Hương Phụ (cỏ Cú, Cỏ Gấu) Chữa đau Bụng Kinh, đau Bao Tử ợ Hơi ...

Vị thuốc hương phụ có tác dụng gì? Dân gian có câu: “Nam bất thiểu trần bì – Nữ bất ly hương phụ“. Đó là vì hương phụ (hay còn gọi là củ cỏ cú, củ cỏ gấu) là vị thuốc chuyên điều trị các bệnh phụ khoa như viêm tử cung mạn tính, đau bụng kinh, …

Cây cỏ cú (cỏ gấu)
Cây cỏ cú (cỏ gấu)

Ngoài ra, hương phụ còn điều trị được nhiều loại bệnh thường gặp khác ở cả nam và nữ.

Nội dung chính ⇒

Toggle
  • Hương phụ (cỏ cú, cỏ gấu) là vị thuốc gì?
  • Hương phụ (cỏ cú, cỏ gấu) có tác dụng gì?
  • Cách dùng hương phụ làm thuốc
  • Bài thuốc chữa khí huyết kém và đau bụng kinh

Hương phụ (cỏ cú, cỏ gấu) là vị thuốc gì?

Cây cỏ cú (cỏ gấu) là một loại cỏ mọc hoang, thường thấy trên ruộng, trên đường đi, bãi bờ… và có tên khoa học là Cyperus rotundus (1).

Cây này có phần thân rễ nằm dưới đất và phình to thành củ. Đây cũng là bộ phận được dùng làm thuốc với tên gọi trong Đông y là “hương phụ”.

Hương phụ (củ cỏ cú, cỏ gấu) có tác dụng gì
Hương phụ (củ cỏ cú, cỏ gấu)

Khi dùng làm thuốc, ta đào lấy củ, cắt bỏ các rễ con rồi đem phơi khô (tùy từng loại bệnh mà khi dùng thì đem chế với giấm, rượu, muối hoặc nước tiểu trẻ con…, sau đó mới nấu lấy nước uống).

Hương phụ (cỏ cú, cỏ gấu) có tác dụng gì?

Theo tư liệu y học cổ truyền thì hương phụ có tính ấm và có các công dụng chủ đạo là: hành khiếu, giảm đau, thông kinh (giúp điều kinh), thúc ra mồ hôi, khai uất kết và tiêu sưng, tiêu trướng.

Trong quyển Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, trang 509, lương y Võ Văn Chi đã thống kê 7 công dụng làm thuốc của hương phụ, đó là:

  1. Chữa đau bụng kinh.
  2. Chữa đau bao tử (đau dạ dày có kèm ợ hơi và ợ lên nước chua).
  3. Chữa viêm tử cung mạn tính.
  4. Giúp dễ tiêu hóa.
  5. Giúp giảm cơn buồn nôn.
  6. Chữa đau bụng do tiêu chảy hoặc kiết lỵ.
  7. Dùng trong trường hợp tụ máu bầm và tổn thương do té ngã.
Vị thuốc hương phụ
Vị thuốc hương phụ

Cách dùng hương phụ làm thuốc

Mỗi ngày, lấy từ 6 – 12 g hương phụ (củ cỏ gấu, cỏ cú đã phơi khô), đem nấu nước uống (hoặc xay thành bột rồi hòa với nước và uống).

Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi dùng hương phụ làm thuốc, đó là:

  • Nếu dùng để cầm máu thì phải sao đen rồi mới sắc.
  • Nếu dùng chữa các bệnh về máu huyết thì phải tẩm với nước muối rồi mới sao lên cho ráo, sau đó mới nấu uống.
  • Nếu dùng để giáng hỏa khí (hạ khí nóng trong trường hợp bốc nóng) thì phải tẩm với nước tiểu trẻ con rồi mới sao lên.
  • Nếu dùng để làm tan máu ứ (huyết ứ) hay u báng, tích tụ trong cơ thể… thì phải tẩm với giấm rồi mới sao lên.
  • Nếu dùng để làm tan đàm, chữa chứng đàm nước ứ đọng và khí trệ thì phải tẩm với rượu rồi mới sao lên rồi nấu uống.

Bài thuốc chữa khí huyết kém và đau bụng kinh

Bài thuốc này hội tụ nhiều vị thuốc trị bệnh phụ nữ như: hương phụ (tức củ cỏ cú, cỏ gấu, 20 g), ngải diệp (tức ngải cứu, 10 g), nhân trần (15 g) và ích mẫu (cũng 15 g).

Cách dùng: lấy 4 vị thuốc trên nấu với nửa lít nước, khi thấy nước rút còn 150 ml thì chắt ra chén, đợi nguội và uống.

Xem thêm: Cỏ mần trầu chữa bệnh gì? 13 tác dụng của cỏ mần trầu

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Từ khóa » Cỏ Cú Trị Bệnh Gì