Hụt Hơi Và Khó Thở | Columbia Asia Hospital - Vietnam

Skip to main content Home > Vn > Ban Tin Suc Khoe > Hụt hơi và Khó thở August 24, 2021Chúng ta thường bỏ qua các biểu hiện thở bị hụt hơi, gặp khó khăn khi thở. Tuy nhiên, đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng, cần được Bác sĩ thăm khám.  1. Khó thở là gì? Nếu bạn bị khó thở, cảm thấy hụt hơi bạn đã gặp phải tình trạng được y học gọi là chứng khó thở.   Nó có thể xảy ra đột ngột (khó thở cấp tính) hoặc diễn tiến trong một khoảng thời gian (khó thở mạn tính).    Lý do gây khó thở là cơ thể cần nhiều oxy hơn mức nhận được. Vì vậy, bạn sẽ phải thở nhanh hơn để cố gắng tăng luồng không khí đưa oxy vào phổi. Từ phổi, oxy đi vào máu và được tim bơm đi khắp cơ thể.  2. Ai có thể bị khó thở?  Khó thở thường xảy ra khi chúng ta tập thể dục quá sức, hoặc đối với người bị thừa cân. Nhưng tình trạng khó thở hụt hơi xảy ra đột ngột hoặc bất ngờ có thể là do tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng như tim mạch, viêm phổi hoặc hen suyễn  3. Làm thế nào để đánh giá tình trạng khó thở? Tình trạng khó thở có thể được đo bằng cách sử dụng một hệ thống điểm do Hội đồng Nghiên cứu Y khoa đưa ra.
  • Không bị khó thở.
  • Ngạt thở khi hoạt động gắng sức - ví dụ: chạy.
  • Đi bộ lên dốc không thở được.
  • Khó thở khi đi bộ với tốc độ bình thường trên mặt phẳng; thỉnh thoảng phải dừng lại.
  • Ngừng thở sau vài phút
  • Quá khó thở để có thể vận động được. 
4. Chẩn đoán khi bị khó thở Khi bị khó thở thì bạn cần tự trả lời những câu hỏi sau:
  • Tình trạng này mới bắt đầu xảy ra đột ngột hay đã phát triển theo thời gian? Có bị tác động từ yếu tố bên ngoài?
  • Bạn có thể đi bộ bao xa? Bạn chỉ khó thở khi di chuyển? Nó có tệ hơn khi bạn nằm xuống không?
  • Bạn có cảm thấy mệt không? có bị sốt cao, sụt cân hay bị ho/ho ra máu không? Bạn có bị đau ở ngực không?
  • Bạn ho có đàm không? Đàm có màu gì?
  • Bạn có tiếp xúc với bất kỳ ai bị bệnh lao hay đi du lịch nước ngoài gần đây không?
  • Gần đây, bạn có bay một chuyến bay dài không?
  • Bạn có hút thuốc không?
Những chi tiết này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán cho bạn. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tim, bao gồm cả huyết áp và phổi. Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm chức năng phổi (lưu lượng đỉnh), chụp X-quang phổi, xét nghiệm máu, tuyến giáp …  5. Nguyên nhân gây khó thở*Khó thở ngắn hạn / gần đây (cấp tính) Điều này có thể do:
  • Hen suyễn - khó thở, thở hụt hơi đi kèm với thở khò khè, ho và tức ngực. Có thể do cảm lạnh (nhiễm virus) hoặc dị ứng
  • Viêm phổi - khiến bạn khó thở hơn. Bạn cảm thấy mệt, sốt và ho có đờm màu xanh lục .
  • COVID-19: có thể gây khó thở trong vài ngày.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) - một tình trạng gây khó thở và ho kéo dài do các đường thở bị viêm và thu hẹp. Nhưng tình trạng khó thở này có thể xấu đi đột ngột do nhiễm trùng phổi
  • Bệnh tim - ví dụ, suy tim:khi tim không bơm máu đúng cách.
  • Thuyên tắc phổi - cục máu đông trong phổi.
  • Lo lắng - có thể gây khó thở, cảm giác hoảng sợ, tim đập nhanh (đánh trống ngực) và đổ mồ hôi.
  • Một số loại thuốc có thể gây khó thở, đặc biệt nếu bạn đã bị khó thở trước đây. Ví dụ, dùng thuốc trị rối loan nhịp tim như propranolol  hoặc aspirin có thể gây khó thở (nếu bạn bị hen suyễn).
