Hướng Về Một Nền Hoà Bình Vĩnh Cửu (III) - KIM THEM DO
Immanuel Kant
Đỗ Kim Thêm dịch
PHỤ ĐÍNH I
CÁCH BẢO ĐẢM CHO MỘT NỀN HOÀ BÌNH VĨNH CỮU
Quyền lực của thiên nhiên, một nghệ sĩ vĩ đại, mang lại sự bảo đảm quan trọng, mà vận hành cơ chế thiên nhiên thể hiện mục tiêu là hòa giải qua tranh chấp của con người, kể cả đi ngược lại ý muốn của con người. Cũng chính vì mục tiêu này mà sự bảo đảm cũng là một cách cưỡng chế của luật hậu quả mà ta không biết nguyên nhân, một loại định mệnh. Khi cân nhắc mục tiêu này trong tiến trình của thế giới, thì ta gọi là Tiền Định[1], vì nó biểu hiện minh triết sâu xa của một nguyên nhân cao cả hướng về cứu cánh khách quan của nhân loại và định sẳn trong tiến trình thế gian. Thực ra, ta không nhận ra được Thiên ý là công trình của thiên nhiên để kết luận, nhưng (cũng như trong mối quan hệ hình thức của sự vật với mục tiêu chung), ta không thể giảm bớt đi suy luận về các công trình này. Ta có thể và cần phải thêm tư tưởng của mình để đem lại cho khái niệm một khả năng mới bằng cách suy luận tương tự với công trình nghệ thuật của con người, theo thực tế, có phép lạ xãy ra, mặc dù những biến động này thực ra không đáng được gọi là như thế), ước muốn nhận chân phép lạ này là do những tính toán thiếu khôn ngoan nơi con nguời; người ta có thể vô lý và cao ngạo để kết luận rằng đây là một biến cố đặc biệt từ một nguyên tắc đặc biệt của nguyên nhân tác động, (mà biến cố này là mục tiêu và không đơn thuần là một hậu quả phụ thuộc cơ chế của thiên nhiên, do mục tiêu khác mà ta không biết đến) dù ngôn ngữ diễn đạt có thành khẩn và khiêm tôn đến đâu đi nửa.
Ngay trong sự phân chia Thiên Ý, dù trong tổng quát hay dị biệt, (nếu xét theo vật chất) dựa theo mối quan hệ đến đối tượng của thế gian, (thí dụ như cho là có thiên ý nhầm duy trì tạo vật, nhưng lại để tùy thuộc vào sự tình cờ của con người) thì đây là điều sai lầm và tự mâu thuẫn, vì ta có thể goị chung ở đây là ý định mà không nghĩ đến loại trừ một đặc điểm đặc biệt nào. –
Có lẽ về điểm này người ta có ý phân chia Thiên Ý ở đây (theo quan điểm hình thức) , tùy theo cách thực hành các ý định này. Cụ thể là những gì goị lả bình thường, (thí dụ như sự sinh và diệt của thiên nhiên hằng năm qua sự thay đổi của thời gian), những gì gọi là bất thường, (thí dụ trồng thêm gỗ ở khu ven biển, nơi do nước biển mà cây không mọc được và cư dân không có cây không sống được).
Dù ta có thể lý giải nguyên nhân các hiện tượng này theo vật lý, (thí dụ như ở các bờ sông của nước ôn đới, được rừng cây bao bọc, có cây rơi xuống và giòng nước cuốn xa hơn), ta không thể bỏ qua mục tiêu nhằm chỉ rõ cách khôn ngoan trong việc chế ngự thiên nhiên.
Đối với những khái niệm thông dụng trong lý thuyết về sự thêm sức của Thiên Chúa đem lại kết qủa trong thế giới giác quan, khái niệm này phải bỏ đi. Khi kết hợp hai khái niệm dị biệt để giải thích bổ sung về một nguyên nhân toàn diện làm thay đổi thế giới, cho là Thiên Ý đã xác định tiến trình của thế gian, đây là lối giãi thích thiếu sót. Thí dụ như sau Thiên Chuá thì bác sĩ trị lành bệnh là người phụ việc cho Thiên Chúa, thì điều này thứ nhất là tự mâu thuẩn. Thiên Chuá là người tạo ra bác sĩ và những phương thức trị liệu. Khi chúng ta muốn tìm hiểu căn gốc mà chúng ta không hiểu được về mặt lý thuyết, thì ta phải gán thêm vai trò Thiên chúa với hậu quả này trong tính cách tổng thể. Hoặc là ta quy trách toàn bộ cho vị Bác sĩ, nếu ta có thể đặt những diễn biến này trong một chuổi những nguyên nhân và giải thích nó theo quy luật thiên nhiên.
