HUYỀN THOẠI VỀ SƯ CÔ CHÙA PHÙ DUNG (NÀNG PHÙ CỪ)
Có thể bạn quan tâm
PHÙ CỪ
Tên thật : Nguyễn Thị Xuân Danh hiệu : Phù Cừ Ngôi vị : Ái Cơ, Bà Chúa Phù Dung, Bà dì (vợ thứ của Quốc Công Mạc Thiên Tích, Chủ suý Tao Đàn Chiêu Anh Các Hà Tiên) Năm, nơi sinh : Tiền bán thế kỷ XVIII tại Thanh Hoa Quê gốc : Thanh Hoa (Thanh Hoá) Cư ngụ: Hà Tiên
Tác phẩm:
Ngoài số thi phú Hán Nôm truyền khẩu, nữ sĩ còn có bài thơ Nôm đặc sắc với chủ đề “Nguyên dạ qua Đăng, Chiêu Anh thắng Hội”.
Phù Cứ là tên một loài hoa sen trắng, đã được song thân nữ sĩ Nguyễn Thị Xuân chọn đặt danh hiệu cho bà ngay khi mới lọt lòng mẹ.
Thân phụ của nữ sĩ là nhà nho Nguyễn Nghi, người rất uyên thâm văn tự. Sớm nhận biết con gái có trí tuệ thông mẫn, nên ông hằng để tâm truyền dạy văn sách cho Phù Cừ; và thân mẫu thì khuya sớm trau giồi “Tứ đức tam tòng” cho con gái.
Khi Phù Cừ mới 10 tuổi đã đủ vẻ anh hoa, xuất phát công dung ngôn hạnh, lưu loát thơ văn, biền ngẫu.
Rủi khi đó có đám giặc Sa Tốt (Ai Lao) tràn đến cướp phá tàn sát dân lành. Mẹ bà bị chung số phận chết thảm! Cha bà bèn cho con gái mặc giả trai để dễ bề chạy loạn. Hai cha con lánh nạn vào đến miền Nam, ông Nguyễn Nghi tìm đến bạn quen ở trấn lỵ Hà Tiên; Ông được Khai trấn Quốc công Mạc Cửu Trọng tài truyền vào Trấn Phủ dạy học cho công tử Mạc Tứ hiệu Sĩ Lân. Sau khi cha mất (1735) Mạc Tứ tiếp quyền được Chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Trú) phong chức Tổng binh Khân sai Đại Đô đốc Tổng trấn Hà Tiên, ban danh Mạc Thiên Tích tước Tông Đức Hầu, (nhân dân suốt miền quen gọi là Mạc Hầu). Chính Mạc Hầu là người có công đầu xây đắp nền văn hiến Hà Tiên, thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các và đứng vai chủ xuý, đề xướng Hà Tiên Thập Vịnh (ca tụng 10 cảnh đẹp Hà Tiên).
Phần Phù Cừ, hằng ngày vẫn chỉ trong chốn thư phòng dùi mài kinh sử. Qua vài năm nghiên bút, trang thiếu niên Phù Cừ mới 15 tuổi đã tỏ ra là một thư sinh văn hay chữ tốt.
Nhân Tết nguyên đán Bính Thìn (1736) Đô Đốc Trấn lỵ Hà Tiên truyền lệnh mở hội Hoa đăng tại Đông Hồ Ấn Nguyệt cho dân chúng vui chơi dài ngày. Đặc biệt đến đêm Nguyên tiêu (tức rằm tháng giêng) mới mở hội Hoa đăng và khai mạc tao đàn Chiêu Anh trên đỉnh Bình Sơn Điệp Thuý cho các văn nhân hội họp đàm luận xướng hoạ thơ phú. Mỗi thi gia sẽ lần lượt tự ngâm mười bài Hà Tiên thập vịnh đã hoạ sẵn. Dịp này, các nho sinh sĩ tử trong trấn cũng được dự thi viết câu đối, thi làm đèn hoa. Phù Cừ được cha cho phép ứng thí. Vẫn trong nếp áo thư sinh, nữ sĩ 16 tuổi ấy đã trổ tài kết hoa bằng bốn chữ “Kim Thạnh Ngọc Chấn” và làm 4 chiếc đèn lồng bằng bốn quả dưa khoét ruột trắng toát nổi rõ gân xanh; khi thắp nến đỏ, ánh sáng chiếu hiện lên hình khắc từng danh thắng Hà Tiên cùng mấy câu thơ vịnh phù hợp với cảnh trong từng chiếc đền như Lư Khê ngư bạc, Kim Dự lan đào… Tài khắc phong cảnh đã khéo, đến các nét Chân, Trảo, Triện, Lệ càng vô cùng tinh xảo. Tác phẩm này được Mạc Hầu cùng các nhân sĩ đặc biệt chú ý tán thưởng chàng nho sinh mà lần đầu tiên họ mới được biết đó là con trai Nguyện Nghi.
