Huyết áp Là Gì - Tổng Quan Sơ Lược Về Huyết áp - Bệnh Viện Bảo Sơn
Có thể bạn quan tâm
Xin chào chuyên mục tư vấn bệnh viện Bảo Sơn, tôi có thể đặt lịch khám bệnh trực tuyến khi đến khám bệnh tại Bảo Sơn hay không? Thời gian gần đây tôi thấy sức khỏe của mình không còn được như trước, thỉnh thoảng nhức mỏi người nên muốn…
Thời gian trả kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Đa Khoa Bảo SơnChào chuyên mục tư vấn – bệnh viện Bảo Sơn. Tôi có một vài thắc mắc mong được chuyên mục giải đáp giúp. Tôi đang muốn tới bệnh viện Bảo Sơn làm một số xét nghiệm y tế để tầm soát bệnh và kiểm tra
Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Đa Khoa Bảo SơnChuyên mục tư vấn cho tôi hỏi quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Bảo Sơn có mất nhiều thời gian hay không? Công việc của tôi khá bận rộn và không có nhiều thời gian; đầu tháng 6 tôi muốn đi khám sức khỏe tổng quát cùng với con…
Gói khám sức khỏe tổng quát tại Bảo Sơn?Hiện tại, bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đang cung cấp nhiều gói khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhất định: gói khám sức khỏe cơ bản, gói khám sức khỏe toàn diện, khám thai trọn gói, gói khám tiền hôn…
Giờ làm việcCác ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Thứ 7 Khám BHYT. Chủ nhật khám Dịch vụ Thời gian: 7:00 đến 17:00 Trực cấp cứu: 24/24
TỔNG QUÁT SƠ LƯỢC VỀ HUYẾT ÁP
Huyết áp động mạch là áp lực của máu lên thành động mạch nhằm để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch.
Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương).
Huyết áp trung bình, gây ra do sức bơm của tim và sức cản trong mạch máu, sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim. Huyết áp giảm nhanh nhất khi máu chạy trong các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch và tiếp tục giảm khi máu đi qua các mao mạch và huyết áp đạt mức nhỏ nhất trong tĩnh mạch quay trở lại tim.
+ Đơn vị: Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân (mmHg), được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số
+ Huyết áp tâm thu (hay còn gọi là huyết áp tối đa): Đây là mức huyết áp cao nhất trong trong mạch máu. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co (tim ở trạng thái co bóp). Biểu thị là chỉ số lớn hơn hay chỉ số ở trên trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm thu thường thay đổi tùy theo độ tuổi, thường từ 90 đến 140 mmHg.
+ Huyết áp tâm trương (hay còn gọi là huyết áp tối thiểu): Đây là mức huyết áp thấp nhất trong lòng mạch máu xảy ra giữa các lần tim co bóp. Huyết áp tâm trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra (cơ tim được thả lỏng). Biểu thị là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm trương dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg.
Những thay đổi về huyết áp trong chu kỳ tim
Tim bơm máu vào động mạch từng đợt gây ra huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
+ Huyết áp động mạch cao nhất khi tim co bóp trong thì tâm thất thu. Áp suất tại thời điểm này gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu. Huyết áp tâm thu thay đổi tùy tuổi, thường từ 90-140mmHg.
+ Huyết áp trong thì tâm thất dãn là huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm trương thay đổi từ 50-90mmHg.
Huyết áp ở người được đo ở cánh tay, gọi là huyết áp động mạch.
Các yếu tố ảnh hưởng huyết áp
+ Nhịp tim và lực co tim: Tim đập nhanh, mạnh làm tăng huyết áp. Tim đập chậm, lực co tim giảm thì huyết áp giảm.
+ Sức cản của mạch máu: Lòng mạch hẹp lại do thành máu bị xơ vữa, làm tăng huyết áp. Tuổi già, thành mạch kém đàn hồi gây bệnh cao huyết áp.