Thứ đến, lối suy nghĩ này xoá đi những nguyên tắc chung để xác định về hậu quả. Nhưng trong ý định đạo đức thực tiễn (mà cũng nhằm hướng về một thế giới siêu hình), thí dụ như niềm tin là Chúa có những phương tiện mà chúng ta không hiểu được, sẽ bổ sung những thiếu sót về những bất công đối với chúng ta, nhưng chỉ khi nào ta có những thiện ý thuần thành và luôn nỗ lực hướng thiện; khái niệm về sự thêm sức của Thiên Chuá hoàn toàn thích hợp mà còn cần thiết. Người ta phải tự hiểu rằng không ai phải cố lý giải từ trong một hành vi tốt đẹp (như là một diển biến trong thế gian qua việc thêm sức) hàm chứa một kiến thức lý thuyết nào đó sẳn có về siêu hình mà hậu qủa của suy nghĩ này là vô lý.
Suy luận của lý trí đề ra mối quan hệ hòa hợp với cứu cánh này (mục tiêu đạo đức) cho thấy nếu theo lý thuyết, tư tưởng là thừa, mà theo thực tế, thì được coi như có nền tảng vững chắc cho lý thuyết, (thí dụ ta so khái niệm nghiã vụ đối với một nền hòa bình vĩnh cữu để sử dụng trong mục tiêu này, một cơ chế thiên nhiên).
Khi sử dụng từ „thiên nhiên” một cách đơn giản, thuần về lý thuyết và không quan hệ đến tôn giáo như ở đây, thì thiên nhiên sẽ phù hợp hơn đối với lý trí con người (khi ta nhìn mối quan hệ giữa hậu quả và nguyên nhân trong mức độ giới hạn của kinh nghiệm) và khiêm tốn hơn lối diễn đạt Tiền định. Tiền định là lối diễn đạt tiên đoán về Thiên ý mà ta có thể nhận ra được, giúp cho ta tự phụ được chắp đôi cánh của Icare[1] để tiến gần đến những bí mật mà ta không tìm ra được nguyên nhân.
Để xác định sự bảo đảm mà thiên nhiên đem lại, điều cần thiết trước tiên là ta nên xem thiên nhiên tạo ra những tác nhân nào, giữ vai trò quan trọng gì trên sân khấu này, để đem lại bảo đảm cần thiết cho hoà bình. – Nhưng sau đó ta xem phương cách bảo đảm là điều chủ yếu nhất
Cách tổ chức tạm thời của thiên nhiên như sau:
1. Cung ứng cho con người trên địa cầu có thể sống được;
2. Khi bị chiến tranh phân tán khắp mọi nơi, ngay cả những vùng không thể định cư được, thiên nhiên tạo điều kiện cho dân sống được;
3. Thiên nhiên có cách cưỡng chế bắt người dân ít nhiều phải trọng luật. –
Trong sa mạc lạnh bên bờ biển Bắc cực cũng có rêu mọc dưới tuyết để làm thức ăn cho con lộc hoặc có xe kéo cho sắc dân Ostjake[1] hay Samodejeden[1]; trong vùng sa mạc bẩn thiếu cũng có lạc đà, dường như được sinh ra để làm phương tiện di chuyển và không thể coi là vô ích, đó là điều ngạc nhiên. Nhưng mục tiêu này càng hiển nhiên khi người ta đoan chắc rằng ngoài các thú có lông bên cạnh bờ biển Bắc cực còn có hải cẩu, hà mã và cá ông, mà thịt dùng làm thực phẩm và dầu làm hơi đốt để sưởi cho dân cư.
