I. Thước Lái Là Gì? - Sửa Chữa Xe ô Tô
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống lái trên ô tô là một hệ thống vô cùng quan trọng. Thước lái được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe ô tô cần được chú ý, bảo dưỡng, thay thế.
Thước lái có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của hành khách trên xe. Song không thể tránh khỏi những hư hỏng, trục trặc trong quá trình sử dụng nên người dùng cần phải hết sức chú ý để bảo vệ an toàn cho bản thân.
Tóm tắt bài viết
- I. Thước lái là gì?
- II. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của thước lái
- 1. Cấu tạo của thước lái
- 2. Nguyên lý hoạt động của thước lái
- III. Các dấu hiệu nhận biết thước lái bị hỏng
- 1. Cảm giác nặng tay lái
- 2. Trả lại tay lái chậm
- 3. Xuất hiện tiếng kêu lạ trong hệ thống lái
- 4. Rotuyn lái – Thanh cân bằng
- 5. Vành tay lái bị rơ
- 6. Thước lái bị chảy dầu
- Lý do nên thực hiện cân chỉnh thước ngay khi có dấu hiệu bất thường
I. Thước lái là gì?
Thước lái là hệ thống lái (steering system) dạng thanh răng và trục vít. Được trang bị trên xe ô tô có nhiệm vụ điều khiển 2 bánh trước của xe qua đó điều khiến hướng xe di chuyển theo ý muốn.
Hệ thống thước được thiết kế để đảm bảo nhiệm vụ điều khiển xe chuyển động. Điều hướng ô tô dễ dàng thông qua vô lăng. Những mẫu ô tô con thường sẽ sử dụng cơ cấu lái thanh răng – bánh răng. Đây là hệ thống kết nối vô lăng với bánh xe trước.
Cần bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế ngay nếu thước lái bị hư hỏng, trục trặc. Như vậy, giúp bảo vệ an toàn tối ưu hơn cho bản thân và cả những người ngồi cùng xe.
Hiện nay, nhà sản xuất đã trang bị hệ thống lái với bộ trợ lực tay lái điện hoặc thủy lực. Nhằm giúp người điều khiển xe được dễ dàng hơn, thoải mái và an toàn hơn.
Nó cho phép người lái xoay bánh xe sang trái/phải một cách dễ dàng. Khi bạn xoay vô lăng thì thước lái sẽ di chuyển. Bơm trợ lực sẽ giúp bạn đánh lái dễ dàng hơn nhiều so với những dòng xe trước đây.
Một số mẫu xe ô tô hiện đại được trang bị hệ thống trợ lực lái điện thay vì hệ thống thủy lực. Nói cách khác, thước lái biến đổi chuyển động tròn của vô lăng thành chuyển động tịnh tiến. Qua đó giúp các bánh xe dịch chuyển sang trái/phải.
II. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của thước lái
1. Cấu tạo của thước lái
Cấu tạo chính gồm một trục vít ăn khớp với thanh răng. Khi người lái xoay vô lăng làm trục vít quay theo. Trục vít ăn khớp với thanh răng nên làm cho thanh răng di chuyển sang trái hoặc phải. Để kết hợp thước lái với moay-ơ bánh xe, người ta bố trí thêm các khớp cầu hay còn gọi là rotuyn. Mỗi thước lái gồm một cặp rotuyn lái trong và rotuyn lái ngoài. Các rotuyn và thanh răng tạo thành một hệ dẫn động lái có hình thang hay còn gọi là hình thang lái.
Và với cơ chế hoạt động như vậy, thì cấu tạo thước lái ô tô sẽ cần yêu cầu những bộ phận như sau:
- Khớp các đăng: Bộ phận này giúp chuyển hướng quay cho các thanh nối ở trục vô lăng. Vì trục vô lăng với bánh răng trên thước lái có kết nối với nhau. Do đó, vô lăng xoay tất nhiên bánh răng cũng quay theo.
- Trục xoay vô lăng: Là phần bao gồm các đoạn nhỏ. Các bộ phận nhỏ này lại được nối với nhau bởi khớp các đăng. Đây trở thành bộ phận quan trọng giúp truyền chuyển động quay từ vị trí vô lăng xuống vị trí bánh răng trong thước lái.
- Thanh răng: Bạn đã hiểu rõ thước lái là gì? Thì thanh răng chính là chi tiết không thể thiếu cấu tạo nên thước lái. Thanh răng nằm trong hệ thống ray trượt tịnh tiến.
- Tay đòn: Giúp truyền chuyển động tịnh tiến từ vị trí thanh ray lên đến các tay khớp bẻ lái.
