Huyết áp Kẹp Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả

Liên quan đến huyết áp chúng ta thường biết về bệnh huyết áp cao hoặc bệnh huyết áp thấp mà ít người biết đến huyết áp kẹp. Thực tế thì huyết áp kẹt cũng tương đối nguy hiểm, do đó mọi người nên trang bị kiến thức về tình trạng huyết áp này. Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ thông tin huyết áp kẹp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng huyết áp kẹp và cách phòng ngừa huyết áp kẹt. Các bạn tham khảo nhé.

Mục lục:

Toggle
  • Huyết áp kẹp là gì?
  • Nguyên nhân gây huyết áp kẹp
  • Nhận biết triệu chứng huyết áp kẹp
  • Huyết áp kẹp rất có nguy hiểm không?
  • Điều trị huyết áp kẹp
  • Biện pháp phòng ngừa huyết áp kẹp

Huyết áp kẹp là gì?

Như chúng ta biết huyết áp là áp suất của mạch máu biểu hiện bằng hai loại: số tối đa phản ánh sức bóp của tim và số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch.

Huyết áp bình thường là khi đo bằng máy đo huyết áp chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.

Còn huyết áp kẹp là khi chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương <=25mmHg (hoặc <=20 mmHg.

Ví dụ: khi huyết áp tâm thu bằng 110 thì huyết áp tâm trương vào khoảng 65 – 75 và nếu huyết áp tâm trương là 85 – 90 thì có thể coi là huyết áp kẹt.

Huyết áp kẹp là gì

Huyết áp kẹp là gì

Triệu chứng của huyết áp kẹp: Ngủ kém, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hơi thở ngắn, nói hụt hơi. Mệt mỏi, khó thở. Cảm giác người lạnh hơn lúc bình thường…

Nguyên nhân gây huyết áp kẹp

Nguyên dẫn đến kẹp huyết áp là giảm huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm trương. Một số trường hợp như

  • Do mất máu nội mạch: Do dịch thoát khỏi nổi mạch trong bệnh suất huyết, chấn thương hoặc suy tim.
  • Bệnh van tim: Khi van động mạch chủ hẹp, lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong thì tâm thu gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến kẹp huyết áp.
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Chèn ép tim (tràn máu tràn dịch màng ngoài tim). Cổ trướng cũng gây huyết áp kẹt…

> Bên cạnh huyết áp kẹp, thì huyết áp cao vô căn cũng là căn bệnh được nhiều người quan tâm và tìm hiểu

Nhận biết triệu chứng huyết áp kẹp

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của huyết áp kẹp:

  • Đau đầu: Cơn đau đầu thường dữ dội, có thể kèm theo cảm giác nhức nhối ở thái dương hoặc vùng chẩm.
  • Hoa mắt, chóng mặt: Cảm giác mất thăng bằng, choáng váng, đặc biệt khi đứng lên đột ngột.
  • Tức ngực, khó thở: Do tim phải làm việc quá sức để bơm máu đi nuôi cơ thể.
  • Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Đặc biệt khi huyết áp tăng lên đột ngột.
  • Rối loạn thị giác: Nhìn mờ, nháy mắt, nhìn đôi.
  • Đau nhức cơ bắp: Cảm giác đau nhức ở các nhóm cơ.
  • Thay đổi tâm trạng: Cáu gắt, dễ bị kích thích, lo lắng.

Lưu ý:

  • Các triệu chứng trên có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau.
  • Một số người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng, hoặc các triệu chứng rất nhẹ.
  • Các triệu chứng của huyết áp kẹp có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như đau đầu căng thẳng, thiếu máu não…

Huyết áp kẹp rất có nguy hiểm không?

Khi huyết áp kẹp khiến cho tim suy yếu, bơm máu kém làm cho tuần hoàn bị giảm, ứ chế, gây lực cản ngoại vi lớn, dễ gây phì đại thất trái dẫn đến suy tim và đột quỵ.