Nhưng đáng ngạc nhiên nhất là sự trù liệu của thiên nhiên nhằm cung ứng gỗ nổi trôi đến, tại những vùng không thảo mộc mà không ai biết nó đến từ đâu; mà không có gỗ thì sẽ không có vật liệu để làm xe, vũ khí hay lều trú ngụ, nơi mà dân chúng phải chống lại thú hoang để sống an lành là đủ mệt. Những động lực thúc đẩy trong các khu vực này không gì khác hơn là chiến đấu. Một phương tiện chiến đấu đầu tiên của con người học được trong thời kỳ định cư trên trái đất đối với các thú vật là tìm cách làm thuần hóa ngựa; (voi thuộc về thời kỳ sau này; thời kỳ mà nhà nước đã được thành hình và biết đến các thứ xa xỉ), cũng như nghệ thuật trồng trọt một vài loài gọi là loài thảo mộc và ngũ cốc như ta hiện nay không còn biết những đặc điểm nguyên thủy, cũng như cách lai giống và cải thiện các loại trái cây bằng cách tháp (có lẽ ở châu Âu có hai loại là bom và táo hoang) chỉ có thể đạt được trong những nơi mà nhà nước thành hình khi các quyền tư hữu về đất đai được bảo vệ; –
Sau khi con người sống trong một tình trạng tự do không luật pháp qua các thời kỳ săn bắn[1], đánh cá, chăn nuôi rồi định canh; con người sau đó khám phá ra muối và sắt, đây có lẽ là những mặt hàng đầu tiên trao đổi thương mại lan rộng giữa các dân tộc. Nhờ đó mà mối quan hệ hòa ái với nhau được lập ra, kể cả với các dân tộc khác ở các nơi xa xôi hơn cũng đạt được qua sự đồng thuận, tính cộng đồng và hòa bình.
Khi thiên nhiên lo cho con người có thể sống khắp mọi nơi trên trái đất, cùng lúc thiên nhiên cũng muốn một cách độc đoán rằng con người phải sống khắp mọi miền, ngay khi trái với khuynh hướng của mình;[1] cưỡng chế này không đặt bổn phận ràng buộc theo luật đạo đức, nhưng để đạt mục tiêu này, thiên nhiên đã chọn chiến tranh là phương tiện thay vì theo đạo đức. Cụ thể là khi ta thấy các dân tộc cùng một nguồn gốc sẽ có cùng một ngôn ngữ, thí dụ như dân Samojeden ở Bắc cực và một sắc dân khác cùng ngôn ngữ tương tự ở những cách đó hơn hai trăm dặm thuộc vùng núi Altai. Giữa hai sắc dân này có một sắc dân khác là mongol, biết cỡi ngựa và hiếu chiến và có một phần của sắc dân này bị đẩy ra xa khỏi vùng Bắc cực, ở nơi không thể sống được, mà chắc một điều là sự trãi rộng này không theo ý muốn của họ.
Cũng giống như người Phần Lan ở vùng cực bắc của châu Âu, mà ta gọi ngày nay là sắc dân Lappe, dù hiện nay bị ngăn cách địa lý với nước Hung, cách biệt này do sự thâm nhập của hai sắc dân gothische va sarmatische, nhưng ngôn ngữ của họ có liên hệ với Hung. Động lực thúc đẩy dân Esquimos ở miền Bắc (có lẽ họ là những kẻ phiêu lưu nhất của châu Âu; một sắc dân mà khác hẳn với người châu Mỹ trong mọi trường hợp) và dân Pescheras ở miền Nam châu Mỹ đến những vùng có lửa không gì khác hơn là chiến tranh, mà nó chính là phương tiện để định cư nơi khác.
Nhưng chiến tranh tự nó không cần những động cơ đặc biệt, ngược lại nó đã gắn liền vào bản chất của con người, ngay khi nhân danh một cái gì đó cao cả hơn là danh dự cá nhân hay tư lợi. Lòng can đảm chiến đấu (trong thời kỳ hoang sơ của châu Mỹ hay trong thời kỳ của các hiệp sĩ ở châu Âu) được nhận xét không vì cuộc chiến (được xem là chính nghĩa), mà là giá trị cao cả, mục tiêu thường là để biểu hiện lòng can đảm. Chiến tranh có một giá trị nội tại mà triết gia ca ngợi như là thăng hoa những cao cả nơi con người và quên đi một tục dao của người Hy Lạp là chiến tranh thì tàn bạo vì làm cho con người độc ác hơn thay vì làm giảm đi. Khi thiên nhiên chỉ theo mục tiêu riêng biệt, thì nhìn con người cũng chi là môt loài thú vật.
