I. Các Thời Kì Xây Dựng Và Phát Triển đất Nước - Củng Cố Kiến Thức

I. Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước

1. Thời kì dựng nước đầu tiên.

- Thế kỉ VII TCN:

Sau hàng chục vạn năm sinh sống và mở rộng vùng cư trú, các tộc người Việt cổ đã hợp nhất, dựng lên nhà nước Văn Lang, sau đó là Âu Lạc. Một nền văn minh lúa nước hình thành với nhiều thành tựu văn hóa đặc sắc.

- Thế kỷ II TCN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các triều đại phương Bắc và phải trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, cả dân tộc đấu tranh kiên cường để tự giải phóng và gìn giữ nền văn hóa của tổ tiên.

- Những thế kỉ đầu Công nguyên, ở Nam Trung Bộ ngày nay, quốc gia Lâm Ấp – Chăm-pa ra đời.

- Ở vùng Tây Nam Bộ, quốc gia Phù Nam hình thành. Trong khi Cham-pa phát triển với nền văn minh độc đáo, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thì vào thế kỉ VI, quốc gia Phù Nam suy sụp.

2. Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập.

- Đầu thế kỉ X, người Việt lật đổ chế độ đô hộ của nhà Đường, giành lại quyền tự chủ, độc lập. Năm 968, lấy quốc hiệu Đại Cồ Việt, đến năm 1054, đổi thành Đại Việt và trở thành tên nước cho đến cuối thế kỉ XVIII.

- Nhà nước quân chủ phong kiến ra đời, từng bước sửa đổi và đến cuối thế kỷ XV, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Kinh tế nông nghiệp phát triển, ruộng đồng được mở rộng, hệ thống trị thủy, thủy lợi hoàn chỉnh.

- Công thương nghiệp phát triển đa dạng, những sản phẩm thủ công như tơ lụa, gồm sứ, vàng bạc… có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, thu hút thương nhân nước ngoài. Kinh thành Thăng Long trở thành đô thị phồn vinh với 36 phố phường.

- Năm 1070, giáo dục Đại Việt ra đời.

- Nho giáo, Phật giáo thịnh hành, Nho giáo ngày càng được đề cao.

- Văn hóa chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Thời kì đất nước bị chia cắt.

- Chiến tranh phong kiến bùng nổ, kéo dài trong nhiều thập kỉ, đất nước chia cắt làm 2 miền gồm Đàng Trong Đàng Ngoài với 2 chính quyền riêng.

- Nền quân chủ không còn vững chắc như trước.

- Kinh tế bị khủng hoảng, đến thế kỷ XVII mới phục hồi.

+ Nông nghiệp Đàng Ngoài ổn định và phát triển, ở Đàng Trong, lãnh thổ được mở rộng, đất Gia Định trở thành vựa thóc lớn.

+ Từ đầu thế kỉ XVII, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh; giao lưu với nước ngoài mở rộng tạo điều kiện cho các đô thị hình thành, hưng khởi.

- Văn hóa dân gian phát triển mạnh.

- Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở hai Đàng khủng hoảng dẫn đến phong trào nông dân bùng nổ, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn.

4. Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

- Năm 1820, nhà Nguyễn được thành lập và duy trì bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến, nhưng nền quân chủ phong kiến đã bước vào khủng hoảng suy vong.

- Chính sách “đóng cửa” của nhà Nguyễn hạn chế sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam trở nên lạc hậu, kém phát triển.

- Nho giáo được độc tôn.

- Văn hóa chữ Nôm phát triển mạnh mẽ.

- Các cuộc khởi nghĩa nông dân nối tiếp nhau bùng nổ.

- Năm 1858, Thực dân Pháp xâm lược nước ta, đất nước bước sang thời kì mới.

II. Công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc

- Song song với quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam liên tục phải chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập.

- Kháng chiến chống xâm lược Tần (cuối thế kỷ III TCN).

- Sau thất bại của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu, nhân dân Việt cổ rơi vào cảnh Bắc thuộc trong hơn 1000 năm.

- Đến thế kỉ X, bắt đầu kỉ nguyên độc lập với nhà nước phong kiến.

- Năm thế kỉ đầu thời phong kiến, các vương triều Tiền Lê, Lí, Trần cùng nhân dân chống những cuộc xâm lược của nhà Tống, Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Đầu thế kỉ XV, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ thất bại, nhân dân khắp nơi tiếp tục khởi nghĩa. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành lại độc lập cho đất nước.

- Nguy cơ ngoại xâm tạm lắng thì những cuộc nội chiến của các thế lực phong kiến đã dẫn đến sự chia cắt đất nước. Vì quyền lợi giai cấp, các tập đoàn thống trị lại mở đường cho quân xâm lược vào nước ta và những người nông dân dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Nguyễn Huệ tiếp tục đánh tan quân Xiêm và Thanh, giành độc lập cho dân tộc.

Từ khóa » Việt Nam Thời Kỳ Dựng Nước