HUYẾT ÁP THẤP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Có thể bạn quan tâm
Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam giới lẫn nữ, ở lứa tuổi dậy thì và người cao tuổi. Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng.
Huyết áp thấp còn được gọi là chứng giảm huyết áp. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, huyết áp thấp có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho tim, khiến người bệnh bị ngất, choáng và còn dẫn tới một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết.
CHỈ SỐ CẢNH BẢO BỆNH HUYẾT ÁP THẤP
Huyết áp thấp là khi áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch bị giảm xuống thấp hơn so với mức bình thường.
Huyết áp được xác định bởi hai chỉ số là huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới), được tính bằng đơn vị mmHg.
Ở người bình thường, huyết áp có thể thay đổi đôi chút tùy theo độ tuổi, sức khỏe, thời điểm, vị trí đo,… nhưng sẽ dao động quanh mức 120/80 mmHg. Khi huyết áp tâm thu ≤ 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≤ 60mmHg, chẳng hạn như 85/50, 90/50, 100/60, 100/70… kèm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… thì được chẩn đoán là bệnh huyết áp thấp và cần điều trị.
Tình trạng này dễ gặp ở phụ nữ bởi nội tiết tố trong cơ thể thường xuyên bị thay đổi, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, giai đoạn sau khi sinh và đang nuôi con nhỏ, cơ thể hay bị suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA HUYẾT ÁP THẤP
Có rất nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp như:
– Không đủ thể tích máu trong lòng mạch. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bị mất máu hoặc mất nước, nghĩa là cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết. Bạn có thể bị mất nước nếu:
+ Không uống đủ nước
+ Bị tiêu chảy hoặc nôn nhiều
+ Đổ mồ hôi nhiều (ví dụ trong khi tập thể dục)
– Tim co bóp yếu
– Hệ thần kinh và một số hormone trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường
– Mang thai
– Các vấn đề về nội tiết như tuyến giáp không hoạt động (nhược giáp), tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)
– Kiệt sức do nhiệt hoặc cảm nhiệt
– Một số loại thuốc không cần kê toa
– Một số loại thuốc theo toa như thuốc trị cao huyết ấp, trầm cảm hoặc Parkinson.
Ở một số bệnh nhân, huyết áp thấp có thể có liên quan đến một vấn đề khác như:
– Tiểu đường
– Parkinson
– Suy tim
– Loạn nhịp tim (nhịp tim đập bất thường)
– Phì đại hoặc giãn nở các mạch máu
– Bệnh gan.
Ngoài ra, những người không nằm trong các trường hợp trên cũng có thể bị huyết áp thấp. Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc huyết áp thấp hơn những người trẻ. Huyết áp thấp cũng là vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai. Một số trường hợp, huyết áp có thể giảm đột ngột, trong những trường hợp này, nguyên nhân có thể là:
– Mất máu do xuất huyết
– Nhiệt độ cơ thể thấp
– Nhiệt độ cơ thể cao
– Bệnh cơ tim gây suy tim
– Nhiễm nấm, nhiễm trùng máu nặng
– Mất nước nghiêm trọng do nôn, tiêu chảy hoặc sốt
– Phản ứng với thuốc hoặc rượu
– Phản ứng dị ứng trầm trọng hay còn gọi là quá mẫn.
CÁC DẠNG HUYẾT ÁP THƯỜNG GẶP
– Huyết áp thấp cơ địa: mặc dù chỉ số huyết áp luôn ở mức 90/60mmHg nhưng không hề có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt….
– Huyết áp thấp tư thế đứng (hạ huyết áp tư thế đứng): Huyết áp giảm khi thay đổi tư thế đột ngột, chẳng hạn như đang nằm hay ngồi sau đó đứng lên nhanh..
– Huyết áp thấp qua trung gian thần kinh: tình trạng hạ huyết áp sau khi đứng quá lâu. Thường gặp ở những người trẻ tuổi do làm việc ở tư thế đứng trong một thời gian dài, kèm theo tâm lý căng thẳng, stress hay sợ hãi.
– Huyết áp thấp sau khi ăn: thường xuất hiện sau một bữa ăn quá no hoặc tiêu thụ nhiều thức ăn giàu carbohydrat, và hay gặp ở người lớn tuổi, người bệnh Parkinson.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA HUYẾT ÁP THẤP
Mỗi người sẽ có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau về tình trạng tụt huyết áp, có thể với bạn chỉ là hoa mắt, chóng mặt, với những người khác thì sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng. Nhưng hầu hết người mắc bệnh huyết áp thấp đều gặp một hoặc kết hợp nhiều triệu chứng sau đây:
– Mệt mỏi: Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống.
– Đau đầu: Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng.
– Choáng, ngất: Những người bị huyết áp thấp khi ở mức độ nghiêm trọng có thể sẽ có triệu chứng của ngất (tình trạng mất ý thức đột ngột).
– Thị lực giảm (nhìn mọi vật mờ đi): Thị lực bị giảm làm mờ mắt. Cách tốt nhất là bạn nên tìm một chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi, cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.
– Hoa mắt, chóng mặt: Thường xuất hiện vào những lúc thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm, hoặc khi đứng trong nhiều giờ liền.
– Mất tập trung: Khi cơ thể hạ huyết áp thì máu sẽ không đủ cung cấp đến não như bình thường, từ đó khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường.
– Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt: Khi huyết áp thấp, chân tay của bạn thường có cảm giác bị tê cóng và lạnh ở bên trong cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể bạn không thể duy trì việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, gây giảm thân nhiệt.