Trong đêm khai mạc Tao đàn Chiêu Anh Các, Phù Cừ cũng lại được cha khuyến khích, “chàng” ta hăm hở cắp tráp đi dự hội thơ.
Trong lầu Chiêu Anh Các, Mạc Hầu cho yết đề bài: “Nguyên dạ qua đăng, chiêu anh thắng hội”.
Thoáng chốc, một thư sinh nho nhã trẻ măng đã đệ lên bài thơ Nôm mà chàng ta mới vừa sáng tác xong. Mạc Hầu ngạc nhiên truyền tác giả ấy ngâm lên.
Chàng thư sính Phù Cừ gập mình vái dài, đoạn cất giọng ngâm:
“Đêm xuân hội mở tuần trăng mới Đốt quả đền dưa sánh quả trăng Áo gấm thanh vân phô điện bích Lòng son đan quế dãi cung hằng Đây Chiêu Anh Các ngời châu ngọc Kia Quảng hàn cung rạng tuyết băng Non nước thần tiên mừng có chủ Cỏ Nhàn mừng tỏ mặt Qua Đăng”
Lời thơ lưu loát, ý tứ mới mẻ, giọng ngâm lảnh lót, lại thêm dáng dấp nho nhã kỳ tú…, khiến cử toạ đều tấm tắc thán phục. Nhật là Mạc Hầu sau khi ban mũ áo, ngài rất đỗ sững sốt thoáng nhận ra dáng vẻ giai nhân trong lốt áo thư sinh ấy. Phù Cừ nhận biết, cô lấy bình tĩnh bước lên vài bước lấy giọng hùng dũng ngâm câu đối Hán văn: “Bằng thành khải kích anh hùng lược Văn hiến huyền ca sĩ giả phong”
Khi biết sự thật hiển nhiên Phù Cừ là nữ nhân, Mạc Hầu càng say vì sắc, đắm vì tài. Giai nhân Phù Cừ đã lọt vào mắt xanh của vị Tổng trấn Nguyên suý tao đàn Chiêu Anh Các. Ngài đưa lời cầu hôn, cùng lúc truyền cho xây cất cung đài Điệp Thuý lâu để Ngài kịp cưới Phù Cừ làm Thứ Cơ, vào ngày thượng nguyên năm Mậu Ngọ (1738). Từ đó Mạc Hầu gọi nàng là Ái Cơ.
Điệp Thuý lâu được kiến trúc vô cùng lộng lẫy. Mặt tiền hướng thẳng ra phía Hồ Đông, kề bên là một hồ nước nhỏ, được trồng thả toàn loại sen bạch ngọc mang tên Phù Cừ liên hoa. Trên mặt hồ có nhà thuỷ tạ gọi là Ích thanh tạ, lối vào các nơi này bằng chiếc cầu uốn cong có tên Hương Viễn Kiều… Bao nhiêu đó đã thấy rõ được niềm hạnh phúc lứa đôi dưới mái ấm Điệp Thuý lâu. Cuộc tình của đôi giai nhân tài tử này không những chỉ đơn giản có thế mà còn được họ lồng vào thi phú những vần điệu vô cùng óng chuốt mộng mơ…, xướng hoạ, ngâm vịnh thật tâm đầu ý hợp.
Nhưng cũng vì sự sủng ái quyến luyến ấy đã khiến Chính Cơ phu nhân bất mãn, tìm cách hãm hại, nhốt Phù Cừ vào trong chiếc lu úp lại, mặc cho chết ngạt! May thay được Mạc Hầu đến giải cứu kịp thời, cho bồng về Điệp Thuý lâu.
Sau lần thoát nạn ấy, Phù Cừ quyết tâm tìm nương cửa Phật. Bà tự cắt đứt mọi giao tiếp với người chồng yêu kính.
Cuối cùng Mạc Hầu đành cho xây một ngôi chùa nhỏ; kiến trúc toàn bằng đá cẩm thạch đặt mua từ Kiên Tân bên Tàu chở qua. Ngôi chùa xinh xắn dựa triền núi Bình Sơn Điệp Thuý, ngoài cổng để bốn chữ “Phù Cừ Am Tự”. Đáng chú ý nơi phía sau Thiền Tự còn được xây thêm một toà điện trên cao thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng hai vị Nam Tào Bắc Đẩu. Nơi này được mệnh danh là Ngọc Hoàng bửu điện, có bát hương to để Phù Cừ hằng ngày lên dâng hương.
Nhưng với Mạc Hầu lại có mục đích khác. Chiều chiều ngài được dừng ngựa trên đồi Bát Giác sơn phóng tầm mắt sang Ngọc Hoàng bửu điện mong nhìn thấy bóng dáng thân thương… Xuân thu cứ thế trôi chảy, nhưng về sau, có lần chợt thấy, sư nữ bần thần quay xuống thiền viện. Từ đó, cửa Điện Ngọc Hoàng ngày đêm khép kín!