  • Các nguyên nhân khác - khi đau hoặc thiếu máu cũng có thể gây khó thở.
*Khó thở dài hạn (mạn tính) Bạn sẽ bị khó thở trong một thời gian và nó có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
  • Béo phì và ít vận động
  • Bệnh hen suyễn - khi bệnh không được kiểm soát tốt.
  • COPD - bệnh phổi thường do hút thuốc.
  • Suy tim 
  • Các vấn đề về nhịp tim - ví dụ, nhịp tim không đều (rung nhĩ) có thể khiến tim hoạt động kém hiệu quả hơn, do đó oxy không được bơm đủ để đi khắp cơ thể khiến bạn phải thở nhanh để có nhiều oxy vào phổi. Nhịp thở gấp gáp sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở. 
  • Thiếu máu - không có đủ hemoglobin trong máu để mang oxy đến các tế bào. Điều này gây ra tình trạng mệt mỏi và khó thở. Nguyên nhân gây thiếu máu có thể do kinh nguyệt hoặc xuất huyết đường tiêu hóa
 6. Điều trị chứng khó thở Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân đã gây ra tình trạng khó thở của bạn. Bạn có thể sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch hoặc chuyên khoa hô hấp để làm các xét nghiệm thêm.  7. Bạn nên làm gì nếu cảm thấy rất khó thở?
  1. Cố gắng giữ bình tĩnh.
  2. Gọi cấp cứu nếu tình trạng khó thở xảy ra nghiêm trọng và đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  3. Sử dụng ống hít (xịt) theo hướng dẫn nếu bạn bị hen suyễn.
 8. Bạn có thể làm gì để giảm thiểu chứng khó thở (mn tính)? Có một số kỹ thuật kiểm soát hơi thở có thể giúp bạn giảm khó thở. Bạn có thể thực hiện các động tác sau:
  1. Thở thư giãn, chậm, sâu: hít vào nhẹ nhàng bằng mũi và thở ra bằng mũi hoặc miệng. Cố gắng giữ cảm giác thư thái và bình tĩnh.
  2. Thở đều đặn và theo nhịp: điều này có thể hữu ích khi bạn đang đi bộ hoặc leo cầu thang. Cố gắng hít thở nhịp nhàng với các bước của bạn ở tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái.
  3. Thở có kiểm soát: Hít thở nhẹ nhàng và giữ cho vai và cơ ngực trên của bạn được thư giãn.
Thay đổi tư thế ngồi và đứng thoải mái khác nhau khi bạn cảm thấy khó thở như:  
  1. Khi đứng hoặc đi bộ, hãy chống tay vào hông hoặc cho vào túi.
  2. Khi ngồi, nghiêng người về phía trước, đặt cẳng tay trên đầu gối, trên tay ghế hoặc trên bàn.
Nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy khó thở và sau đó bắt đầu trở lại làm việc  9. Làm thế nào để tránh bị khó thở? Bạn sẽ cần phải tìm ra nguyên nhân cơ bản và cố gắng giải quyết nó ví dụ bỏ hút thuốc, duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên.   Bệnh nhân biểu hiện thở bị hụt hơi, gặp khó khăn khi thở nên đến ngay bệnh viện Columbia Asia Bình Dương để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Đội ngũ Bác sĩ khoa Nội tổng quát hay bác sĩ chuyên khoa Hô hấp của chúng tôi giàu kinh nghiệm và cùng trang thiết hiện đại, luôn đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả cao nhất  cho bệnh nhân.  ------------------------Khoa Nội tổng quát - COLUMBIA ASIA VIETNAM Cung cấp dịch vụ điều trị nội trú, ngoại trú và kiểm tra sức khỏe tổng quát các bệnh như: tim mạch, hô hấp, nội thần kinh, nội tiết, tiêu hóa & gan mật, biến chứng đái tháo đường, tiền phẫu.      

Related Article

Nguy cơ mắc COPD và Viêm phổi là gì? Bài tâp thở để giữ cho 2 lá phổi khỏe mạnh

Hỏi Chuyên Gia

(*) là những thông tin bắt buộc Họ Tên * Contact No * Email * Bệnh Viện * - Chọn - Thông tin chungBình Dương Lời nhắn * Gửi

Từ khóa » Khó Thở