- Khớp bẻ lái: Có vai trò truyền động lực quay lên bánh xe từ vị trí tay đòn thước lái.
2. Nguyên lý hoạt động của thước lái
Nguyên lý hoạt động của hệ thống này rất đơn giản:
Khi người cầm lái xoay vô lăng, trục vít sẽ xoay theo. Trục vít ăn khớp với thanh răng bên dưới nên làm cho thanh răng di chuyển sang trái hoặc phải.
Thanh răng di chuyển sẽ đẩy hoặc kéo các rotuyn có kết nối moay-ơ bánh xe và qua điều khiến bánh xe hướng ra hoặc hướng vào theo ý muốn.
Thanh răng và các rotuyn tạo thành một hệ thống dẫn động lái theo hình thang. Hình thang này được người ta gọi là hình thang lái.
III. Các dấu hiệu nhận biết thước lái bị hỏng
1. Cảm giác nặng tay lái
Đây là hiện tượng hư hỏng trên thước lái ô tô thường gặp nhất. Nó khiến người lái cảm thấy khó chịu, khi mà phải dùng rất nhiều sức lực để đánh lái. Nó còn thiếu an toàn khi xe di chuyển trên đường nữa, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.
Khi xe của bạn xuất hiện hiện tượng này, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra dầu và bơm trợ lực lái. Có thể dầu trợ lực lái của bạn quá thấp hoặc bơm trợ lực lái đã hư hỏng khiến tình trạng này xảy ra.
Khi xe có tình trạng trên, bạn có thể tự kiểm tra mức dầu trợ lực lái của xe bằng mắt thường. Xem mức đầu trợ lực nằm trong khoảng min – max (low – full) là được. Nếu nhận thấy dầu trợ lực lái bị thiếu, hãy châm thêm dầu để đảm bảo hệ thống lái hoạt động tốt. Trong trường hợp dầu trợ lực lái vẫn còn đủ đầy, hãy mang xe tới các trung tâm sửa chữa thước lái ô tô để được kiểm tra.
2. Trả lại tay lái chậm
Hiện tượng này cũng đi cùng với tay lái nặng do bơm trợ lực của xe hoạt động kém hiệu quả. Vấn đề này có thể là do áp suất và lưu lượng dầu qua bơm giảm khiến thước lái dịch chuyển chậm khi đánh lái.
Thước lái bị hở xéc măng bao kín khiến dầu lọt vào khoang bên cũng gây ra tình trạng trả lái chậm. Ngoài ra cũng có các nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng hư hỏng trên thước lái ô tô thường gặp này là: các đăng lái/ thanh dẫn động lái khô mỡ, bị mòn khiến lực ma sát khi trả lái tăng.
Chúng ta nên mang xe tới garage sửa chữa xe hơi uy tín để kiểm tra và bảo dưỡng ngay khi có thể. Chiếc xe của bạn cần được bôi mỡ vào những khớp đã bị khô. Gia công hoặc thay mới các khớp bị hỏng. Nếu như xéc măng bao kín thước bị hở thì chúng ta cần thay bộ xéc măng mới khi sửa chữa thước lái ô tô.
3. Xuất hiện tiếng kêu lạ trong hệ thống lái
Khi bạn đánh lái mà hệ thống lái phát ra những tiếng động bất thường. Tiếng kêu lạch cạch hoặc rè rè khi bạn vào cua. Thì đây là một trong những triệu chứng rất phổ biến khi hệ thống lái và thước lái ô tô bị hư hỏng. Thông thường, bạn có thể nghe thấy một tiếng đập mạnh khi chuyển hướng xe.
Khi thước lái bị mòn, các bộ phận khác sẽ bắt đầu trở nên lỏng. Đó là lý do vì sao bạn nghe thấy những tiếng lạch cạch hay rè rè khi bạn đánh vô lăng. Bạn cũng có thể nghe thấy tiếng kêu cót két khi lái do ma sát của thước lái hoặc do thiếu chất bôi trơn.
Khi mức dầu trợ lực lái xuống mức quá thấp, hoặc bơm trợ lực hoạt động kém hiệu quả. Thì khi đánh lái xe ô tô sẽ xuất hiện những tiếng động lạ.
Khi đánh lái nhẹ mà có tiếng kêu lục khục dưới gầm. Nguyên nhân hư hỏng thước lái có thể là do bạc lái bị mòn, bị rơ.
Đối với những mẫu xe sử dụng đai dẫn động riêng biệt. Khi đánh lái mà nghe thấy tiếng kêu rít khó chịu thì đó có thể là do đai dẫn động bị trùng. Dẫn tới xuất hiện tình trạng trượt gây ra tiếng kêu.