Huyết áp kẹt khiến cơ thể mệt mỏi, hoạt động của tim gặp nhiều trở ngại trong lúc làm việc…rất dễ dẫn đến suy tim. Huyết áp kẹp sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Huyết áp kẹp rất nguy hiểm

Huyết áp kẹp rất nguy hiểm

Điều trị huyết áp kẹp

Dưới đây là các biện pháp điều trị huyết áp kẹp:

Điều trị nguyên nhân gốc rễ:

  • Bệnh van tim: Nếu huyết áp kẹp do bệnh van tim như hẹp van động mạch chủ, phẫu thuật sửa van hoặc thay van có thể được chỉ định.
  • Suy tim: Điều trị suy tim bao gồm sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors), và thuốc chẹn beta để cải thiện chức năng tim.
  • Chèn ép tim: Khi huyết áp kẹp do chèn ép tim, cần phải xử lý tình trạng này ngay lập tức. Các biện pháp như chọc dịch màng ngoài tim (pericardiocentesis) để giảm áp lực là cần thiết.

Sử dụng thuốc điều trị:

  • Thuốc lợi tiểu: Giúp giảm khối lượng tuần hoàn, từ đó giảm áp lực lên thành mạch và giúp giảm huyết áp.
  • Thuốc giãn mạch: Thuốc này giúp giảm sức cản mạch ngoại vi, từ đó cải thiện lưu thông máu và giảm huyết áp.
  • Thuốc chẹn beta: Được sử dụng để giảm nhịp tim và giảm sức cản mạch, giúp cải thiện tình trạng huyết áp kẹp.

Theo dõi và quản lý tình trạng sức khỏe:

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Việc theo dõi huyết áp thường xuyên giúp phát hiện sớm tình trạng huyết áp kẹp và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
  • Quản lý bệnh lý nền: Nếu có bệnh lý nền như bệnh thận, tiểu đường, cần quản lý tốt các bệnh này để không làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp kẹp.

Tham khảo ý kiến bác sĩ:

  • Thăm khám định kỳ: Huyết áp kẹp có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Việc khám bác sĩ định kỳ và tuân thủ các chỉ dẫn điều trị là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng này.
  • Điều chỉnh thuốc: Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp nhưng không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc để phù hợp hơn.
Người bệnh huyết áp kép cần uống thuốc theo đúng kê toa của bác sĩ

Người bệnh huyết áp kép cần uống thuốc theo đúng kê toa của bác sĩ

Huyết áp kẹp là một tình trạng nghiêm trọng, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Việc kết hợp giữa điều trị y tế, điều chỉnh lối sống và theo dõi sức khỏe định kỳ sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến huyết áp kẹp.

Biện pháp phòng ngừa huyết áp kẹp

Để phòng ngừa tình trạng kẹp huyết áp người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ và tập luyện một cách hợp lý và khoa học nhất.

Đối với chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hằng ngày

  • Cần phải ăn uống đúng giờ, ăn đủ bữa.
  • Tích cực ăn ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, ăn đồ béo…
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức khuya, dậy sớm, sống vui tươi thoải mái, kiểm soát tốt căng thẳng, mệt mỏi u phiền.
  • Tích cực luyện tập thể chất, mỗi ngày nên dành thời gian để luyện tập đi bộ, chạy… hoặc lựa chọn những môn thể thao mình yêu thích để tập luyện, giúp lưu thông máu huyết….
  • Đo huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà

Bệnh huyết áp kẹp nói riêng, các bệnh về huyết áp nói chung đều gây nguy hại đến sức khỏe. Vì thế để đảm bảo sức khỏe, mọi người nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, điều hòa công việc ổn định, phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao đều đặn, hằng ngày để ổn định sức khỏe. Bên trên là một số thông tin về bệnh huyết áp kẹp. Siêu Thị Y Tế hi vọng những thông tin sẽ hữu ích cho các bạn.

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo huyết áp đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus x bosung 30032022 a51648627141.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X Giá bán tham khảo: 1.180.000đ Mua Ngay

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus vital bosung 30032022 a51648611708.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus Vital Giá bán tham khảo: 1.290.000đ Mua Ngay

midistar1544588008.nv

Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar + Giá bán tham khảo: 890.000đ Mua Ngay

may do huyet ap bap tay wellmed fdbp a4 cap usb av21645435159.nv

Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB) Giá bán tham khảo: 760.000đ Mua Ngay

Từ khóa » Tác Hại Của Huyết áp Kẹt