Huyết Khối Tĩnh Mạch Chi Dưới

Skip to content
  1. Trang chủ
  2. /
  3. Tin tức
  4. /
  5. Bài viết chuyên môn
  6. /
  7. Huyết khối tĩnh mạch chi dưới

Thạc sỹ Nguyễn Trung Dũng

Trưởng khoa Khám bệnh

 

Tổng quan

Các tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu trở về tim từ các cơ quan trong cơ thể, huyết khối tĩnh mạch sâu là cục máu đông được hình thành từ tĩnh mạch thường ở chi dưới.

Khi hình thành cục máu đông ở trong tĩnh mạch sau, một phần cục máu đông có thể vỡ ra và trôi theo dòng máu, di chuyển cho đến khi mắc lại ở các mạch máu nhỏ hơn. Thường các cục máu dừng lại ở phổi gây tắc mạch phổi, khi bị tắc mạch phổi tình trạng bệnh nhân sẽ rất nặng, nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng gợi ý Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới :

–    Chân đau hoặc chuột rút bắp đùi hoặc bắp chân

–    Sưng chân thường là một bên chân

–    Da cảm thấy ấm áp khi chạm vào

–    Sẹo màu đỏ hoặc sọc đỏ

–    Khó thở không rõ nguyên nhân

–    Thở nhanh

–    Đau ngực bất cứ nơi nào trong lồng ngực (có thể nặng hơn khi thở sâu)

–    Nhịp tim nhanh

–    Có thể ho ra máu

          

        

 

 

Các yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới bao gồm:

–    Phẫu thuật vùng khung chậu

–    Phẫu thuật chỉnh hình

–    Liệt chi dưới do tổn thương tuỷ sống

–    Gãy xương chậu hoặc xương đùi

–    Đa chấn thương

–    Ung thư – tất cả các bệnh ung thư làm tăng nguy cơ, đặc biệt nếu ung thư lan rộng, và nếu đó là ung thư phổi, não, lymphoma, hệ thống phụ khoa (như buồng trứng hay tử cung), hoặc đường tiêu hóa (như tuyến tụy hay dạ dày). Ở bệnh nhân ung thư, hóa trị liệu và phẫu thuật ung thư sẽ làm tăng nguy cơ huyết tĩnh mạch.

Các yếu tố khác:      

–    Tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch – Bệnh nhân tiền sử huyết khối tĩnh mạch  trước đây có nguy cơ tái phát cao.

–    Tuổi – Bệnh nhân trên 40 tuổi có nguy cơ cao hơn, và nguy cơ đó sẽ tăng gấp đôi với mỗi thập kỷ tiếp theo.

–    Béo phì — Những người bị chứng béo phì có nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch gấp 2 lần so với những người có trọng lượng bình thường, và càng cao thì nguy cơ càng cao.

–    Bệnh nhân nằm bất động kéo dài làm tăng khả năng huyết khối tĩnh mạch.

–    Điều trị Estrogen cho các triệu chứng mãn kinh

–    Tiền sử gia đình có bệnh HKTM — đặc biệt nếu đây là người thân trong gia đình bị huyết khối tĩnh mạch (cha mẹ, anh chị em ruột, con)

–    Những người ít vận động

–    Các bệnh di truyền có liên quan đến yếu tố đông máu.

 

  Huyết khối tĩnh mạch sau chi dưới và phụ nữ mang thai:

Phụ nữ đang mang thai, hoặc vừa mới sinh có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch lớn hơn khi có các yếu tố sau:

–    Tiền sử đã bị Huyết khối tĩnh mạch

–    Béo phì

–    Bất động kéo dài

–    Sinh đôi

–    Tuổi của người mẹ cao tuổi

–    Các bệnh khác trong thời kỳ mang thai, như ung thư, nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc thiếu máu / tiền sản giật

Các xét nghiệm để chẩn đoán

–    Xét nghiệm công thức máu, đông máu cơ bản, đặc biệt là định lượng nồng độ D- Dimer trong máu…

–    Siêu âm Doppler mạch máu nếu nghi ngờ HKTM sâu

–    Chụp X Quang , chụp CTScaner phổi nếu nghi ngờ có tắc mạch phổi

Điều trị

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và tắc mạch phổi là những bệnh nghiêm trọng đe doạ đến tính mạng, cần được điều trị càng sớm càng tốt hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Mục tiêu điều trị

–    Hạn chế không cho cục máu đông phát triển

–    Ngăn chặn tái phát huyết khối tĩnh mạch sâu

–    Phòng ngừa tắc mạch phổi và các biến chứng khác.

Các biện pháp điều trị

–    Thuốc chống đông: Heparin trọng lượng phân tử thấp, các thuốc chống đông dạng uống như Warfarin, Rivaroxaban, Dabigatran….

–    Điều trị tan huyết khối, bao gồm các thuốc tiêu sợi huyết như là một chất kích hoạt plasminogen mô (tPA),  một enzyme giải đông như Streptokinase, Urokinase….

–    Thủ thuật phẫu thuật cũng có thể được sử dụng: Các bác sỹ có thể  đặt một bộ lọc (filter) vào tĩnh mạch chủ dưới của cơ thể, để ngăn cục máu đông di chuyển vào phổi. 

–    Mang tất áp lực để làm giảm sưng nề, nhanh hồi phục và giúp hạn chế suy tĩnh mạch chi dưới .

Các biện pháp dự phòng Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

–    Tập thể dục thường xuyên

–    Duy trì cân nặng hợp lý tránh thừa cân

–    Không nên ngồi bắt chéo chân kéo dài

–    Nếu bệnh nhân phẫu thuật phải bất động dài ngày cần được điều trị dự phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

 

Liên kếtTrang
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Ban Giám đốc
    • Ban chấp hành Đảng bộ
    • Ban chấp hành Công đoàn
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban chấp hành Đoàn Thanh niên
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Video
    • Lịch tuần, lịch trực
    • Công tác xã hội
  • Hướng dẫn người bệnh
    • Quy trình khám chữa bệnh
    • Sơ đồ bệnh viện
    • Hướng dẫn tìm đường
  • Dich vụ y tế
    • Khám chữa bệnh theo yêu cầu
    • Dịch vụ y tế tại nhà
    • Dịch vụ kĩ thuật Cận lâm sàng
    • Dịch vụ kĩ thuật Ngoại khoa
    • Dịch vụ kĩ thuật Nội khoa
  • Đào tạo – NCKH
    • Đào tạo chỉ đạo tuyến
      • Danh sách đăng kí đào tạo
      • Danh sách đã hoàn thành đào tạo
    • Kiến thức chuyên môn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Khoa – phòng chức năng
  • Liên hệ
  • 2024 © Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Liên hệ nhanh
  • Hotline: 19001536
  • Phòng KHTH: 0237.3951467
  • lienhe@bvdktinhthanhhoa.com.vn
  • Bộ Y tế: 1900 -9095
  • Sở Y tế: (0237). 3759313
  • Chat messenger

Từ khóa » Thuyên Tắc Tĩnh Mạch Chi Dưới