Huyện Hòa Vang - Người Kể Sử

Mục Lục [Thu / Mở]
  • Diện tích, dân số
  • Vị trí địa lý
  • Lịch sử
  • Hành chính
  • Đặc điểm
  • Kinh tế & Xã hội
  • Văn Hóa - Giáo dục
  • Truyền thống
  • Danh lam - Thắng cảnh
  • Chú thích
Hòa Vang
Huyện
Duong tai Huyen Hoa Vang.jpg Một đoạn đường tại Huyện Hòa Vang
Địa lý
Tọa độ: 16°03′59″B 108°01′27″Đ / 16,06639°B 108,02417°ĐTọa độ: 16°03′59″B 108°01′27″Đ / 16,06639°B 108,02417°Đ
Diện tích 707.33 km²(chiếm 58% Diện tích TP Đà nẵng)
Dân số (2010)  
 Tổng cộng 155.287 người
 Mật độ 211 người/km²
Dân tộc Kinh, Cơ tu,...
 Vị trí Hòa Vang trên bản đồ Việt Nam
Hòa Vang trên bản đồ Việt Nam Hòa VangHòa Vang
Hành chính
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Thành phố Đà Nẵng
Thành lập 1997
Phân chia hành chính Huyện gồm 11 Xã
Mã hành chính 6971
Website Huyện Hòa Vang

Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất nằm trên phần đất liền của Thành phố Đà Nẵng. Huyện chiếm gần hết diện tích đất liền của Thành phố Đà Nẵng, một phần nhỏ diện tích còn lại dành cho các quận nội thành.

Diện tích, dân số

  • Diện tích: 707,33 km², bằng 72% diện tích phần đất liền của TP Đà Nẵng
  • Dân số:154.300 người (năm 2007).
  • Mật độ: 209 người/km²

Vị trí địa lý

Huyện Hoà Vang nằm từ 15°56' Bắc đến 16°13' Bắc và từ 107°49' Đông đến 108°13' Đông. Do các quận nội thành của Đà Nẵng đều giáp biển (trừ quận Cẩm Lệ) nên huyện Hoà Vang nằm ở phía Tây của thành phố Đà Nẵng và tiếp giáp với các quận, huyện:

  • Phía Đông giáp các quận của TP Đà Nẵng (trừ quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, bao gồm các quận: Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ).
  • Phía Bắc giáp huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên - Huế
  • Phía Tây giáp huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Đông Giang - tỉnh Quảng Nam.
  • Phía Nam giáp huyện Đại Lộc và thị xã Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam.

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Quảng Trị – Đà Nẵng đi qua đang được xây dựng.

Lịch sử

  • Sau năm 1975, huyện Hòa Vang trực thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Huyện Hòa Vang ban đầu gồm 16 xã: Hòa Châu, Hòa Hải, Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Minh, Hòa Nhơn, Hòa Phát, Hòa Phong, Hòa Phước, Hòa Quý, Hòa Sơn, Hòa Thọ, Hòa Tiến, Hòa Xuân.
  • Ngày 23 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 79-HĐBT về việc phân vạch địa giới xã, thị trấn thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng:
  • Chia xã Hòa Liên thành hai xã lấy tên là xã Hòa Bắc và xã Hòa Liên.
  • Chia xã Hòa Sơn thành hai xã lấy tên là xã Hòa Sơn và xã Hòa Ninh.
  • Ngày 11 tháng 1 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 05-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thị trấn thuộc các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, Hòa Vang thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng; theo đó chia xã Hòa Phong thành hai xã lấy tên là xã Hòa Phong và xã Hòa Phú.
  • Cuối năm 1995, huyện Hòa Vang có 19 xã: Hòa Bắc, Hòa Châu, Hòa Hải, Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Minh, Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Phát, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Phước, Hòa Quý, Hòa Sơn, Hòa Thọ, Hòa Tiến, Hòa Xuân.
  • Ngày 6 tháng 12 năm 1996, kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa IX ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo đó, chia tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Huyện Hòa Vang trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
  • Ngày 23 tháng 1 năm 1997, theo nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ, hai xã Hòa Quý và Hòa Hải ở phía đông nam được bàn giao cho quận Ngũ Hành Sơn, ba xã Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Minh ở phía đông bắc của huyện được tách ra để thành lập quận Liên Chiểu. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Hòa Vang có 73.749 ha diện tích tự nhiên và 132.042 người, gồm 14 xã: Hòa Tiến, Hòa Sơn, Hòa Phát, Hòa Thọ, Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Liên, Hòa Xuân, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú.2
  • Ngày 5 tháng 8 năm 2005, Nghị định của Chính phủ số 102/2005/NĐ-CP3 , xã Hòa An được thành lập từ một phần xã Hòa Phát, xã Hòa Thọ giải thể thành hai xã Hòa Thọ Đông và Hòa Thọ Tây. Các xã Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa Phát, Hòa An, Hòa Xuân cùng với phường Khuê Trung của quận Hải Châu được tách ra để lập quận mới Cẩm Lệ. Huyện Hòa Vang còn lại 70.733 ha diện tích tự nhiên và 106.746 người, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Nhơn, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Bắc.

