Huyết Thanh (Globulin) Miễn Dịch Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
- Đối tác Hot
- RSS
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Bệnh viện
- Phòng khám
- Bác sĩ
- Gói khám
- Tin sức khoẻ
- Thông Tin Sức Khỏe
- Cẩm nang tiêm chủng
- Tra cứu
- Tra cứu bệnh
- Tra cứu thuốc
- Tra cứu từ điển y khoa
- Tra cứu phẫu thuật
- Tra cứu xét nghiệm y khoa
- Tra cứu thảo dược
- Đối tác Hot
- RSS
- Trang chủ
- Thông Tin Sức Khỏe
- Huyết thanh (Globulin) miễn dịch là gì?
Mục lục:
- Nội dung chính
1. Huyết thanh miễn dịch là gì?
Huyết thanh miễn dịch hay kháng huyết thanh còn gọi là Globulin miễn dịch hay immunoglobulin là một lượng kháng thể có nguồn gốc từ người hoặc động vật, giúp cho cơ thể có kháng thể để dự phòng, điều trị bệnh, điều trị phối hợp và điều trị thay thế để chống lại các căn bệnh nguy hiểm, nhất là những căn bệnh về truyền nhiễm.
Huyết thanh miễn dịch phân loại theo cách chế tạo và theo cách tác dụng. Cụ thể:
- Phân loại theo cách chế tạo gồm: Huyết thanh miễn dịch không đặc hiệu, huyết thanh miễn dịch đặc hiệu và huyết thanh miễn dịch tinh chế.
- Phân loại theo cách tác dụng gồm: Huyết thanh kháng vi khuẩn, huyết thanh kháng vi rút, huyết thanh kháng độc tố và huyết thanh đa giá, huyết thanh đơn giá.
2. Sự hình thành huyết thanh miễn dịch
Huyết thanh miễn dịch có thể cứu sống nhiều bệnh nhân trong những trường hợp nguy kịch. Đây là ưu điểm tuyệt vời, nổi trội hơn hẳn so với các loại vắc xin. Bởi vì nếu tiêm phòng vắc xin thì cần một thời gian dài mới bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây bệnh được.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã điều chế huyết thanh miễn dịch bằng cách kết hợp với các kháng nguyên đặc hiệu hay còn gọi là những protein lạ cùng những thành phần vi sinh khác, có thể là vi rút hay vi khuẩn có lợi. Khi kết hợp những thành phần này lại, sẽ có thể tiêu diệt các loại vi rút gây bệnh, từ đó triệt tiêu những mầm mống gây bệnh.
Có thể tiến hành sản xuất huyết thanh miễn dịch bằng cách tiêm những loại vi rút hay vi khuẩn không có hại vào các loại động vật, sau đó lấy máu của chúng làm mẫu phẩm.
3. Nguyên tắc sử dụng huyết thanh miễn dịch
Sử dụng Globulin miễn dịch cần phải đảm bảo nguyên tắc vô cùng chặt chẽ3.1 Nguyên tắc chung
Nguyên tắc chung khi sử dụng huyết thanh miễn dịch là:
- Phải dùng đúng đối tượng cần huyết thanh miễn dịch
- Đúng thời gian, đúng đường và đúng liều lượng.
- Biết cách phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn do huyết thanh miễn dịch mang lại.
- Biết phối hợp sử dụng với VX.
- Bảo quản huyết thanh miễn dịch theo đúng quy định.
3.2 Cách đưa huyết thanh miễn dịch vào cơ thể
- Đưa huyết thanh miễn dịch vào cơ thể bằng đường tiêm bắp.
- Đưa huyết thanh miễn dịch bằng đường tiêm tĩnh mạch: Với đường tiêm tĩnh mạch dễ có phản ứng không mong muốn, nên không được khuyến khích hơn so với đường tiêm bắp. Lưu ý: Không được tiêm tĩnh mạch những huyết thanh có nguồn gốc từ động vật.
Liều dùng: Sẽ tùy vào tuổi và cân nặng của bệnh nhân, trung bình từ 0,1 -1 ml/kg cân nặng tùy loại huyết thanh và mục đích sử dụng. Một số huyết thanh được tính theo đơn vị như kháng độc tố uốn ván, bạch hầu, trung bình là 250 đơn vị cho 1 lần. Liều điều trị sẽ cao hơn liều dự phòng.
Thời gian dùng: Đưa huyết thanh miễn dịch vào cơ thể càng sớm càng tốt.
Đối tượng dùng: 3 nhóm đối tượng thường được sử dụng:
- Phòng và điều trị nhiễm trùng: Huyết thanh kháng Uốn ván (SAT); huyết thanh kháng Bạch hầu (SAD) và huyết thanh kháng Dại (SAR),...
