm 40g Bạch truật (tán bột) trộn vào làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên với nước cơm, ngày 5 lần, đêm một lần. Uống cho đến khi lợi tiểu là được (Nhu Truật Hoàn – Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị quanh năm bị thương hàn cảm mạo bằng cây hương nhu:
Cây Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống lần 8g với Rượu nóng (Vệ Sinh Giản Dị Phương).
Trị trẻ nhỏ chậm mọc tóc bằng cây hương nhu:
Cây Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo, bôi hàng ngày vào đầu (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
Trị da đầu lở bằng cây hương nhu:
Cây Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo và Hồ phấn, bôi (Tử Mẫu Bí Lục).
Trị thủy thủng bằng cây hương nhu:
Cây Hương nhu làm quân, hợp với Nhân sâm, Truật, Mộc qua, Phục linh, Quất bì, Bạch thược, Xa tiền tử, rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
Trị vào mùa hè bị thương thử, cảm, sợ lạnh, phát sốt, đầu nặng, tâm phiền, không có mồ hôi:
Cây Hương nhu 8g, Hậu phác 8g, Biển đậu 12g. sắc uống (Hương Nhu Ẩm – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đầu đau do thương thử, sốt, sợ lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, phiền muộn, khát nước, tiểu vàng, tiểu đỏ:
Cây Hương nhu, Cát căn, Ngư tinh thảo, Điền cơ hoàng, Thập đại công lao, mỗi thứ 12g, Thạch xương bồ 8g, Mộc hương 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phù thủng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít:
Cây Hương nhu, Bạch truật, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phù thủng không có mồ hôi, tiểu đỏ, tiểu ít:
Cây Hương nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu thảo 16g, Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị nôn mửa, tiêu chảy:
Cây Hương nhu, Tử tô, Mộc qua đều 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trường vị viêm cấp tính, kiết lỵ:
Cây Hương nhu, Hồng lạt liệu, Thanh hao, đều 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Thaythuocvietnam.vn sưu tầm
Từ khóa » Cây Hương Nhung
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Hương Nhu - Vinmec
-
Cây Hương Nhu: Đặc điểm, Tác Dụng Dược Lý, Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Cây Hương Nhu Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời
-
Hương Nhu Tía: Tìm Hiểu Công Dụng Của Cây Thuốc Trong Vườn Nhà
-
9 Công Dụng Tuyệt Vời Từ Cây Hương Nhu Tía ít Người Biết
-
12 Tác Dụng Của Cây Hương Nhu Người Nông Thôn Vẫn Thường Dùng
-
Hương Nhu Trị Cảm Sốt
-
Hương Nhu Công Dụng Hữu ích Trong điều Trị Cảm, Hôi Miệng, Rụng Tóc
-
Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Hương Nhu Tía | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Khám Phá 8 Lợi ích Của Lá Hương Nhu Tía - Hello Bacsi
-
Công Dụng Hương Nhung | địa Chỉ Bán Hương Nhung
-
Cây Hương Nhu
-
Cây Hương Nhu Có Tác Dụng Gì? Liều Lượng Dùng Phù Hợp Và Những ...