+ Khối lượng máu: Khi mất máu, khối lượng máu giảm làm huyết áp giảm. Thường xuyên ăn mặn làm áp suất thẩm thấu tăng, tăng thể tích máu gây bệnh cao huyết áp.
+ Độ quánh máu
Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch. Huyết áp giảm dần là do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong hệ mạch.
Bất kỳ tác nhân nào làm thay đổi những yếu tố: nhịp tim, thể tích máu, tiết diện mạch,… đều làm thay đổi huyết áp.
Huyết áp có thể biến động tạm thời khi hoạt động lao động nặng, tập thể thao, xúc động mạnh, nồng độ O2 trong không khí thấp,…
Phân độ tăng huyết áp
Bảng 2: Bảng phân độ tăng huyết áp
Huyết áp cao và huyết áp thấp khác nhau như thế nào?
+ Cao huyết áp (hay tăng huyết áp): Là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
+ Huyết áp thấp (hay hạ huyết áp): Là tình trạng huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg, làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch. Ngược lại, huyết áp cao làm tăng áp lực của máu tác động lên thành tĩnh mạch gây nhiều áp lực cho tim và các bộ phận khác trên cơ thể.
Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng váng và ngất. Đây là hậu quả khá phổ biến, khi huyết áp giảm đột ngột, não bộ không kịp thích nghi với tình trạng thiếu oxy bất ngờ. Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái choáng váng. Ngất xỉu có thể gây tai nạn nguy hiểm khi người bệnh đang đứng trên cao, điều khiển phương tiện giao thông hay đi cầu thang…
Một số chất tác động dẫn đến thay đổi huyết áp
Co các mạch máu nhỏ và các tiểu động mạch gây tăng sức cản nên tăng huyết áp và giảm lưu lượng máu đến mô.
Co các mạch máu lớn đặc biệt là tĩnh mạch do đó nó dồn máu về tim. Đây là khâu quan trọng trong điều hòa lưu lượng máu, nhằm đưa máu đến cơ quan cần thiết, đang hoạt động từ những nơi ít cần cung cấp máu hơn.
Các sợi thần kinh giao cảm tới tim làm tăng tần số tim, tăng lực co tim gây tăng huyết áp.
Thần kinh phó giao cảm: đối với điều hòa huyết áp động mạch thì ít quan trọng. Dây X có tác động chủ yếu tại tim, làm giảm tần số tim và làm nhẹ lực co cơ tim nên gây hạ huyết áp.
Yếu tố thể dịch: các chất gây co mạch như adrenalin, noradrenalin.
+ Adrenalin: làm co mạch dưới da, giãn mạch vành, mạch não, mạch thận, giãn mạch cơ vân nên chủ yếu làm tăng huyết áp tối đa.
+ Noradrenalin: co mạch toàn thân nên tăng cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
+ Hệ thống renin-angiotensin: khi huyết áp giảm, máu đến thận cũng giảm làm các tế bào cạnh cầu thận tiết renin vào máu. Dưới tác dụng của renin AG chuyển thành AG1. Sau đó dưới tác dụng của conversin AG1 chuyển thành AG2 (bị phân hủy rất nhanh bởi angiotensinase).
AG2 làm tăng huyết áp rất mạnh do
+ Co tiểu động mạch sát mao mạch, tác dụng co mạch của AG2 mạnh gấp 30 lần noradrenalin.
+ Kích thích vỏ thượng thận tiết aldosterol để làm tăng hấp thu Na+.
+ Kích thích trực tiếp lên ống thận làm tăng tái hấp thu Na+.
+ Kích thích trên nền não thất 4 gây tăng trương lực mạch máu.
+ Kích thích tận cùng thần kinh giao cảm gây tăng bài tiết Nordrenalin.
+ Giảm tái nhập Nor trở về các khúc tận cùng.