Bây giờ vấn đề liên hệ đến chủ đích của một nền hòa bình vĩnh cữu được đặt ra: Thiên nhiên sẽ làm gì trong ý định này, khi lý trí của con người đề ra nghĩa vụ cho mục tiêu này, mà hậu quả là trở thành ý hướng đạo đức; làm sao thiên nhiên bảo đảm được khi người ta phải hành động theo quy luật tự do, nhưng họ lại không làm, họ chỉ làm những gì qua sự cưỡng chế của thiên nhiên và không hại đến quyền tự do. Việc làm này là phù hợp với ba mối quan hệ trong luật công là luật quốc gia, luật quốc tế và luật phổ quát về dân quyền. Khi tôi nói là thiên nhiên muốn là việc này hay việc khác xảy ra, nhưng không nghĩa là thiên nhiên áp đặt cho chúng ta một nghĩa vụ phải làm, (vì đó là do lý trí thực tiễn không bị cưỡng chế), và thiên nhiên tự tạo ra dù chúng ta muốn hay là không.
1.Nếu vì nội bộ bất đồng mà một dân tộc không bị cưỡng chế phải tuân thủ luật pháp chung, thì cuộc chiến do ngoại xâm sẽ làm được việc này. Thực ra, ngoài những công trình thiên nhiên như đã kể ở trên, khi mỗi dân tộc thấy mình bị đàn áp bởi dân tộc láng giềng, thì trong nội bộ phải tạo thành một nhà nước mạnh về quân sự để chống lại.
Một hiến pháp theo thể chế cộng hòa là cách duy nhất hoàn toàn phù hợp với nhân quyền, loại hiến pháp này không những có khó khăn thành lập và duy trì. Nhiều người cho rằng quốc gia này phải là thiên thần, vì con người với khuynh hướng vị kỷ không có khả năng tạo ra một loại hiến pháp mang hình thức quá cao cả này. Tuy thế, thiên nhiên sẽ giúp tạo nên một ý chí chung. Nhờ dựa trên lý trí để xét đoán mà ý chí này được tôn vinh, và cũng chính vì theo khuynh hướng ích kỷ nên lại thiếu thực lực trong thực tế. Do đó, nên cần có một tổ chức nhà nước tốt (hiển nhiên là trong phạm vi khả năng của con người), với sức mạnh của nhà nước làm xoay chuyển các sức chống nhau thành sức chung để chống lại hoặc chế ngự những hậu quả phá hoại của ngoại xâm. Nhưng thành quả của lý trí không thể đề cập khi các sức đối kháng này không xảy ra ở đây. Đối với con người, dù không bị buộc thành con người đạo đức, nhưng do cưỡng chế thành một công dân tốt.
Vấn đề thiết lập nhà nước có thể giải quyết được dù có nhiều khó khăn, ngay cả đối với một dân tộc quỷ quái (khi sắc dân này chỉ có thông minh) và giải pháp như sau: “Kết hợp một số người có lý trí cùng đòi hỏi về một quy luật cho sự duy trì chung để tạo ra hiến pháp, tuy rằng mỗi người lại có khuynh hướng bí mật muốn thoát ra khỏi cưỡng chế. Dù trong ý riêng của họ là chống nhau, nhưng họ vẫn ràng buộc nhau để trong thái độ công khai mà họ muốn là giữ được thành quả và không cho thấy có ác cảm nhau”. Vấn đề như thế phải được giải quyết. Vì vấn đề là không đòi hỏi sự cải thiện đạo đức nơi con người mà do cơ chế thiên nhiên, chỉ có hiểu biết cơ chế này làm như thế nào để định hướng nó cho con người để sử dụng, nhằm hóa giải những ý định thù nghịch bằng cách buộc con người tuân phục nhau theo luật cưỡng chế, mà luật này, với sức mạnh của luật pháp đem lại hòa bình.
Nếu ta thấy nhà nước hiện nay là một tổ chức không hoàn hảo, nhưng có những thái độ bên ngoài thân thiện nhau, như lý tưởng luật pháp quy định, thì nền tảng nội tại của đạo đức không hiển nhiên là nguyên nhân (người ta không thể chờ đợị rằng tính cách đạo đức đến từ một hiến pháp tốt đẹp, mà ngược lại, chính hiến pháp là điều kiện đầu tiên tạo giáo dục đạo đức hoàn hảo cho dân tộc). Bởi khuynh hướng ích kỷ tự nhiên của con người mà lý trí có thể sử dụng cơ chế thiên nhiên gây tác động, coi lý trí như một phương tiện để theo đưổi mục tiêu, nhưng cũng cần hiểu biết pháp luật. Nhờ tác động này và tuỳ thuộc vào nhà nước, nên lý trí cổ vũ và đảm bảo được cho an ninh nội điạ và hoà bình quốc tế. Cần phải nói ở đây một điều là: Ý chí mãnh liệt của thiên nhiên là luật pháp đạt được chủ quyền tối thượng. Những gì mà hiện nay ta không quan tâm thực hiện, thì cuối cùng rồi phải tự sẽ làm lấy, lắm khi phải trả với giá đắt hơn. Như Bouterwek có nói: “Khi ta bẻ cây lau quá mạnh, nó sẽ vỡ, và ai muốn quá mạnh, chính là người không muốn”.
