Huyệt Kiên Trinh: Vị Trí, Tác Dụng Và Hướng Dẫn Cách Bấm Chính Xác ...
Có thể bạn quan tâm
4.7/5 - (3 bình chọn)
Đặt lịch hẹn
Huyệt Kiên Trinh: Vị trí, tác dụng và hướng dẫn cách bấm chính xác nhất
Huyệt Kiên Trinh: Vị trí, tác dụng và hướng dẫn cách bấm chính xác nhất
Đặt lịch
Trong số hơn 100 huyệt đạo trên cơ thể người sẽ có những huyệt có tác dụng điều trị một số bệnh về viêm khớp, đau vai gáy, bả vai, cánh tay, bàn tay,… và huyệt Kiên Trinh chính là nằm trong số đó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chung nhất về vị trí, tác dụng chính của huyệt cũng như hướng dẫn cách bấm chuẩn xác nhất.
Huyệt Kiên Trinh là gì? Vị trí chính xác trên cơ thể
Huyệt Kiên Trinh (Jiànzhèn – Tsienn Tchenn) là một huyệt đạo thứ 9 trong bộ Tiểu trường kinh trong toàn bộ hệ thống kinh mạch của con người. Về giải thích tên, Kiên tức là bả vai, Trinh là bình thường, chính ý nghĩa tên này cũng nói lên vị trí chính xác của huyệt đạo trên cơ thể.
Huyệt Kiên Trinh có vị trí chính xác mặt sau vai, ở chỗ lõm cong của xương bả vai, nằm ngay sau huyệt Kiên Ngung, trong khoảng 2 cạnh xương rời ra, tra sẽ sờ thấy huyệt vị Kiên Trinh.
Để sờ và bấm được huyệt Kiên Trinh bạn chỉ cần đặt hai cánh tay lên hông sườn. Từ đầu nếp của nách thẳng lên 1 tấc, hoặc điểm giao nhau giữa huyệt Kiên Ngung và đường quang qua lằn nách. Huyệt nằm cách tuyến giữa của lưng 6 tấc.
Huyệt này có tác động rất lớn đến sự hoạt động của bả vai, cánh tay, chức năng vận động của nửa thân trên. Do đó trong một vài trường hợp bệnh lý về xương khớp ở vị trí này sẽ được chủ trị bấm huyệt Kiên Trinh.
Tác dụng của huyệt Kiên Trinh đối với sức khỏe
Là một huyệt đạo thuộc kinh Tiểu trường nên huyệt Kiên Trinh cũng có những tác dụng nhất định trong việc điều trị một số những loại bệnh. Cụ thể tác dụng của huyệt vị đối với sức khỏe con người phải kể đến như sau:
- Trị đau khớp quanh bả vai
Đau khớp quanh bả vai là bệnh lý mà nhiều người thường gặp hiện nay, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường văn phòng, hoặc những người thường xuyên mang vác, vận động nặng. Đau khớp ở vị trí này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người, mọi hoạt động sinh hoạt cũng bị gián đoạn.
Trong trường hợp này bạn có thể áp dụng châm cứu, bấm huyệt tại huyệt Kiên Trinh, những tác động vào huyệt sẽ đả thông kinh mạch, giúp máu vận chuyển đến cơ quan và những vị trí viêm, đau nhức tốt hơn. Việc các cơ khớp được tưới máu thường xuyên sẽ giúp giảm nhanh những cơn đau và hỗ trợ điều trị bệnh rõ rệt.
- Chữa bệnh liệt chi tay
Liệt chi là do những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương, não bộ, rễ thần kinh liên quan đến chi tay, khiến đường truyền tín hiệu từ tay đến não bộ bị đứt đoạn. Khi đó, não bộ sẽ không điều khiển được chi bị liệt và cơ quan đó cũng sẽ không còn cảm giác gì trước mọi tác động, lực mạnh chạm vào. Máu sẽ không chảy đến cơ quan này nữa.
Một cách chữa liệt chi tay rất phổ biến chính là châm cứu, bấm huyệt theo một lộ trình nhất định. Hình thức này sẽ tác động vào huyệt Kiên Trinh đóng vai trò quan trọng ở khớp bả vai và chi tay.