– Tim đập nhanh: Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể bạn bị thiếu oxy nghiêm trọng, điều này khiến tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, khó thở.
– Đỏ mặt, có cảm giác hồi hộp.
– Buồn nôn: cảm giác lợm giọng và buồn nôn là dấu hiệu khi huyết áp bị thấp
– Mất ý thức tạm thời.
– Suy nhược cơ thể: Người bệnh trải qua rất nhiều những biểu hiện khó chịu khiến cơ thể mệt mỏi lâu ngày sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.
Dấu hiệu của huyết áp thấp tuy không đến rầm rộ như huyết áp cao, nhưng những gì nó gây ra lại làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày.
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA HUYẾT ÁP THẤP
Các triệu chứng huyết áp thấp thường không xuất hiện quá rầm rộ khiến nhiều người chủ quan không thăm khám, điều trị sớm, hậu quả là phải đối mặt với những rủi ro đáng tiếc sau:
– Ngã: Tụt huyết áp khiến tim đập nhanh, choáng váng, ngất xỉu tại chỗ và có thể không may sẽ bị ngã gãy xương hoặc chấn thương đầu.
– Sốc: Là tình trạng cấp cứu trong đó huyết áp giảm mạnh đột ngột và không thể tự điều chỉnh lại mức bình thường, khiến các cơ quan bị thiếu máu nghiêm trọng, điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
– Giảm trí nhớ: Huyết áp thấp làm giảm lưu lượng máu lên não, các tế bào thần kinh không đủ oxy, dưỡng chất lâu dần thoái hóa dẫn tới suy giảm trí nhớ. Theo nghiên cứu, những người bệnh huyết áp thấp từ 2 năm trở lên có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ cao gấp hai lần so với người bình thường.
– Biến cố tim mạch, đột quỵ não: Huyết áp thấp khiến dòng máu đến nuôi dưỡng tim và não giảm, máu ứ trệ trong lòng mạch làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc mạch. Theo thống kê, có khoảng 10-15% số người bị tai biến mạch máu não và 25% số người bị nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp gây ra, điều này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP
Huyết áp thấp có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách. Do đó biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh huyết áp thấp hiệu quả nhất là phòng ngừa bệnh. Bạn có thể phòng ngừa bệnh huyết áp thấp bằng những cách sau đây:
Chế độ dinh dưỡng
– Nên ăn mặn hơn người bình thường. Người bị huyết áp thấp nên ăn 10-15g muối mỗi ngày.
– Ăn nhiều chất dinh dưỡng, đủ bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, bạn nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và cần cố gắng hạn chế những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mỳ…
– Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi. Một số thức ăn đồ uống có tác dụng tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, trà cam thảo, gừng rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp thấp.
– Không nên dùng những thức ăn có tính lợi tiểu như: rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô…
– Uống nhiều nước có thể giúp tăng thể tích máu, làm giảm một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây ra huyết áp thấp. Ngoài ra uống nước cũng giúp tránh tình trạng mất nước. Tránh sử dụng đồ uống có cồn, có ga.
Về sinh hoạt
– Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc (7-8h/ngày).
– Người bị huyết áp thấp rất hay bị hoa mắt, chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế, vì vậy khi ngồi dậy cần phải từ từ. Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao.
– Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng không được tắm quá lâu.
– Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn chán,… có thể càng làm huyết áp hạ thêm.
– Tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng (10 – 15 phút/ngày) như đi bộ, cầu lông, bóng bàn. Nên tránh các môn thể thao dễ gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy, điền kinh. Tuy nhiên không nên hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ đang lên cao.
Với những người bị huyết áp thấp, việc thăm khám định kì là vô cùng cần thiết để cân bằng sức khỏe.
——✫—-✬—-✫——
Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt: Đường Nguyễn Tất Thành, Định Trung, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Tổng đài: 1900 1269/ 02113.656.252. Hotline: 0949.232.115
Từ khóa » Chỉ Số Huyết áp Thấp Là Bao
-
Huyết áp Bao Nhiêu Là Thấp? - Vinmec
-
Huyết áp Thấp Là Bao Nhiêu Và Thường Gặp ở Các đối Tượng Nào?
-
Tụt Huyết áp Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm, đối Tượng Nào Cần Cẩn Trọng?
-
Huyết áp Thấp Có Thể đe Dọa đến Tính Mạng - Vinmec
-
Huyết áp Thấp Là Bao Nhiêu? Huyết áp Thấp Nên Làm Gì? - Toshiko
-
Chỉ Số Huyết áp Bao Nhiêu Là Bình Thường? Các Yếu Tố ảnh Hưởng?
-
Huyết áp Bao Nhiêu Là Bình Thường? - Thiết Bị Y Tế Omron
-
Huyết áp Bao Nhiêu Là Bình Thường
-
Chỉ Số Huyết áp Trung Bình Từng độ Tuổi Là Bao Nhiêu? • Hello Bacsi
-
TỤT HUYẾT ÁP BAO NHIÊU LÀ NGUY HIỂM
-
Huyết áp 100/60 Là Cao Hay Thấp? Huyết áp Thấp Là Bao Nhiêu?
-
Huyết áp Thấp Là Gì? Những điều Cần Biết | Pacific Cross Việt Nam
-
Huyết áp Người Già Bao Nhiêu Là Bình Thường? - Siêu Thị Y Tế
-
Chỉ Số Huyết Áp Thấp Là Bao Nhiêu? Huyết Áp Thấp Có Nguy Hiểm?