2. Dù sống lân cận như thế nhưng là một tình trạng chiến tranh, khái niệm luật quốc tế đặt điều kiện là các quốc gia lân cận sống độc lập nhau, (nếu không có một thể chế thống nhất liên bang các quốc gia này ngăn ngừa sự bộc phát các thù nghịch).
Để phù hợp với lý tưởng, liên bang các quốc gia này sẽ hoạt động tốt hơn thay vì hợp nhất thành một cơ chế kiểm soát quyền lực và trở thành một chế độ quân chủ chung và qua thời gian trở thành tối cao; vì khi quy định tầm mức cai trị của luật pháp càng rộng thì càng dễ mất đi hiệu lực; và sau khi hủy diệt những mầm mống của những điều tốt đẹp, thì chế độ chuyên chế không hồn này cuối cùng rơi vào một tình trạng vô chính phủ. Vì thế mà ước muốn của mọi quốc gia hay các nhà lãnh đạo là tự đặt mình trong một phương cách của một tình trạng hòa bình lâu dài để có thể chế ngự thế giới càng nhiều càng tốt. Nhưng thiên nhiên lại có ý muốn khác.
Thiên nhiên sử dụng hai phương tiện làm phân cách các quốc gia và ngăn ngừa các dân tộc hoà nhập nhau, mà cụ thể là tạo ra sự dị biệt ngôn ngữ và tôn giáo.[1] Từ hai tranh chấp này đưa tới khuynh hướng thù hận nhau và gây cớ cho chiến tranh, nhưng với sự phát triển văn hóa và khi con người càng ngày càng gần nhau hơn thì sẽ dẫn tới việc đồng thuận về những nguyên tắc cho tình trạng hòa bình, thông qua quân bình quyền lực và các hình thức cạnh tranh sống động nhất, không phải như trong chế độ chuyên chế chỉ khiêu khích và bảo đảm (trên một nghĩa trang của tự do) khi tìm cách làm suy yếu mọi thế lực.
3. Khi thiên nhiên đã khéo léo ngăn cách các dân tộc, thì ý muốn của mỗi nước lại thích kết hợp nhau qua âm mưu hoặc bạo lực khi dựa vào nền tảng của luật quốc tế. Bằng cách khác, họ nối kết các dân tộc theo khái niệm quyền đại đồng của công dân chống lại bạo lực và chiến tranh, nhưng lại không bảo đảm, vì liên kết này chỉ dựa trên quyền lợi ich kỷ hỗ tương.
Tinh thần trọng thương không thể sống chung với chiến tranh, nên sớm muộn gì thì mỗi dân tộc tự tạo quyền chiếm đoạt. Trong tất cả mọi quyền lực thuộc nhà nước thì quyền lực của tiền bạc là loại đáng tin cậy nhất. Vì thế các quốc gia thấy khi chiến tranh đe dọa sẽ bùng nổ bất cứ ở đâu trên thế giới, mình buộc phải theo đuổi mục tiêu cao cả cho hòa bình, (chắc chắn một điều là không do động lực của đạo đức), tìm cách ngăn chặn như đã kết ước qua một liên minh thường trực để bảo vệ hòa bình. Tùy theo bản chất của vấn đề, khi một liên minh gây chiến quy mô và ít có cơ hội kết hợp thì càng ít có dịp thành công. Bằng cách này thiên nhiên đảm bảo một nền hòa bình vĩnh cữu theo khuynh hướng của con người. Cách này không đủ để tiên đoán tương lai của hòa bình, dù là lý thuyết, nhưng về thực tế, cũng đạt được việc là tạo ra một nghĩa vụ mà từ đó người ta không phải chỉ để cãi nhau mà là cùng theo đuổi mục tiêu.
PHỤ ĐINH II
ĐIỀU KHOẢN BÍ MẬT CHO MỘT NỀN HOÀ BÌNH VĨNH CỬU
Nếu xét khách quan thì một điều khoản bí mật lúc đàm phán về luật công là nghịch lý, nhưng xét theo chủ quan hay theo tư cách hoặc cá tính của con người khi trích lời thì người ta có thể ước lượng được một sự bí mật có thể xãy ra, khi nhân cách của người tuyên bố công khai có nhiều nghi ngờ.
