Huy Nguyễn - Xử Lý Lũa - Thủy Sinh BOUaqua 0987533700
Có thể bạn quan tâm
Hôm nay đẹp trời SG, mình xin mạn phép post 1 bài nho nhỏ chia sẻ với các ace newbie mới chơi đôi điều về cái gọi là “xử lý lũa”
Bài viết dựa theo kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình và chống chỉ định cho anh mấy anh “giàbie” 🤣
Thế nào là lũa đã xử lý
Hiện tại thị trường VN ta rất thuận lợi về việc chơi lũa: đa dạng lũa, nguồn cung dồi dào, và giá có thể nói là rẻ so với các nước.
Trong rất nhiều loại đang xuất hiện trên thị trường thì theo mình thấy đa phần đều đã được xử lý, trải qua đủ các công đoạn: đào, rửa sạch đất, ngâm, lột vỏ, phơi khô và xuất. Tuy nhiên, khách hàng của mình hoặc các bạn trong hội đều hay hỏi mình cái câu lăn tăn “lũa đã xử lý hay chưa”
Xin thưa là khi đã trải qua các công đoạn trên, thành phẩm là gốc, cành, khúc lũa sạch sẽ trên tay thì tất nhiên là đã xử lý rồi. Vì nếu chưa xử lý thì sẽ còn nguyên 2 3 lớp vỏ bám đầy sình đất, còn ướt…v.v…
Lũa ra nhựa trắng như bông?
Sau phần này khách lại bắt đầu thắc mắc về việc lũa cho vào hồ ra màu, ra nhựa ra nhớt và thế là nhiều bạn lại hoảng loạn lên bảo là “lũa chưa xử lý”
Trong hàng đống lũa đang xuất hiện trên thị trường, ta tạm chia ra 2 loại: lũa khô / lõi (lũa đúng nghĩa) và lũa tươi (khai thác khi còn ướt, chưa khô, được làm thành lũa).
***Lũa khô (tạm gọi thế) là cây chết lâu ngày, trải qua 7 7 49 ngày sương gió, chết hẳn, khô hẳn, qua nắng mưa nó rửa mục đi 1 phần và phần còn lại sẽ cứng, và ko mục. Với lũa này dễ nhận thấy là màu sắc khô cứng, xù xì hơn, và chính vì trải qua 7 7 49 ngày sương gió nên hình thù đã bị bào mòn, khó tìm đc gốc lũa ưng ý (tùy vào thể loại, style hồ). Loại này đa phần sẽ ko còn ra nhựa khi vào hồ nữa vì chả còn gì để ra nữa. Tùy vào dòng lũa mà sẽ xảy ra hiện tượng ra màu ít hay nhiều. Và đặc biệt, lũa là phải ra màu, ít nhiều tùy loại, tùy dòng, chơi càng lâu thì mức độ ra màu sẽ giảm dần đến mức tháp nhất.
***Loại tươi là cây vẫn còn ướt khi khai thác, chưa chết hẳn, hoặc mới chết, chưa trải qua sương gió 7749 ngày. Loại này có ưu điểm là khi khai thác hầu như giữ nguyên được hình thái (ví dụ như thân gốc rễ nguyên vẹn), và loại này khiến cho việc set bố cục (đặc biệt là thủy sinh) sẽ đẹp hơn, dễ hơn. Tuy nhiên, nhược là nó sẽ ra nhựa lũa vì bên trong cây vẫn chưa chết khô hẳn, và ra màu.
Xử lý nhựa lũa và màu lũa ntn?
*** Nhựa lũa, như đã nói ở trên, sẽ xuất hiện khi ta hạ thủy trong vòng 2 3 ngày đầu tiên và kéo dài khá lâu từ 1 tuần đến vài tuần, và mức độ giảm dần. Kèm theo là ra màu vàng nâu.