4. Rotuyn lái – Thanh cân bằng
Các rotuyn lái bị mòn hoặc lỏng cũng có thể xuất hiện tình trạng trễ khi đánh lái vô lăng. Nếu chiếc xe xuất hiện tình trạng trễ khi đánh lái. Bạn hãy kiểm tra xem chúng có bị mòn quá mức hay không. Thường thì bạn sẽ thấy rotuyn ngoài bị mòn trước. Rotuyn lái và thanh cân bằng cần được thay mới sau khoảng 120.000 – 170.000 km.
5. Vành tay lái bị rơ
Độ rơ của vành tai lái sẽ phxản ánh độ rơ của hệ thống lái. Tình trạng này xuất hiện khi chiếc xe đã sử dụng lâu ngày. Các khớp nối như khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái bị mòn làm gia tăng độ trễ khi đánh lái.
Khi độ rơ vành tay lái quá nhiều, bạn nên mang xe tới các trung tâm sửa chữa thước lái ô tô để được bôi thêm mỡ và các khớp lái và điều chỉnh hoặc thay mới bạc lái.
6. Thước lái bị chảy dầu
Hiện tượng chảy dầu ở thước lái có thể do chảy dầu từ phớt thước. Phớt của thước lái bị rách do nước và bụi bẩn bám vào trong suốt thời gian dài. Vấn đề này yêu cầu nhanh chóng được khắc phục để không gặp nguy hiểm.
Lý do nên thực hiện cân chỉnh thước ngay khi có dấu hiệu bất thường
Bạn cần biết thêm về những lợi ích thiết thực của việc cân chỉnh thước. Vì điều này rất quan trọng, nó không chỉ giúp đảm bảo an toàn khi lái xe trên đường. Hơn thế còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
- Chỉnh thước lái định kỳ giúp đảm bảo an toàn khi di chuyển
- Giúp người lái khi lái xe không bị xỉa lái, nhao lái.
- Tránh lốp xe bị mòn không đều. Đồng thời, giúp lốp xe tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ sử dụng hơn.
- Ngăn ngừa hiện tượng vô lăng và bánh xe bị lệch sau đánh lái.
- Giúp việc đánh xe xe diễn ra dễ dàng và được kiểm soát tốt hơn. Nhất là khi có những sự cố bất ngờ.
- Không còn tình trạng rò rỉ đâu. Nên góp phần tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm chi phí.
- Mang đến cảm giác an toàn, tự tin, thoải mái hơn cho người ngồi trên xe. Không gây ra hiện tượng rung lắc khi lái xe.
Do vậy, theo khuyến cáo định kì khoảng 6 tháng hoặc chạy đạt từ 15000-20000km. Ngoài ra, nếu thấy xe có những dấu hiệu bất thường nêu trên, hay xe có va chạm giao thông mạnh.
Tốt nhất, bạn nên thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, cân chỉnh thước lái tại những garage sửa chữa uy tín. Điều này, giúp đảm bảo an toàn nhất cho người dùng xe khi lưu thông.
Như vậy bài viết của https://autotechvietnam.com/ đã giúp các bạn hiểu rõ thước lái là gì? cũng như biết thêm nguyên lí hoạt động, cấu tạo và hư hỏng của nó.
Từ khóa » Hệ Thống Lái Trên ô Tô
-
Hệ Thống Lái ô Tô: Cấu Tạo, Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt động - VinFast
-
Hệ Thống Lái Xe Ô Tô (Cấu Tạo – Phân Loại – Nguyên Lý)
-
Hệ Thống Lái Của ô Tô: Cấu Tạo, Phân Loại, Nguyên Lý Hoạt động
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Hệ Thống Lái Phổ Biến Hiện Nay - Đăng Kiểm
-
Hệ Thống Lái Trên Xe Hơi Hoạt động Như Thế Nào ? - OTO HUI NEWS
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Lái Trên ô Tô - Tailieuoto
-
Hệ Thống Lái Trên ô Tô: Cấu Tạo, Phân Loại Các Trợ Lực Lái Hiện Nay.
-
Cấu Tạo Cơ Bản Của Hệ Thống Lái ô Tô Tải Bạn Cần Biết - An Thái
-
Hệ Thống Lái Trợ Lực ô Tô Và Những điều Bạn Cần Biết - Widdy
-
ĐỒ ÁN KHẢO SÁT VÀ KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI TRÊN Ô TÔ ...
-
CHƯƠNG 8 HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phụ Tùng Hệ Thống Lái ô Tô, Linh Kiện Cụm Lái Và Các Bộ Phận điều ...