Khi đó, huyệt được đả thông, khơi thông những vị trí tắc nghẽn, hỗ trợ máu có thể được chảy đến những cơ quan này. Kiên trì thực hiện trong một thời gian dài cùng kết hợp thêm nhiều hình thức điều trị chuyên biệt khác sẽ có hy vọng chữa khỏi liệt chi tay.
- Trị bệnh mồ hôi nách ra nhiều, gây mùi
Huyệt Kiên Trinh còn đặc trị bệnh mồ hôi nách ra nhiều, gây mùi khó chịu. Bởi huyệt đạo này cũng là nơi giao thoa của nhiều đường kinh mạch liên quan đến vị trí này. Cho nên trong một vài trường hợp bấm huyệt, châm cứu kết hợp Đông y điều trị bệnh, người thực hiện cũng sẽ áp dụng huyệt Kiên Trinh.
Hướng dẫn bấm huyệt đúng chuẩn nhất
Để có thể thấy những tác dụng mà huyệt Kiên Trinh mang lại cho sức khỏe con người, người bệnh phải được tiến hành bấm huyệt hoặc châm cứu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt chuẩn xác nhất:
- Bước 1: Để bấm được huyệt vị này, người bệnh cần nằm sấp trên giường, hai tay khoanh lại đưa lên trước mặt, thả lỏng toàn bộ cơ thể.
- Bước 2: Người thực hiện tiến hành xác định đúng vị trí của huyệt đạo trên cơ thể theo hướng dẫn ở phần trên đã giới thiệu chi tiết.
- Bước 3: Tiến hành đưa ngón tay cái vào vị trí huyệt, dồn một lực vừa phải vào đầu ngón tay ấn xuống huyệt, day nhẹ và xoay thành vòng tròn theo chiều kim đông hồ. Thực hiện trong khoảng 1 phút rồi dừng lại, cho người bệnh hít thở đều, rồi thực hiện thêm 3 – 5 lần nữa.
Lưu ý là khi bấm huyệt không dồn lực quá mạnh tránh tình trạng lực quá mạnh gây đau và thâm tím ở vị trí huyệt đạo này. Bạn có thể thực hiện bấm huyệt hằng ngày nhưng với những người bị bệnh về xương khớp ở bả vai, cánh tay cần được kết hợp cùng những phương pháp điều trị chuyên biệt. Bấm huyệt hay châm cứu chỉ là hình thức hỗ trợ điều trị bệnh không thay thế thuốc chữa bệnh.
Trên đây là các thông tin chung nhất về huyệt Kiên Trinh muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những điều này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn và có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe của bản thân trong cuộc sống.
Từ khóa » Cách Xác định Huyệt Kiên Tỉnh
-
Tác Dụng Của Huyệt Kiên Tỉnh | Vinmec
-
Huyệt Kiên Ngung Nằm ở đâu Và Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Huyệt Kiên Tỉnh Là Gì? 3 ứng Dụng Chữa Bệnh Phổ Biến Nhất
-
Huyệt Kiên Tỉnh: Vị Trí Và Cách Trị Bệnh Thường Gặp
-
Huyệt Kiên Tỉnh: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Tác Động
-
Huyệt Kiên Tỉnh Là Gì? Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Bấm Huyệt Chính Xác
-
Kiên Tỉnh
-
Huyệt Kiên Tỉnh Nằm ở đâu? Tác Dụng Và Cách Bấm Huyệt
-
Huyệt Kiên Tỉnh Là Gì? Vị Trí, Công Dụng Và Cách Trị Bệnh Thường Gặp
-
Huyệt Kiên Tỉnh Là Gì? Vị Trí Và ứng Dụng điều Trị Thoái Hóa đốt ...
-
Sổ Tay Dùng Huyệt: Huyệt Kiên Tỉnh | Học Trị Liệu - HOCTRILIEU.COM
-
KIÊN TỈNH - Phúc Tâm Đường
-
Huyệt Kiên Tỉnh - Ghế Massage Okasa