Huyện Đan Phượng Hà Nội Lên Quận & Quy Hoạch Mới Năm 2025
Có thể bạn quan tâm
Trong giai đoạn năm 2020 – 2025, Hà Nội sẽ có thêm 5 quận mới: Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng. Trong đó, huyện Đan Phượng Hà Nội sẽ chính thức lên quận vào năm 2025.
Huyện Đan Phượng Hà Nội nằm ở đâu?
Huyện Đan Phượng nằm tại phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, diện tích khoảng 78 km2, dân số khoảng 182.079 người (Dữ liệu năm 2020). Theo bản đồ ranh giới hành chính, huyện Đan Phượng nằm tiếp giáp với 5 quận huyện:
- Phía Bắc: Tiếp giáp huyện Mê Linh
- Phía Đông: Tiếp giáp huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm
- Phía Nam: Tiếp giáp huyện Hoài Đức
- Phía Tây: Tiếp giáp huyện Phúc Thọ
Quy hoạch mới của huyện Đan Phượng sau khi lên quận
Bản đồ quy hoạch mới
Theo như quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, toàn bộ huyện Đan Phượng sẽ được chia ra thành 2 phần nằm ngăn cách bởi tuyến đường vành đai 4.
Phần phía Đông vành 4 gồm 4 khu đô thị S1, S2, GS, Sông Hồng, tổng diện tích 2522.62 ha, được phát triển theo hướng đô thị hóa, gắn với các dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao.
Phân phía Tây vành đai 4 nằm trong khu vực Hành Lang Xanh của thủ đô, được định hướng phát triển như sau:
- Khu vực đô thị (Thị trấn Phùng & các vùng lân cận): Tổng diện tích 579.41 ha, phát triển thành khu đô thị sinh thái, công nghệ cao, gắn liền với đại lộ Tây Thăng Long, đóng vai trò là trung tâm huyện Đan Phượng.
- Khu vực nông thôn thuộc Hành Lang Xanh: Phát triển theo mô hình nông thông kiểu mới, kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch sinh thái.
Quy hoạch đô thị
Huyện Đan Phượng sẽ tập trung vào phát triển 4 khu đô thị S1, S2, GS, Sông Hồng và thị trấn Phùng. Trong đó:
Khu đô thị S1, S2, GS, Sông Hồng:
- Hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ của đô thị.
- Phát triển các khu đô thị mới nhưng không quên cải tạo khu nhà ở hiện có.
- Tổ chức không gian cảnh quan của các khu đô thị S1, S2, kết nối với không gian xanh hiện có của các khu đô thị GS, Sông Hồng, tạo thành một khối hoàn chỉnh, thống nhất.
- Hình thành đầu mối hạ tầng kỹ thuật gắn với trung tâm khu đô thị, đảm báo kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng chung khu vực.
Thị trấn Phùng & các vùng lân cận:
- Hình thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa, thể dục thể thao Đan Phượng.
- Phát triển theo mô hình sinh thái, mở rộng không gian về đại lộ Tây Thăng Long và các xã Đan Phượng, Song Phượng, Thượng Mỗ, Tân Hội.
- Bổ sung thêm các công trình kỹ thuật, xã hội, phục vụ cư dân địa phương.
Quy hoạch nông thôn
Khu vực nông thôn Đan Phượng sẽ được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành nơi sản xuất hàng hóa chất lượng cao phục vụ cho người dân thủ đô.
Cụm làng dọc sông Hồng (Xã Trung Châu, Hồng Hà, Thọ An, Thọ Xuân) và dọc sông Đáy (Song Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình) sẽ tiếp tục làm nông nghiệp truyền thống kết hợp cùng phát triển du lịch sinh thái. Các xóm làng ngoài đê dần sẽ dịch chuyển vào khu tái định cư trong đê.
Cụm làng giáp với thị trấn Phùng (Xã Đan Phượng, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ) sẽ tập trung phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, ẩm thực…
Quy hoạch giao thông
Giao thông đối ngoại
Đường sắt:
- Xây dựng thêm ga Phùng trên đường sắt quốc gia dọc theo đường vành đai 4.
- Xây dựng thêm 2 ga trên đường sắt đô thị số 3 tại thị trấn Phùng.
Đường bộ:
- Xây dựng đường vành đai 4: quy mô rộng 120 m, gồm 6 làn xe cao tốc, đường song hành 2 bên (2 x 3 làn xe) và hành lang cây xanh, công trình kỹ thuật.
- Xây dựng đại lộ Tây Thăng Long: Đoạn phía Đông vành đai 4 rộng 60.5 m (10 làn xe), đoạn phía Tây vành đai 4 rộng 40 m (6 làn xe).
- Cải tạo quốc lộ 32: Đoạn qua thị trấn Phùng có vai trò là trục đường chính, quy mô rộng 35 m (4 làn xe), gồm 2 dải đường mỗi bên rộng 10.5 m, dải phân cách rộng 3 m, vỉa hè mỗi bên rộng 5.5 m.
Cầu:
- Xây dựng cầu Phùng bắc qua sông Đáy
- Xây dựng mới cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng
Giao thông đối nội
Tuyến đường tỉnh 417:
- Cải tạo, nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp 3 ( 2 – 4 làn xe).
- Kéo dài đoạn từ đê Hữu Hồng tới đại lộ Tây Thăng Long, nối với đường tỉnh 419, 421.
- Tạo thêm trục nối theo hướng Bắc – Nam, nối huyện Đan Phượng với Phúc Thọ, Sơn Tây.