+ Tăng tính nhạy cảm của Nor với mạch máu.
+ AG2 làm THA mạnh do tăng lưu lượng máu và tăng sức cản ngoại vi.
Vasopresin (ADH): khi HA giảm thì vasopressin được tiết nhiều vào máu gây THA. Gây co mạch trực tiếp khi HA giảm quá thấp thì tác dụng THA của vasopressin rất quan trọng (khi HA giảm dưới 50mmHg). Ngoài tác dụng co mạch thì còn tăng tái hấp thu nước ở ống thận.
Các chất gây giãn mạch
+ Bradykinin: lưu hành trong máu dưới dạng bất hoạt, được chuyển thành dạng hoạt động dưới tác dụng của kalikrein. Bradykinin gây giãn mạch và làm tăng tính thấm mao mạch gây hạ HA
+ Histamin: Do các mô trong cơ thể sản xuất ra. Histamin làm tăng tính thấm của mao mạch, gây dãn mạch và làm giảm huyết áp.
+ PG: Một số gây co mạch nhưng đa số làm giãn mạch và tăng tính thấm mao mạch gây hạ huyết áp.
Các yếu tố khác
+ Ion Ca2+: Nồng độ ion Canxi trong máu cao làm tim đập nhanh và gây co mạch.
+ NO: Được tiết ra từ các tế bào nội mạc. NO là chất cảm ứng chính gây dãn mạch, làm giảm huyết áp. (Tác dụng của NO được tìm ra bởi ba nhà khoa học Mỹ là: Robert Furchgott, Louis Ignarro và Ferid Murad. Nghiên cứu của họ đã được giải Nobel năm 1998).
+ Ion K+: tăng gây giãn mạch do K+ ức chế sự co cơ trơn thành mạch.
+ Ion Mg2+: tăng gây giãn mạch.
+ O2 giảm CO2 tăng: giãn mạch.
+ Endothelin: Là một chất cảm ứng mạnh làm co mạch, có bản chất là một peptide. (Đây là kết quả của các nghiên cứu độc lập của Masashi Yanagisawa – nghiên cứu sinh tại đại học Tsukuba ở Nhật Bản)
Biến chứng của tăng huyết áp
– Các biến chứng về não: lượng máu cung cấp cho não giảm dẫn tới suy giảm nhanh chóng chức năng não bộ hay đột quỵ. Các biến chứng về não như tai biến mạch não (bao gồm cả xuất huyết não và nhũn não); bệnh não do THA…
– Các biến chứng tim mạch: nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim…
– Các biến chứng về thận: tăng huyết áp gây biến chứng làm thành mạch máu thận tổn thương, lọc không hiệu quả, làm cho dịch và chất thải tồn dư trong cơ thể: : đái ra protein; suy thận…
– Các biến chứng về mắt: Tăng huyết áp gây tổn thương cấc mạch máu trong võng mạc gây mất thị lực. Các biến chứng tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
– Các biến chứng về mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Bài viết cùng chủ đềKIỂM TRA VI KHUẨN HP QUA HƠI THỞ
TEST HƠI THỞ ĐỂ KIỂM TRA VI KHUẨN HP – Chỉ sau 10 PHÚT, có ngay kết quả Vi khuẩn HP ...VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP (RSV): MỐI NGUY HIỂM TIỀM ẨN ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ
VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP (RSV): MỐI NGUY HIỂM TIỀM ẨN ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ Các triệu chứng như ho, sốt, ...BVĐK BẢO SƠN: SIÊU ÂM PHÁT HIỆN THAI NHI BỊ GIÃN RUỘT NON – RUỘT GIÀ DO TẮC RUỘT