Mùa Xuân Tân Tỵ (1761) Sư nữ Phù Cừ đã thoát tục về tiên cảnh. Hưởng dương 41 tuổi.
Tương truyền trong thời gian tu thiền, vị sư nữ tài danh của xứ Hà Tiên Văn Hiến đã sáng tác một bài thơ Vịnh Luên hoa bằng chữ hán.
Phiên âm: “Xuất xứ trần nê cảnh giới tiền Ưng đương thanh bạch đối viêm thiên Xuân thu nùng đạm phần phương phố Cao khiết hà như hạ chiểu liên”
Dịch thơ: “Vươn khỏi bùn nhơ thoắt vượt lên Phô lòng trong trắng giữa thiên nhiên Xuân thu đậm nhạt bao hồng tía Đừng sánh thanh cao với đoá sen”
Đời sau, nhiều người còn thương cảm khi nhắc đến thiên tình sử của nữ tài danh Phù Cừ còn gọi bà Chúa Phù Dung ở đất Hà Tiên. Ngôi “Phù Cừ Am tự” xưa còn có tên gọi Chúa Bà Dì hay bà Dì tự (ngụ ý chỉ ngôi chùa của bà vợ thứ Mạc Thiên Tích”. Ao sen cạnh chùa cũng được gọi “Ao Bà Dì”. Sau này tên chùa được gọi là chùa Phù Dung (cổ tự thờ bà Chúa Phù Dung tức Phù Cừ”.
Trải bao mưa nắng thời gian. Ngôi chùa Phù Dung (tức Phù Cừ Am tự) đã di dần vào cổ tích. Nhưng dáng vẻ trông còn rất kiên cố, bởi xưa kia Mạc Hầu đã cho kiến trúc cột nền cung nghiêm toàn bằng đá, lại được dựa lưng vào triền núi cao, bảo đảm khi có lũ lụt. Muốn lên chùa phải bước qua hàng cầu thang gần 2 chục bậc. Trong chùa, khí đá, gió núi toả ra mát lạnh. Cảnh trí trưng bày đây đó vẫn gợi lên niềm thâm u, tao nhã…
Vòng ra phía sau chùa, nhìn lên cao vẫn còn sừng sững Điện Ngọc Hoàng rêu phong cổ kính!
Nhiều thi nhân vãn cảnh đến đây đã động lòng trắc ẩn, làm thơ hoài niệm khách hồng nhan Phù Cừ đa tài, đa lụy. Đơn cử một bài: “Ngó lên Am tự Phù Cừ Thương cho người ngọc giã từ lầu son Về đây nương chốn thiền môn Tay lần chuỗi hạt cho mòn ngày xanh Duyên xưa chẳng bận chi tình Bụi trần chi để vương cành hoa sen Nước trong chẳng lựa đánh phèn Cửa thiền thanh tịch, não phiền sạch không…”
Nguồn: http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=9037
Share this:
- Tweet
Từ khóa » Sự Tích Chùa Phù Dung
-
Chùa Phù Dung (Chùa Phù Cừ) - Hà Tiên - Kiên Giang
-
Chùa Phù Dung – Wikipedia Tiếng Việt
-
“Sự Tích” Bí ẩn Của Ngôi Chùa Phù Dung Hà Tiên - Vntrip
-
Tích Chùa Phù Dung Kiên Giang
-
Phù Dung Cổ Tự Với Tình Sử “áo Cưới Trước Cổng Chùa” (VOA)
-
PHÓNG SỰ VIỆT NAM: Sự Tích áo Cưới Trước Cổng Chùa Phù Dung
-
Phù Dung Tự (chùa Phù Cừ) Hà Tiên - Kiên Giang (có Phụ đề)
-
Thuyết Minh Sự Tích Lịch Sử Chùa Phù Dung Và Khu Mộ Họ Mạc
-
Tiểu Sử Sư Nữ Phù Cừ, Phù Dung Cổ Tự, Hà Tiên - .vn
-
Những điều ít Ai Biết Về Cổ Tự Phù Dung Hà Tiên
-
Tham Quan Phù Dung Cổ Tự - Ngôi Chùa Cổ Kính Nhất Của Vùng đất ...
-
“Sự Tích” Bí ẩn Của Ngôi Chùa Phù Dung Hà Tiên ! - Hcmcpianofestival
-
“Sự Tích” Bí ẩn Của Ngôi Chùa Phù Dung Hà Tiên - ALONGWALKER
-
Vẻ đẹp Cổ Kính Pha Chút “bí ẩn” Của Chùa Phù Dung Hà Tiên
-
Chùa Phù Dung Hà Tiên- Ngôi Chùa Của Những Sự Tích Huyền Bí
-
Chùa Phù Dung - Cảm Nhận Việt Nam
-
Chùa Phù Dung
-
Chùa Phù Dung: Ngôi Chùa Cổ đẹp Nhất Kiên Giang - Halo Travel
-
Hà Tiên: Hình ảnh Chùa Phù Dung | Những Ngày Hưu Trí