Các tuyến đường huyện (xã): Cải tạo, nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp 3, kết hợp hệ thống đường tỉnh tạo thành khung giao thông chính trong huyện, liên kết khu vực nông thôn, thị trấn và các khu du lịch sinh thái.
Các tuyến đường trong khu dân cư: Bổ sung thêm hệ thống thoát nước, chiếu sáng tùy theo hiện trạng và sự phát triển của huyện.
Giao thông đường thủy
Khai thông luồng lạch để tối đa hóa vận tải sông Hồng, sông Đáy.
Xây dựng cảng Tiên Tân – Hồng Hà: Công suất khoảng 1 – 2 triệu tấn/năm, để phục vụ giao thông đường thủy, phát triển kinh tế địa phương.
Giao thông công cộng
Xây dựng bến xe khách liên tỉnh cấp thành phố trên quốc lộ 32 & đường vành đai 4, quy mô khoảng 8 – 10 ha.
Xây dựng bến xe khách kết hợp trung chuyển xe buýt nằm tại phía Tây thị trấn Phùng, quy mô khoảng 3 ha.
Xây dựng 2 bến xe kết hợp điểm đầu – cuối xe buýt tại xã Tân Lập, Thọ An, quy mô khoảng 0.5 – 1 ha.
Xây dựng bến xe tải Phùng tại nút giao đại lộ Tây Thăng Long và đường vành đai 4, quy mô khoảng 6 ha.
Bến xe Phùng cũ chuyển đổi thành bãi đỗ xe công cộng kết hợp điểm dừng đỗ xe buýt.
Ai là người được hưởng lợi sau khi huyện Đan Phượng lên quận?
Người dân
Trước đây, khi nói đến Đan Phượng, người ta vẫn thường nghĩ đến những người nông dân “một nắng hai sương” bên cánh đồng, ao hồ, chuồng trại. Tuy nhiên, từ năm 2025 trở đi, Đan Phượng sẽ có một bộ mặt hoàn toàn mới.
Những khu đô thị sầm uất được hình thành, kéo theo các khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện mang tầm vóc quốc tế, thay thế hoàn toàn cho hình ảnh chợ quê hay những ngôi trường, cơ sở khám sức khỏe đang dần xuống cấp, đời sống người dân nhờ vậy cũng được nâng cao.
Bên cạnh đó, thay vì “đầu tắt mặt tối” bên con trâu, cái cày, thì người dân Đan Phượng có thể chọn lựa làm du lịch sinh thái, hay đơn giản là làm nhân viên tại các doanh nghiệp bên trong các khu đô thị mới. Nhìn chung, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ việc huyện Đan Phượng lên quận chính là người dân tại đây.
Nhà đầu tư
Năm 2020, Đan Phượng Hà Nội sẽ đón nhận thêm 1 đại đô thị quy mô lên tới 133 ha, nằm tại địa phận 2 xã Tân Hội, Liên Trung, tên gọi là Vinhomes Wonder Park, do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư. Vinhomes Wonder Park Đan Phượng sẽ được phát triển theo mô hình khu đô thị sinh thái, chủ yếu gồm biệt thự, liền kề, shophouse kết hợp cùng công viên cây xanh, hồ điều hòa, trường học, bệnh viện.
Theo như Vingroup hé lộ, dự án Vinhomes Wonder Park sẽ được mở bán trong năm 2020. Những nhà đầu tư nào sở hữu được những lô biệt thự, liền kề, shophouse vị trí đẹp, hoàn toàn có thể thu lợi được tiền tỷ trong tương lai. Thực tế cho thấy, tại các khu đô thị Vinhomes Ocean Park 1, Vinhomes The Harmony, tất cả khách mua biệt thự liền kề đều có lãi, không tiền tỷ thì cũng vài trăm triệu.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể lựa chọn mua đất thổ cư nằm gần các tuyến đường đại lộ Tây Thăng Long, vành đai 4 hoặc quốc lộ 32. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nắm rõ quy hoạch mới của huyện Đan Phượng, để tránh mua nhầm những ô đất thuộc diện giải tỏa.
Nhìn chung, việc chuyển đổi từ huyện thành quận không đơn thuần chỉ là một quyết định, mà nó có hẳn đề án lớn của thành phố, với sự phân tích của nhiều cấp, tổ chức. Hy vọng rằng, những năm tới khi đặt chân lên mảnh đất Đan Phượng, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những khu đô thị sầm uất, hiện đại, những khu du lịch sinh thái đẳng cấp, hoàn toàn mới.
Từ khóa » đan Phượng ở đâu
-
Đan Phượng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Huyện Đan Phượng ở đâu Và Thuộc Quận Nào Hà Nội ?
-
Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội
-
Giới Thiệu Chung - Cổng Thông Tin điện Tử Huyện Đan Phượng
-
Thông Tin Về Huyện Đan Phượng (Hà Nội) Cho Người Mua Nhà, đất
-
Bản đồ Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội
-
Bản đồ Xã Đan Phượng, Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội
-
Vị Trí Vinhomes Đan Phượng ở đâu Hà Nội?
-
Bản Đồ Huyện Đan Phượng Hà Nội - Top 7 Việt Nam
-
2 địa điểm Du Lịch Tại Huyện Đan Phượng - Thành Phố Hà Nội
-
Khu Sinh Thái Đan Phượng ở đâu? Địa Chỉ, đường ... - NhaO.Edu.Vn
-
Bất động Sản Đan Phượng Hưởng Lợi Từ đâu? - n
-
Bệnh Viện đa Khoa Huyện Đan Phượng