Huỳnh Wynn Trần - Bác Sĩ Việt Từng Làm Nail, Bồi Bàn, Học Tối ...

BCat@Gương Mặt

public6 năm trước

Huỳnh Wynn Trần - Bác Sĩ Việt Từng Làm Nail, Bồi Bàn, Học Tối Ngày Để 'Mang Thế Giới' Về Cho Đồng Nghiệp Việt Nam

18 năm lăn lộn trên đất Mỹ, Tiến sĩ Huỳnh Wynn Trần đã nhiều lần chỉ muốn xách balo về nước.

Tốt nghiệp ngành Y ĐH Buffalo và chương trình Tiến sĩ Y khoa tại trường Y khoa, ĐH State University of New York, hiện bác sĩ Huỳnh Wynn Trần là chủ một phòng khám tư ở khu người Việt phía đông Los Angeles.

Bác sĩ Huỳnh hiện còn là bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Methodist Hospital, chuyên nhận bác sĩ nội trú đến phòng khám của mình để giảng dạy. Anh cũng đang giảng dạy tại trường Y của California Northstate University.

Một số chi tiết trong bài viết được đề cập trong cuốn sách sắp xuất bản 'Từ Kiến trúc sư thành bác sĩ' của tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Wynn Trần.

Từ một sinh viên kiến trúc năm cuối ở Việt Nam, sau 18 năm, Tiến sĩ Huỳnh đã có bằng bác sĩ, là chủ một phòng khám tư và đang giảng dạy ở một trường y khoa.

Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần đã có một hành trình không dễ dàng trên đất Mỹ. Ảnh: NVCC

Cú ‘sốc’ điểm C của sinh viên giỏi

Để đạt được những thành quả này, anh đã phải trải qua vô vàn khó khăn, thách thức mà chỉ những người từng lăn lộn nơi xứ người mới có thể thấm thía.

Khó khăn đầu tiên đến với anh là ngôn ngữ. Mặc dù là một sinh viên giỏi ở Việt Nam với vốn tiếng Anh được bạn bè ngưỡng mộ, nhưng khi đặt chân sang Mỹ, trong tuần đầu tiên của khóa tiếng Anh, anh nhận điểm C to đùng.

"Tôi buồn đến muốn khóc khi nghĩ đến gia đình đang vất vả mưu sinh cho tôi được đi học. Tôi càng buồn hơn khi nhớ đến thời oanh liệt ở Việt Nam, được vây quanh bởi những lời khen và sự thán phục đàn em", BS Huỳnh nói.

Sau đó, nhờ sự chỉ dẫn của một nhà giáo già, anh đã thay đổi cách học của mình và dần tiến bộ hơn.

Tốt nghiệp trường Kiến trúc ở Mỹ, anh ra trường và tìm được công việc đúng ngành nghề theo học. Nhưng sau khi đi làm 2 năm, anh nhận thấy công việc không phù hợp với mình. Anh quyết định theo học trường Y và chấp nhận quay lại vạch xuất phát.

"Danh sách những việc sẽ phải làm “to-do-list" để chuẩn bị cho nghề y tương lai của tôi dài hơn 3 trang giấy, chi chít những khoanh tròn, sắp xếp thứ hạng ưu tiên những việc cần làm ngay" – bác sĩ Huỳnh kể.

Để rút ngắn thời gian học và tiết kiệm tiền bạc, anh dự tính mình sẽ phải nhận số tín chỉ nhiều gấp rưỡi hoặc gấp đôi sinh viên bình thường. ‘Tôi cũng tính sẽ đi làm thêm sau giờ học buổi chiều hoặc cuối tuần để có thêm tiền trả nợ. Khi người ta chưa biết mùi thất nghiệp thì họ ít có cảm giác thiếu thốn. Khi người ta thất nghiệp thì cái thiếu thốn đó hiện rõ ra, dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ’, nam bác sĩ chia sẻ.