Một điều khoản duy nhất trong loại này có hàm chứa nội dung là: „Các quốc gia trang bị lâm chiến phải tham khảo ý kiến của các triết gia về điều kiện để có khả năng đem lại hòa bình công chính“.
Khi ta minh chứng thẩm quyền lập pháp của nhà nước là sáng suốt, thì việc phải tham khảo ý kiến với các thuộc hạ (kể cả các triết gia) về nguyên tắc hành sử đối với các nước khác là chuyện làm hạ thấp uy danh, nhưng đồng thời cũng cho thấy rằng đây là việc nên làm. Khi nhà nước thầm lặng yêu cầu các triết gia làm việc (nghĩa là trong bí mật); thì nhà nước phải để cho họ thảo luận tự do và công khai những nguyên tăc phổ quát về gây chiến và tạo lập hòa bình; (họ sẽ tự làm lấy trong cách của họ như là không ai cấm). Không cần có sự thoả thuận của các quốc gia về ý định này; vì nó hàm chứa nghĩa vụ bắt nguồn từ lý trí chung của con người (một loại lý trí tạo luật đạo đức).
Nhưng nói như thế ở đây không có ám chỉ rằng nhà nước dành ưu tiên cho những nguyên lý triết học trước những khằng định của luật giới (họ là đại biểu cho quyền lực nhà nước); nhưng chỉ đề ra là nhà nước nên nghe ý kiến triết gia. Luật giới là biểu tượng cho cán cân luật pháp và thanh gươm công lý để mang lại công lý; mà họ không chịu những ảnh hưởng ngoại tại; nhưng luật gia đặt thành gươm công lý vào trong cán cân luật pháp khi một bên của cán cân sắp nghiêng.
Luật gia không phải lúc nào cũng là triết gia (theo tinh thần đạo đức), họ có một sự cám dổ lớn lao nhất, vì chức vụ của họ chỉ là chấp pháp; không có nhu cầu tìm hiểu việc cải thiện luật. Thực ra, họ đặt vấn đề cải thiện trong tầm mức thấp nhất trong khả năng của họ, vì luật gắn liền với quyền lực mà họ có và coi là cao cả hơn và trong mọi trường hợp khác cũng giống như vậy. Triết học chiếm một vị trí thấp nhất trong hệ thống quyền lực được liên kết này. Nói như thế nghĩa là triết học là nàng hầu phục vụ cho thần học; người ta cũng nói tương tự như vậy trong khoa khác. – Nhưng ta lại không thể thấy rằng nàng hầu này đi trước cầm đuốc soi đường hay đi theo sau để kéo áo cho bà hoàng kiều diễm của mình.
Ta không thể hy vọng các vị hoàng đế sẽ lý luận bằng triết học hay các triết gia sẽ trở thành hoàng đế, vì việc chiếm quyền sẽ hủy diệt các tự do phê phán của lý trí, một chuyện khó tránh. Nhưng các vị hoàng đế hay các dân tộc theo chế độ hoàng triều (tự thuần phục theo quy luật bình đẳng) không cho phép giới triết gia biến mất hay câm lặng, nhưng phải cho phép họ bày tỏ ý kiến công khai, đây là điều tối cần thiết để soi sáng việc làm của họ. Từ bản chất, triết giới không có khả năng liên kết thành các nhóm chống đối hay câu lạc bộ, họ không thể bị nghi ngờ có mục tiêu làm tuyên truyền chính trị.
***
Chú thích cho phụ đính I
1. Con người là một sinh vật có linh giác thuộc về cơ chế thiên nhiên, mà một trong các hình thái tự thể hiện cho sự hiện hữu là qua thể xác. Ta hiểu hình thái này không gì khác hơn bằng cách suy đoán là chúng ta lệ thuộc vào mục tiêu tiền định của Đấng Sáng Thế. Ta gọi chung sự tiên định này là Thiên Ý. Nếu ta đặt Thiên Ý này vào trong thời kỳ khởi thủy hay sáng thế, thì ta gọi là sự tiên lập của Thiên Ý. Nếu ta đặt luật tiên định này nhằm duy trì tíến trình của thế gian, nhưng phù hợp theo quy luật chung của cứu cánh, thì ta gọi là sự cai quản của Thiên Ý.
