Hương Thảo, Loại Cây Cỏ Thơm Làm Gia Vị Và Làm Thuốc
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, trên các diễn đàn online, đặc biệt là trên các hội nhóm thích trồng cây trên Facebook, mọi người chia sẻ rất rôm rả về cây hương thảo: từ cách chọn cây giống, cách nhân giống qua từng kinh nghiệm cá nhân cho đến cách thay đất, đổi chậu, cách pha trộn đất trồng, cách chọn phân…và cả cách chọn hướng nắng. Trên nhiều tuyến đường, những người bán cây dạo thỉnh thoảng cũng chở theo rất nhiều hương thảo, chậu nào cũng xanh mướt xum xuê, trông rất bắt mắt.
Mặc dù loài cây này tương đối khó trồng nhưng nhiều người, vì sở thích, vẫn cố gắng sao cho có được một chậu cho riêng mình. Vậy, cây hương thảo có những ưu điểm gì mà lại được yêu quý đến vậy?
Vẻ ngoài đáng yêu và hương thơm quyến rũ
Hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus officinalis, thuộc họ Hoa môi: Lamiaceae (1).
Hương thảo đáng yêu ở những nhành cỏ xanh um, những chiếc lá thon dài yểu điệu, xếp đều nhau và những bông hoa màu lam tím dịu dàng. Vì vậy, chỉ cần một cái chậu nho nhỏ và thoát nước tốt, bạn đã có thể trồng hương thảo và đặt nó gọn gẽ ở một góc nhà. Tuy nhiên, bạn nên chọn nơi có gió nhẹ và có nắng sớm chiếu vào (hương thảo không hợp với nắng chiều). Như vậy, không khí trong nhà bạn sẽ trong lành hơn.
Mặc dù hương thảo không phải là loài cây đuổi muỗi thần thánh như nhiều người đồn thổi nhưng nó là loài cỏ “chạm đến là thơm”. Và chính mùi thơm này, khi bạn quơ tay qua lại lên các nhành hương thảo rồi luồn qua kẽ tóc thì mái tóc bạn cũng đã được ướp hương. Với những người làm việc văn phòng hay thường chịu áp lực từ công việc, mùi hương của loại cỏ này sẽ giúp bạn xoa dịu nhanh chóng sự căng thẳng, giúp tâm trí trở nên thư thái, nhẹ nhàng.
Có lẽ bạn cũng thấy cây hương thảo (Rosemary) nhìn khá giống cỏ xạ hương (Thyme), phải không ạ?. Cũng như cỏ xạ hương, hương thảo là cây gia vị quen thuộc trong các món ăn ở nhà hàng (như thịt hầm, súp, các món ướp, nướng… ). Cây có vị cay nồng và có thể dùng tươi hay khô đều được. Bạn đã thử lấy hương thảo kẹp vào bánh mì thịt thay cho ngò rí chưa?
Cây hương thảo – nước tắm thảo mộc mùa xuân
Từ lâu, mùi hương đã được xem như một liệu pháp trị liệu. Người ta dùng những cây cỏ có hương thơm để ngửi, để xông, để nấu nước tắm gội… , để làm thuốc và đồng thời, họ cũng trồng để làm sạch không khí và tạo hương thơm mát quanh nhà. Trong các loài cây cỏ có hương thơm ấy, có thể kể đến hương thảo mà ngay từ tên gọi, loại cây này cũng đã cho thấy đặc trưng của nó: một loại cỏ thơm (tinh dầu hương thảo có hương thơm như hòa lẫn giữa long não và thông).
Theo trang suckhoedoisong.vn, hương thảo, oải hương và bạc hà là bộ ba kết hợp tuyệt vời. Chỉ cần cho vào bồn tắm 2 giọt tinh dầu hương thảo, 2 giọt tinh dầu bạc hà và 5 giọt tinh dầu oải hương là bạn đã có nước tắm thảo mộc giúp thư giãn tinh thần nhờ hương thơm dịu dàng, sảng khoái (3).
Một số công dụng của cây hương thảo
Được biết, tinh dầu có trong lá và cành của cây hương thảo có các tác dụng như:
- Thư giãn tinh thần, làm dịu cơn đau.
- Giúp ra mồ hôi, bổ trợ tiêu hóa.