1 số bạn truyền nhau bí kíp “bỏ vô nồi luộc”. Chính xác rồi đấy. câu hỏi đặt ra là: với 1 bộ layout to trên 1m như hình thì luộc bằng cái gì ? có người bảo luộc từng phần rồi phơi khô, xong mới ghép layout. Lúc này lũa sẽ giòn (trong 1 số dòng lũa), ngấm nước và cực khó ghép.
Giải pháp đơn giản nhất mình hay làm là “Cứ ghép, set hồ, khoan vào cây, thả men vi sinh, chạy lọc và thả động vật ăn nhựa lũa: cá mún, cá bống / nô lệ, pleco (chùi kính), ốc nerita, cá 7 màu, bút chì, otto… Giai đoạn này gọi là cycle, kết hợp thay nước mạnh tay, sau khoảng 1 tuần sẽ bắt đầu vào cây. Lúc này lũa đã sạch sẽ, lọc có vi sinh, phân nền đã nhả bớt đỡ dư dinh dưỡng. Việc vào cây sau khi cycle làm cho cây bạn khỏe hơn, hạn chế tối đa úng rữa cây, hạn chế tảo do dư dinh dưỡng. Nên kết hợp sục oxi mạnh để đẩy nhanh quá trình.
*** Lũa ra màu, chưa chìmĐa phần lũa đều ra màu và ko chìm khi mới hạ thủy, trừ khi lũa đã hạ thủy lâu ngày. Ta cứ thay nước dần sẽ hết. Tùy dòng lũa mà thời gian ra màu hoặc ngấm nước chìm sẽ nhanh hay chậm. Bạn nên thay nước thường xuyên thời gian đầu này nhé. Kinh nghiệm của mình là nếu thay nước liên tục, nhận thấy loại lũa tươi giữ đc màu sáng khá lâu, vì nước lũa ko ngấm ngược vào trong. Ngoài ra lọc có sử dụng purigen sẽ thấy nước màu lũa gần như rất nhạt hoặc ko có vì đã đc xử lý.
Để đối phó tình trạng lũa nổi lên khi vào nước, hư bố cục, hãy dán lũa vào đá bằng keo 502 và bột đá, mạt cưa, cát tùy bạn. Lũa sẽ ko nổi, ko hư bố cục.
Còn vài vấn đề liên quan và sâu xa nhưng ko quan trọng và dành cho dân chuyên nhiều hơn, ko tiện share thêm.
Chúc các bạn có hồ lũa ưng ýFrom Huy Nguyễn with Love 😀
Nguồn: https://www.facebook.com/…
3.5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Gỗ Lũa Bị Mốc
-
3 điều Bạn Phải Biết Khi Xử Lý Gỗ Lũa Cho Bể Thủy Sinh - Yeutieucanh
-
(Hỏi & Đáp) Cách Xử Lý Mốc ở Lũa Trong Bể Thủy Sinh - Extra-bio
-
Cách Xử Lý Lũa Thủy Sinh Khi Cho Vào Bể Cá Bạn Nên Biết - King Aqua
-
Các Bước Xử Lý Gỗ Lũa Cho Bể Cá Thủy Sinh
-
Cách Làm Sạch Gỗ Lũa đúng Kỹ Thuật
-
CÁCH XỬ LÝ GỖ LŨA VÀ CHO VÀO... - Trại Thủy Sinh Trung Tín
-
Cách Vệ Sinh Gỗ Lũa đúng Kỹ Thuật Hiệu Quả Nhất | TECHRUM.VN
-
Cách Làm Sạch Nhớt Lũa Trong Hồ Thủy Sinh. - BẢO TRÂN AQUARIUM
-
Gỗ Lũa Bị Mốc - Sửa Chữa Nội Thất
-
Cách Xử Lý Gỗ Lũa
-
Cách Bảo Quản Gỗ Lũa – Cách Làm Sạch Gỗ Lũa Đúng Kỹ Thuật
-
Các Cách Làm Sạch Gỗ Lũa Trong Bể Thủy Sinh Sao Cho đúng?
-
Kiến Thức Về Xử Lý Lũa Cho Hồ Thủy Sinh - Vinh Aquarium