Đối với những mục tiêu đặc biệt của con người mà ta không thể tiên đoán được, nhưng hình dung kết quả thì ta goị ý hướng của Thiên Ý. Cuốì cùng, ngay trong tình trạng không còn nhận chân Thiên Ý, nếu ta coi như là những mục tiêu thần thánh, thì ta gọi là những trường hợp đặc biệt là có sự cho phép của Thiên Ý. (Nhưng vì theo thực tế, có phép lạ xãy ra, mặc dù những biến động này thực ra không đáng được gọi là như thế), ước muốn nhận chân phép lạ này là do những tính toán thiếu khôn ngoan nơi con nguời; người ta có thể vô lý và cao ngạo để kết luận rằng đây là một biến cố đặc biệt từ một nguyên tắc đặc biệt của nguyên nhân tác động, (mà biến cố này là mục tiêu và không đơn thuần là một hậu quả phụ thuộc cơ chế của thiên nhiên, do mục tiêu khác mà ta không biết đến) dù ngôn ngữ diễn đạt có thành khẩn và khiêm tôn đến đâu đi nửa.
Ngay trong sự phân chia Thiên Ý, dù trong tổng quát hay dị biệt, (nếu xét theo vật chất) dựa theo mối quan hệ đến đối tượng của thế gian, (thí dụ như cho là có thiên ý nhầm duy trì tạo vật, nhưng lại để tùy thuộc vào sự tình cờ của con người) thì đây là điều sai lầm và tự mâu thuẫn, vì ta có thể goị chung ở đây là ý định mà không nghĩ đến loại trừ một đặc điểm đặc biệt nào.
Có lẽ về điểm này người ta có ý phân chia Thiên Ý ở đây (theo quan điểm hình thức) , tùy theo cách thực hành các ý định này. Cụ thể là những gì goị lả bình thường, (thí dụ như sự sinh và diệt của thiên nhiên hằng năm qua sự thay đổi của thời gian), những gì gọi là bất thường, (thí dụ trồng thêm gỗ ở khu ven biển, nơi do nước biển mà cây không mọc được và cư dân không có cây không sống được). Dù ta có thể lý giải nguyên nhân các hiện tượng này theo vật lý, (thí dụ như ở các bờ sông của nước ôn đới, được rừng cây bao bọc, có cây rơi xuống và giòng nước cuốn xa hơn), ta không thể bỏ qua mục tiêu nhằm chỉ rõ cách khôn ngoan trong việc chế ngự thiên nhiên.
Đối với những khái niệm thông dụng trong lý thuyết về sự thêm sức của Thiên Chúa đem lại kết qủa trong thế giới giác quan, khái niệm này phải bỏ đi. Khi kết hợp hai khái niệm dị biệt để giải thích bổ sung về một nguyên nhân toàn diện làm thay đổi thế giới, cho là Thiên Ý đã xác định tiến trình của thế gian, đây là lối giãi thích thiếu sót. Thí dụ như sau Thiên Chuá thì bác sĩ trị lành bệnh là người phụ việc cho Thiên Chúa, thì điều này thứ nhất là tự mâu thuẩn. Thiên Chuá là người tạo ra bác sĩ và những phương thức trị liệu. Khi chúng ta muốn tìm hiểu căn gốc mà chúng ta không hiểu được về mặt lý thuyết, thì ta phải gán thêm vai trò Thiên chúa với hậu quả này trong tính cách tổng thể. Hoặc là ta quy trách toàn bộ cho vị Bác sĩ, nếu ta có thể đặt những diễn biến này trong một chuổi những nguyên nhân và giải thích nó theo quy luật thiên nhiên.
Thứ đến, lối suy nghĩ này xoá đi những nguyên tắc chung để xác định về hậu quả. Nhưng trong ý định đạo đức thực tiễn (mà cũng nhằm hướng về một thế giới siêu hình), thí dụ như niềm tin là Chúa có những phương tiện mà chúng ta không hiểu được, sẽ bổ sung những thiếu sót về những bất công đối với chúng ta, nhưng chỉ khi nào ta có những thiện ý thuần thành và luôn nỗ lực hướng thiện; khái niệm về sự thêm sức của Thiên Chuá hoàn toàn thích hợp mà còn cần thiết. Người ta phải tự hiểu rằng không ai phải cố lý giải từ trong một hành vi tốt đẹp (như là một diển biến trong thế gian qua việc thêm sức) hàm chứa một kiến thức lý thuyết nào đó sẳn có về siêu hình mà hậu qủa của suy nghĩ này là vô lý.