- Điều hòa miễn dịch: Chỉ định dùng cho các đối tượng có bệnh bạch cầu lympho mạn tính; bệnh thiếu hụt dưới lớp IgG; bệnh Giảm bạch cầu trung tính tự miễn; bệnh thiếu máu tan huyết tự miễn; bệnh viêm khớp; nhiễm trùng sơ sinh; lupus ban đỏ.
- Điều trị thay thế: Điều trị thay thế thiếu hụt miễn dịch tiên phát như giảm gammaglobulin máu tiên phát, thiếu hụt tính đặc hiệu kháng thể, thiếu hụt ái lực kháng thể và điều trị thay thế thiếu hụt miễn dịch thứ phát như trong bệnh BC lympho mạn tính, ghép tủy, đa chấn thương, hội chứng thiếu hụt MD mắc phải.
Không điều trị globulin với các trường hợp mất protein thứ phát như: Hội chứng thận hư, bệnh đường ruột mãn tính và Bỏng nặng.
4. Phản ứng của huyết thanh miễn dịch
Tiêm huyết thanh miễn dịchKhi tiêm huyết thanh miễn dịch thường có các phản ứng sau:
Phản ứng tại chỗ: Với biểu hiện nơi tiêm có thể đau, mẩn đỏ, nhưng sẽ hết sau vài ngày và không gây nguy hiểm.
Phản ứng toàn thân: Bệnh nhân sẽ có biểu hiện rét run, khó thở, đau khớp, có thể nhức đầu và nôn. Nặng nhất là sốc huyết thanh, có thể xuất hiện sau khi tiêm lần thứ nhất 10 đến 14 ngày, vì lúc đó cơ thể đã sinh kháng thể chống lại hoặc xảy ra ngay khi tiêm hoặc một vài ngày sau khi tiêm huyết thanh lần thứ 2. Triệu chứng thường gặp là khó thở, Ngứa và Nổi mề đay toàn thân, đau bụng, bí tiểu...
Do vậy, để đề phòng phản ứng do huyết thanh, trước khi dùng cần lưu ý:
- Hỏi bệnh nhân đã dùng huyết thanh lần nào chưa. Nếu bệnh nhân đã dùng một lần thì cần phải thận trọng khi dùng từ lần thứ 2 trở đi, vì tỉ lệ phản ứng cao hơn so với lần thứ nhất.
- Làm phản ứng giải mẫn cảm bằng cách pha loãng huyết thanh 10 lần với nước muối sinh lý vô khuẩn. Tiêm 0,1ml vào trong da, 20 phút sau không có hiện tượng nổi ửng đỏ thì có thể tiêm huyết thanh . Nếu có ửng đỏ tại nơi tiêm sau 15 – 20 phút thì không nên tiêm vì đã có phản ứng. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân bắt buộc phải dùng thì chia nhỏ tổng liều để tiêm dần, cách nhau 20-30 phút.
- Trong quá trình truyền huyết thanh phải luôn theo dõi liên tục, cẩn thận và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xử lý kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra.
- Đối với người bệnh, cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Tránh đến những nơi không uy tín vì chất lượng huyết thanh khó kiểm soát và huyết thanh dễ nhiễm trùng, nếu đưa vào trong cơ thể sẽ khiến cơ thể mắc các loại bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng huyết,...
Từ khóa » Gamma Globulin Miễn Dịch
-
Globulin Miễn Dịch Hoạt động Thế Nào? | Vinmec
-
Huyết Thanh (Globulin) Miễn Dịch Là Gì? | Vinmec
-
Thiếu Gamma Globulin Thoáng Qua ở Trẻ Sơ Sinh - Miễn Dịch Học
-
Globulin Miễn Dịch Tiêm Tĩnh Mạch (IGIV): Thuốc Gây Miễn ...
-
Globulin Gamma – Wikipedia Tiếng Việt
-
Globulin Miễn Dịch Tiêm Tĩnh Mạch - Y Khoa Phước An
-
Ý Nghĩa Lâm Sàng Của Các Globulin Miễn Dịch IgG, IgM Và IgA
-
Chỉ Số Globulin Miễn Dịch Cao Hay Thấp Phản ánh điều Gì? | Medlatec
-
Flebogamma 5% DIF - Health Việt Nam
-
GAMMA GLOBULIN (globulin Miễn Dịch) Là Gì? Ứng Dụng Của Xét ...
-
COVID-19: IVIG Globulin Miễn Dịch Tiêm Tĩnh Mạch - HSCC
-
Globulin Miễn Dịch Kháng Dại Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng ...
-
Immune Globulin Human Là Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
GLOBULIN MIỄN DỊCH TIÊM BẮP