Bác sĩ Huỳnh đã phải làm đủ các loại công việc để có tiền ăn học. Ảnh: NVCC

Cách lái xe lên dốc khi túi chỉ còn 5 đô la

Bác sĩ Huỳnh nhớ lại một kỷ niệm vào tuần thứ 2 đi học. Khi thấy xe sắp hết xăng, anh móc ví lấy tiền đổ xăng nhưng ví chỉ còn 5 đô la.

"Tôi chợt nhớ ra mình đã nghỉ việc. Tôi đổ xăng vừa đúng 5 USD và cố chạy tiết kiệm nhất có thể. Chiếc Honda Civic số tay nên lên dốc tôi dùng trớn xe, ít đạp ga, chỉ để xe vừa đủ lên dốc. Những lúc xuống dốc, tôi trả cần số về 0 và giữ ga tối thiểu. Sau này tôi vẫn nhớ lại cảm giác những lần chạy kiểu tiết kiệm đó". Anh cũng nhớ về kỷ niệm đi làm "nail" (làm móng) - một công việc rất phổ biến với người Việt ở Mỹ.
"Đây là nghề kiếm được khá nhiều tiền ở Michigan vì đa số khách hàng là người Mỹ trắng, thường cho tiền típ cao. Ai làm nail ở Michigan cũng có nhà cao cửa rộng, đi xe Lexus láng cóng. Nghề nail cũng không cần giỏi tiếng Anh, chỉ cần giao tiếp sơ sơ với khách hàng. Tôi nhẩm tính mình có thể làm hai ngày cuối tuần và kiếm được trên 150 đô la (trong khi làm kiến trúc, tôi nhận được 100 đô mỗi ngày)", BS Huỳnh nói.

Nhưng mọi thứ không đơn giản như dự tính của anh. Trong những ngày làm việc đầu tiên, mùi hăng hắc của keo dán khiến anh không chịu nổi và phải nghỉ việc ngay sau đó.

Làm ‘nail’ không thành, anh lại chuyển sang chạy bàn cho một nhà hàng Trung Quốc. Khi đang làm ở nhà hàng thì có người giới thiệu anh đi làm phiên dịch viên cho bệnh nhân người Việt ở bệnh viện. Thấy công việc ít nặng nhọc, lại gần gũi với ngành nghề mình đang theo học, anh thấy thích công việc này và làm lâu dài về sau.

'Khi đã chọn sống và làm việc ở Mỹ, hãy tìm cách thoát ra khỏi ‘comfort zone’ (vùng an toàn) của mình' - bác sĩ Huỳnh chia sẻ. Ảnh: NVCC

Sau một năm nỗ lực, anh tốt nghiệp xuất sắc văn bằng đại học thứ 2 về y sinh học. ‘Cái giá tôi phải trả cũng không quá đắt. Tôi giảm 5 kg và già đi gần 10 tuổi do phải liên tục thức khuya làm thông dịch viên và học bài’.Suốt những năm học nghề y, lịch học và làm việc của anh kín mít. Buổi sáng, anh học gấp đôi so với bạn cùng lớp. Buổi chiều học xong, anh về ăn rồi lăn ra ngủ. Đến đêm, anh lại thức làm dịch thuật qua điện thoại đến sáng rồi đi học tiếp. "Thế nhưng hình như lịch làm việc như vậy vẫn chưa đủ cực. Tôi hy sinh thêm một buổi ngủ nướng cuối tuần, xin làm tình nguyện ở bệnh viện. Trong suốt những ngày tháng cực nhọc của mình, tôi luôn nghĩ tới viễn cảnh một ngày sẽ trở thành bác sĩ, mặc áo trắng khám bệnh", anh bộc bạch.

Cùng lúc đó, anh được vinh danh tại bệnh viện do làm thiện nguyện tốt. Một bác sĩ trong bệnh viện đã viết cho anh một lá thư giới thiệu rất hay để nộp hồ sơ vào trường Y.