BVĐK BẢO SƠN: SIÊU ÂM PHÁT HIỆN THAI NHI BỊ GIÃN RUỘT NON – RUỘT GIÀ DO TẮC RUỘT Siêu âm ...CẤP CỨU CHO BỆNH NHÂN SỐC CHẤN THƯƠNG – MẤT MÁU – NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG DO CƯA GỖ CẮT VÀO CHÂN
CẤP CỨU CHO BỆNH NHÂN SỐC CHẤN THƯƠNG – MẤT MÁU – NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG DO CƯA GỖ ... TEO NÃO TUỔI GIÀ: BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Teo não là tình trạng các tế bào thần kinh bị ...KHÁM SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TUYỂN CHỌN CÔNG DÂN NHẬP NGŨ NĂM 2025
BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN KẾT HỢP CÙNG UBND XÃ LONG THÀNH TỔ CHỨC KHÁM SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN ... ĐẶT LỊCH KHÁMĐĂNG KÝ TƯ VẤN
CUNG CẤP THÔNG TIN * : Tôi đồng ý cung cấp thông tin này
Chính sách thu thập dữ liệu - Phương thức thanh toán áp dụng- Trang chủ
- Giới thiệu
- Lời giới thiệu
- Sứ mệnh – Tầm Nhìn
- Cơ sở vật chất
- Chuyên Gia – Bác sĩ
- Tin tức
- Tin tức y khoa
- Tin tức thời sự
- Khám sức khỏe doanh nghiệp
- Hoạt động bệnh viện
- CHUYÊN KHOA
- KHOA NGOẠI SẢN
- KHOA NỘI NHI
- KHOA CẬN LÂM SÀNG
- KHOA KHÁM BỆNH
- KHOA DƯỢC
- KHOA YHCT-PHCN
- NHÀ THUỐC
- PHÒNG KHÁM RĂNG HÀM MẶT
- PHÒNG KHÁM MẮT
- DỊCH VỤ
- BẢNG GIÁ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN BẢO SƠN
- Gói khám sức khỏe định kỳ cơ bản
- Gói khám sức khỏe định kỳ nâng cao
- Gói khám phụ khoa
- Gói khám tiền hôn nhân
- CÁC GÓI KHÁM THAI SẢN
- Gói khám thai trọn gói
- Gói sàng lọc dị tật trước sinh
- CÁC GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ
- Gói tầm soát ung thư cơ bản
- Gói tầm soát ung thư nâng cao
- KHÁM SỨC KHỎE DOANH NGHIỆP
- CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH
- DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CẤP CỨU
- BẢNG GIÁ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN BẢO SƠN
- Dịch vụ hỗ trợ
- Tư vấn
- Hợp tác
- Hợp tác chuyên môn
- Hợp tác ngân hàng
- Đấu thầu
- Tuyển Dụng
- Tin tuyển Dụng
- Văn hóa Bảo Sơn
- Liên hệ WooCommerce not Found
- Newsletter
Từ khóa » Chỉ Số Huyết áp Cao Nhất ở Tĩnh Mạch Chủ
-
Chỉ Số đo Huyết áp Bình Thường ở Người Khỏe Mạnh Là Bao Nhiêu?
-
Huyết áp Là Gì? | Vinmec
-
Huyết áp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 15 Chỉ Số Huyết áp Cao Nhất ở Tĩnh Mạch Chủ
-
Tăng Huyết áp - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Theo Dõi Huyết áp động Mạch - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Huyết áp Là Gì? Thế Nào Là Huyết áp Cao, Huyết áp Thấp?
-
THEO DÕI HUYẾT ÁP - Health Việt Nam
-
Huyết áp ở Người Trưởng Thành Là Bao Nhiêu? - Siêu Thị Y Tế
-
Tăng Huyết áp - Kẻ Giết Người Thầm Lặng
-
Huyết áp Bao Nhiêu Là Bình Thường
-
Tăng Huyết áp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, Cách Phòng ...
-
Lý Giải Nguyên Nhân Dẫn đến Tình Trạng Huyết áp Không ổn định
-
[PDF] SINH LÝ HỆ MẠCH - UMP