- Chống viêm, giải độc và thúc đẩy bài tiết mật.
- Ức chế Aflatoxine (chất có thể gây ung thư)…
Vì vậy, ngoài cách dùng làm ẩm thực, hương thảo còn được ngâm rượu hoặc hãm lấy nước uống.
Ngâm rượu hương thảo: Để ngâm rượu hương thảo, bạn cần chọn những cành xanh tươi, bẻ lấy lá phơi khô rồi ngâm với rượu trắng 40 độ (theo tỉ lệ 200 g lá khô : 1 lít rượu). Lưu ý, rượu này không nên uống nhiều, mỗi ngày chỉ uống hai lần và mỗi lần uống khoảng 2 ml (pha với nước), như vậy sẽ giúp thúc đẩy tiêu hóa, làm thư giãn thần kinh và tăng cường sức khỏe.
Làm trà uống: Bên cạnh cách ngâm rượu, hương thảo còn được dùng uống như trà với tác dụng lợi tiểu, làm tăng huyết áp, tăng tuần hoàn máu và thúc đẩy tiết mật.
Cách dùng : Lấy lá hương thảo phơi khô rồi hãm uống như trà (mỗi lần dùng 2 – 3 g lá, mỗi ngày có thể uống vài ba lần như vậy).
Ngoài các tác dụng trên, hương thảo còn được biết đến là loại cỏ:
– Làm thơm miệng, điều trị viêm tuyến nước bọt và loét miệng (súc miệng).
– Kích thích mọc tóc (thoa nước hãm lên da đầu).
– Làm lành các vết thương bị nhiễm trùng (rửa bằng nước hãm) (3).
Tham khảo: Cây kim tiền thanh lọc không khí, tốt cho tài lộc và lưu ý về độc tínhLưu ý khi dùng cây hương thảo
- Cũng như nhiều loại cây cỏ có tinh dầu khác, hương thảo chỉ nên dùng với lượng vừa phải, không nên dùng quá liều vì có thể gây ra co thắt, chóng mặt… (1).
- Trẻ sơ sinh, trẻ em, những người có cơ địa nhạy cảm hoặc bị động kinh không nên dùng (3).
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên dùng (tinh dầu hương thảo có thể gây sảy thai) (3).
▼ Nguồn tham khảo
- Hương thảo, https://vi.wikipedia.org/wiki/Hương_thảo, ngày truy cập: 28/11/2019.
- Nước tắm thảo mộc mùa xuân, https://suckhoedoisong.vn/nuoc-tam-thao-moc-mua-xuan-n12022.html, ngày truy cập: 28/11/2019.
- Công dụng tuyệt vời từ cây hương thảo, https://suckhoedoisong.vn/cong-dung-tuyet-voi-tu-cay-huong-thao-n124398.html, ngày truy cập: 28/11/2019.
Từ khóa » Tác Dụng Cỏ Hương Thảo
-
Công Dụng Tuyệt Vời Từ Cây Hương Thảo
-
Tác Dụng Của Cây Hương Thảo đối Với Sức Khỏe • Hello Bacsi
-
Cây Hương Thảo Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Cây Hương Thảo: Loại Gia Vị Có Nhiều Tác Dụng Chữa Bệnh - YouMed
-
Cây Hương Thảo Và #18 Tác Dụng Có ích Trên Toàn Thế Giới
-
4 Cách Dùng Cây Hương Thảo đuổi Muỗi Trong Nhà Dễ đến Không Ngờ
-
Cây Hương Thảo - Tác Dụng Và Các Bài Thuốc Hay Trị Bệnh Từ Dược Liệu
-
6 Tác Dụng Kỳ Diệu Của Cây Hương Thảo (Rosemary) • Leep.app
-
Những Lợi ích Của Cây Hương Thảo Cho Sức Khỏe
-
Cây Hương Thảo: Khi Gia Vị được Dùng để Chữa Bệnh
-
Cây Hương Thảo Là Cây Gì? Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Hương Thảo: Đặc điểm, Tác Dụng Và Cách Trồng
-
Cây Hương Thảo, 'thần Dược' Trường Thọ Của Người Địa Trung Hải
-
Cây Hương Thảo Và Những Tác Dụng Bất Ngờ