Đừng chọn sống an toàn với cộng đồng người Việt

Nhìn lại chặng đường mình đã đi qua, bác sĩ Huỳnh nói, yếu tố quan trọng nhất là hãy mạnh dạn theo đuổi ước mơ. Trong nhiều lần về Việt Nam nói chuyện với sinh viên, anh nhận thấy các bạn hay tiếc.

"Các bạn thấy ngành mình đang học không phù hợp, muốn chuyển sang ngành khác nhưng không dám, vì tiếc. Nếu không dám thay đổi vì tiếc thì 10 năm sau, các bạn vẫn làm công việc đó, vị trí đó và cứ nuối tiếc mãi. Tôi cho rằng không bao giờ là muộn với những người trẻ", BS nói.

Từ kinh nghiệm của mình, bác sĩ Huỳnh chia sẻ: "Các bạn đừng nghĩ quá xa về việc mình có làm được không, đừng đặt ra những mục tiêu quá lớn, mà hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ và hoàn thành nó từng chút một. Một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra mình đã xây được một bức tường từ những viên gạch nhỏ".

Anh cho rằng, khi đã chọn sống và làm việc ở Mỹ, hãy tìm cách thoát ra khỏi ‘comfort zone’ (vùng an toàn) của mình. "Người Việt Nam qua đây thích ở Cali - những nơi có nhiều người Việt sinh sống. Nhưng làm như thế sẽ không đi xa được. Bạn hãy tự tin sống chung với người bản địa, với văn hóa bản địa. Đã qua Mỹ, đã đi du học là phải hòa mình vào cộng đồng của người bản địa".

"Đã có những lúc tôi nhớ Việt Nam tới nao lòng. Đã có những lúc tôi muốn bỏ hết mọi thứ về Việt Nam sống… Nhưng vượt qua được những giai đoạn đó, tôi học được cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống của mình", anh Huỳnh kể.Anh cho rằng, khi đã chọn sống và làm việc ở Mỹ, hãy tìm cách thoát ra khỏi ‘comfort zone’ (vùng an toàn) của mình. "Người Việt Nam qua đây thích ở Cali - những nơi có nhiều người Việt sinh sống. Nhưng làm như thế sẽ không đi xa được. Bạn hãy tự tin sống chung với người bản địa, với văn hóa bản địa. Đã qua Mỹ, đã đi du học là phải hòa mình vào cộng đồng của người bản địa".

Anh cũng từng chứng kiến, có những người đang có vị trí, công việc tốt ở Việt Nam, sang Mỹ định cư, biết nỗ lực phấn đấu, vẫn có được một công việc tốt ở Mỹ. Theo anh, sự chăm chỉ đóng vai trò rất quan trọng.

Ngoài ra, để sống tốt ở Mỹ còn cần sự nhạy cảm về văn hóa. "Thay vì rủ nhau đi làm ‘nail’ hay trốn thuế thì mình phải tìm hiểu về luật pháp sở tại, về văn hóa bản xứ, chứ không phải là a dua theo văn hóa người Việt ở đó".

Mang Việt Nam ra thế giới và ngược lại

Tốt nghiệp ĐH Kiến trúc ở Mỹ, Huỳnh vào làm ở một công ty chuyên về thiết kế phòng khám và bệnh viện ở vùng tây Michigan, nhưng cơ duyên đưa anh đến với nghề y.

"Ngày đầu tiên tôi đến Mỹ lúc 11h đêm. Hai giờ sau, ba tôi lên cơn đau tim phải vào Bệnh viện Holland. Buổi sáng đầu tiên của tôi tại Mỹ là ở phòng cấp cứu bệnh viện. Tôi và gia đình không rành tiếng Anh và phải nhờ thông dịch viên để hỏi bệnh. Cảm kích sự giúp đỡ của các bác sĩ, sau này tôi đã quay lại đây làm tình nguyện viên và thông dịch viên.

Làm kiến trúc một thời gian, khách hàng đã mời tôi đến thiết kế thêm một phòng mạch và tôi bắt đầu thấy thích ngành y" - bác sĩ Huỳnh nói với Tuổi Trẻ.