2. Một huyền thoại của Hy Lạp, có nhiều nghĩa khác nhau. Trong ngữ cảnh của Kant được hiểu là một phương cách mầu nhiệm gây cảm hứng cho những sáng tạo trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. (ND)
3. Một sắc tộc thiểu số sống ở Bắc cực, ngày nay goi là Chante, mang hai dòng máu Phần Lan và Hung, nói tiếng Hung, hiện nay còn khoảng 26.000 người. (ND)
4. Một sắc tộc thiểu số còn goị là Uralische, một phần bị tuyệt chủng, trước du mục nay đã định cư sống ờ Bắc cực và nam Siberien. (ND)
5. Trong tất cả mọi cách sinh hoạt, đời sống của giới săn bắn hiển nhiên là tương phản nhất so với xã hội văn minh, vì những gia đình này phải phân tán trong rừng sâu, trở thành xa lạ nhau, không lâu sau lại thù nghịch nhau, vì mọi người cần một không gian sống để taọ ra thực phẩm và y phục – Das Noaschische Blutverbot I. M. IX, 4-6 (thường lập lại rằng những người ngoại đạo sau khi theo đạo Thiên Chuá, dĩ nhiên cũng có những lối giải thích khác, những người Do Thái theo đạo Thiên Chúa, thì điều kiện đặt ra không gì khác hơn là từ bỏ cuộc đời săn bắn, Apost Gesch. XV, 2, XXI, 25-), vì trong lối sống này thường gặp phài việc ăn thịt sống; về điểm này thì bị cấm đoán cũng là điều đầu tiên.
Người ta có thể hỏi rằng: Nếu thiên nhiên muốn các biển ở vùng cực không người cư ngụ, thì những gì sẽ xãy ra cho họ, nếu một ngày nào đó (đúng như chờ đợi) khi thiên nhiên không còn cho gỗ trôi tới? Vì người ta phải tin là với những tiến bộ của văn minh, cư dân tại các vùng có nhiệt độ ôn hoà sẽ cách dùng những gỗ mọc ở gần ven sông tốt hơn, không để rơi vào dòng nước và bị cuốn ra biển. Tôi trả lời: Những dân cư ở vùng Obstrom, Jenissei và Lena, vv…, nhập gỗ bằng thương mại và trao đổi với những sản phẩm từ thú vật có tràn ngập ở vùng cực ven biển, nếu thiên nhiên buộc họ sống trong hoà bình với nhau.
6. Sự dị biệt tôn giáo: Một lối diễn đạt kỳ diệu! Cũng giống như khi người ta nói về sự khác biệt đạo đức. Đương nhiên theo lịch sử cũng có những loại niềm tin khác nhau không thuộc về tôn giáo, mà có trong lịch sử được dùng làm phương tiện hổ trợ trong giới học thuật và các sách về tôn giáo (Zendavesta, Vedam, Koran v.vv…), nhưng chỉ có thể có một vài tôn giáo có giá trị cho tất cả mọi ngưòi và mọi thời. Cách tin tưởng này có nội dung không gì khác hơn tôn giáo có một pháp luân do tình cờ, có thể thay đổi tùy theo sự khác biệt của thời gian và không gian.
Teilen mit:
Ähnliche Beiträge
Từ khóa » Hòa Bình Vĩnh Cửu Là Gì
-
(bản Dịch) Về Một Nền Hòa Bình Vĩnh Cửu - I.Kant - Facebook
-
Vĩnh Cửu – Wikipedia Tiếng Việt
-
"Hướng Tới Nền Hòa Bình Vĩnh Cửu" - Khát Vọng Của Nhân Loại (Kỷ ...
-
6. VỀ CHÍNH TRỊ VÀ NỀN HÒA BÌNH VĨNH CỬU | HậuHọcVăn
-
Giấc Mơ "hòa Bình Vĩnh Cửu" - Tuổi Trẻ Online
-
Hòa Bình Theo Quan điểm Của Immanuel Kant Và Phật Giáo
-
Hòa Bình Vĩnh Cửu - Châm Ngôn 27:17
-
Hoa Hồng Vĩnh Cửu Là Gì? Mua Hoa Hồng Vĩnh Cửu ở đâu Tặng Bạn Gái
-
Bài 1: Nhân Danh điều Tốt đẹp Nhưng Hành động Ngược Lại
-
Hòa Bình Nhờ Dân Chủ (Democratic Peace) - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ CHÍNH TRỊ TRONG “HƯỚNG ...
-
[DOC] Về Chính Trị Và Nền Hòa Bình Vĩnh Cửu - 5pdf