Hành chính

Huyện gồm 11 xã: Hòa Bắc, Hòa Châu, Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Phong (huyện lỵ), Hòa Phú, Hòa Phước, Hòa Sơn, Hòa Tiến.

Đặc điểm

  • Sông ngòi: Sông Yên, sông Cầu Đỏ, sông Hàn, sông Lỗ Đông, sông Tuý Loan, sông Cu Đê, sông Bắc, sông Nam, sông Cha Nay.
  • Hồ: hồ Hoà Trung (nằm trên địa phận 2 xã Hòa Ninh và Hòa Liên).
  • Đỉnh núi: Hòng Chan (1528m), Khé Khato (1038m), đỉnh núi Mang (1712m), Khé Xương (1178m), đều nằm trên địa phận xã Hoà Bắc.
  • Đèo: đèo Đê Bay (xã Hoà Bắc), đèo Đại La (nằm ở ranh giới giữa xã Hoà Sơn - huyện hoà Vang và phường Hoà Khánh - quận Liên Chiểu)
  • Di tích: di tích Bà Nà (xã Hoà Ninh),thắng cảnh suối Mơ(xã Hòa Ninh)
  • Đường giao thông: đường DT601, đường DT602, đường DT604, đường DT605, đường QL14B, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam

Kinh tế & Xã hội

Kinh tế huyện Hòa Vang phát triển đa dạng với đủ loại ngành nghề. Phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm, dệt lụa, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, một bộ phận nhỏ tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch...

Văn Hóa - Giáo dục

Hòa Vang có các trường trung học phổ thông Phạm Phú Thứ ở Hòa Sơn, Ông Ích Khiêm ở Hòa Phong, Phan Thành Tài ở Hòa Châu. Một trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp tại Hòa Phong. Mỗi xã đều có 1 trường THCS (cấp 2) và ít nhất có 1 trường tiểu học.

Truyền thống

Hòa Vang là địa danh nổi tiếng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

Danh lam - Thắng cảnh

Đây là địa phương có nhiều địa danh đẹp và thơ mộng như khu du lịch sinh thái rừng Bà Nà, Suối Mơ, hồ thủy lợi Hòa Trung, hồ thủy lợi Đồng Nghệ, sông Cu Đê mang tôm cá vùng biển lên với đồng bào thượng nguồn và sản vật vùng cao như gỗ, nông sản về đồng bằng.

Chú thích

  1. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. 
  2. ^ Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ
  3. ^ Nghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày 05/08/2005 của Chính phủ

Bản mẫu:Danh sách các đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng

(Nguồn: Wikipedia)

Từ khóa » Hoà Vang Là ở đâu