Chỉ sau 2 năm tốt nghiệp kiến trúc, anh lại bỏ hết để bắt đầu một chặng đường mới của cuộc đời: theo học dự bị y khoa. Lúc này, anh cũng phải lấy gấp đôi, thậm chí gấp 2,5 lần số tín chỉ của một sinh viên bình thường.

Sau một năm, anh có bằng đại học thứ hai và nộp đơn vào y khoa, nhưng không may ở năm đầu tiên. Không bỏ cuộc, Huỳnh xin làm nhà hàng để sống, ban đêm làm thêm bằng trực điện thoại và thi lại. Năm sau (2007), Huỳnh được 6 đại học Y ở Mỹ nhận, và anh chọn học một trường ở NewYork.

Một chặng đường từ một người nhập cư không rành tiếng Anh thành một bác sĩ ở Mỹ, giờ đây là người chủ trì của lớp học tiếng Anh trên mạng cho những người đồng hương thật dài.

Huỳnh kể những năm đầu học y khoa, anh có các thầy là bác sĩ Ấn Độ. Anh rất băn khoăn vì sao đó không phải là bác sĩ Việt Nam. Dần dà anh biết các bác sĩ đó tốt nghiệp tại Ấn Độ và sau này theo học bác sĩ nội trú ở Mỹ.

"Tôi đã tìm hiểu về việc học bác sĩ nội trú ở Mỹ và sáng lập ra VietMD. Tôi hi vọng VietMD sẽ tiếp tục phát triển, là tổ chức chuyên dạy tiếng Anh chuyên ngành và hỗ trợ chuyên môn cho các bác sĩ VN ở khắp nơi. Tôi luôn nghĩ mình là người Việt và muốn làm gì đó cho quê hương mình" - Huỳnh nói với Tuổi Trẻ.

Mang Việt Nam ra thế giới và ngược lại

Bác sĩ Hoàng Bảo Long, làm việc tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và đang hỗ trợ VietMD ở đầu cầu Hà Nội, cho hay anh đã tham gia VietMD từ những ngày đầu người đồng nghiệp Trần Huỳnh sáng lập ra tổ chức này ở Mỹ.

Múi giờ khác nhau, khi các đồng nghiệp ở VN làm việc thì các bạn ở Mỹ đang ngủ, và sau đó khi các bạn ở Mỹ bình minh thì họ phải đến bệnh viện làm việc. Nhưng bằng sự kiên nhẫn và tận tâm, từ khởi đầu của bác sĩ Huỳnh và dần dà có thêm các bác sĩ người Việt ở Canada, Úc và Mỹ tham gia các lớp học online của VietMD.

Không chỉ tiếng Anh, các bác sĩ và điều dưỡng đã trao đổi với nhau cả về những căn bệnh mới, cách điều trị hay cả cách ứng xử, kinh nghiệm thăm hỏi người bệnh.

"Anh Huỳnh đã rất tận tâm mới có thể duy trì được những khóa học này. Tôi luôn thấy mừng vì mình đã góp phần cùng bác sĩ Huỳnh có đóng góp cho đồng nghiệp" - bác sĩ Long nói.

Nhưng Huỳnh cho hay, không phải những nỗ lực mà anh và các đồng nghiệp người Việt ở nước ngoài bỏ ra hoàn toàn là "cho đi", mà anh cũng nhận lại được rất nhiều.

Qua những lớp học đã duy trì được gần 10 năm qua, Huỳnh gặp thêm được nhiều đồng nghiệp, biết thêm được những câu chuyện chuyên môn và cuộc sống mới mẻ. Từ trên không gian ảo, Huỳnh cũng đã thu xếp những chuyến về Việt Nam hướng dẫn về tiếng Anh chuyên ngành y khoa.

Theo kenh14.vn & tuoitre.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,943 lượt xem

Thích 0Không thích 0Chia sẻ Lưu bài

Từ khóa » Tiểu Sử Dr Wynn Tran