IC 555 Là Gì? Lịch Sử Ra đời Của IC 555
Có thể bạn quan tâm
IC 555 là gì – IC 555 là một trong những IC rất nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử. Tuy nhiên, lịch sử phát minh của nó không được nhiều người biết đến. Bài viết này dientu5ngay sẽ đưa bạn vào một hành trình của IC 555 từ khi nó được tạo ra cho đến thời điểm ngày nay.
MỤC LỤC
- IC 555 là gì?
- Sự ra đời của IC hẹn giờ 555
- Chức năng hoạt động của từng chân:
- Từ chân số 1 đến chân số 4 (Bên trái)
- Từ chân số 5 đến chân số 8 (Bên phải)
- Các chế độ làm việc của IC 555 là gì ?
IC 555 là gì?
IC hẹn giờ 555, là một chip tích hợp đa năng, có ứng dụng trong các mạch hẹn giờ , dao động và tạo xung . Nó là một trong những phát minh nổi bật và phổ biến của thế giới điện tử. Một bộ đếm thời gian 555, cũng đáng tin cậy và rẻ như các Op-Amps. Nó có khả năng tạo ra các dạng sóng vuông ổn định với độ chính xác từ 50% đến 100%.
Sự ra đời của IC hẹn giờ 555
Hans R. Camenzind , thiết kế vi mạch 555 đầu tiên vào năm 1971 , thuộc công ty Signetics Corporation của Mỹ . Chính công việc thiết kế này của ông, là điểm nổi bật nhất trong sự nghiệp lẫy lừng của Hans trong lĩnh vực công nghệ vi mạch tích hợp. Câu hỏi IC 555 là gì vẫn chưa dừng lại ở đó.
Năm 1972, Signetics Corp sau đó đã phát hành IC 555 đầu tiên của mình trong các gói hộp kim loại 8 chân kiểu DIP và 8 chân TO5. Chúng có bộ định thời SE / NE555 và là IC hẹn giờ thương mại duy nhất tại thời điểm đó. Chi phí thấp và tính linh hoạt của nó, đã làm cho nó trở thành một sản phẩm HOT trên thị trường. Sau đó nó được sản xuất bởi 12 công ty khác và trở thành sản phẩm bán chạy nhất.
Mặc dù, có người tin rằng vi mạch này được đặt tên từ ba điện trở 5K trong mạch bên trong của nó. Nhưng Hans R Camenzind đã tiết lộ trong cuốn sách của mình, “ Designs Analogue Chips ”, rằng đó là giám đốc Signetics rất thích con số “ 555 ” , dẫn đến việc đặt tên cho mạch.
Chức năng hoạt động của từng chân:
Từ chân số 1 đến chân số 4 (Bên trái)
- Chân 1 (GND): Chân nối GND để giúp cung cấp dòng cho IC hay còn được gọi là Mass chung.
- Chân số 2 (TRIGGER): Được biết đến là chân đầu vào thấp hơn so với điện áp so sánh và được sử dụng giống như 1 chân chốt của một tần số áp. Mạch so sánh ở đây được sử dụng là các Transistor PNP với điện áp chuẩn là ⅔ Vcc.
- Chân số 3 (OUTPUT): Đây là chân được lấy tín hiệu logic đầu ra. Trạng thái tín hiệu ở chân số 3 này được xác định ở mức thấp (mức 0) và mức cao (mức 1).
- Chân số 4 (RESET): Dùng để lập định trạng thái đầu ra của IC 555. Khi chân 4 được nối với Mass thì OUTPUT sẽ ở mức 0. Còn khi chân 4 ở mức cao thì trạng thái đầu ra sẽ phụ thuộc theo mức áp trên chân số 2 và chân số 6. Trong trường hợp, muốn tạo dao động thường chân này sẽ được nối trực tiếp với nguồn Vcc.
Từ chân số 5 đến chân số 8 (Bên phải)
- Chân số 5 (CONTROL VOLTAGE): Chân này được sử dụng để làm thay đổi mức điện áp chuẩn trong IC 555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng ở các điện trở ngoài nối với chân số 1 GND.
- Chân số 6 (THRESHOLD): Là một trong những chân đầu vào để so sánh điện áp và cũng được dùng như một chân chốt.
- Chân số 7 (DISCHAGER): Đây được coi như một khóa điện tử và chịu tác động điều khiển từ tầng logic của chân 3. Khi đầu ra là chân OUTPUT ở mức 0 thì khóa này sẽ được đóng và ngược lại. Chân số 7 có nhiệm vụ tự nạp và xả điện cho mạch R-C.
- Chân số 8 (Vcc): Đây chính là nguồn cấp cho IC 555 hoạt động. Chân 8 có thể được cung cấp với mức điện áp dao động từ 2 – 18V.
Các chế độ làm việc của IC 555 là gì ?
Trong nhiều năm, những người yêu thích điện tử và kỹ sư đã khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau mà vi mạch này có thể được sử dụng. Từ phép đo nhiệt độ đến bộ điều chỉnh điện áp cho đến nhiều bộ điều khiển đa nhịp khác nhau, vi mạch này đã tìm thấy vị trí nổi bật của nó trong hàng nghìn ứng dụng. Việc sử dụng IC 555 phụ thuộc vào chế độ hoạt động của nó. Chính tính linh hoạt này của IC 555, làm cho nó trở nên hữu ích cho nhiều ứng dụng.
Về cơ bản, IC hẹn giờ 555 có ba chế độ hoạt động. (Xem chi tiết tại đây )
- Chế độ Bistable: Trình kích hoạt Schmitt
- Chế độ Monostable: Chế độ chụp một lần
- Chế độ Astable: Chế độ chạy tự do
Lời kết
Vậy là vừa rồi các bạn đã cùng dientu5ngay đi tìm hiểu về IC 555 là gì ?. Hy vọng chút kiến thức này giúp các bạn thêm yêu điện tử nha.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Có thể bạn quan tâm
- Chia sẻ kiến thức điện tử cơ bản
- Tài liệu học điện tử miễn phí
- Kênh YouTobe hay về điện tử, mạch điện
- Fanpage cùng nhau học điện tử
- Cửa hàng của chúng tớ – Mua để ủng hộ admin nha ❤
NƠI MUA LINH KIỆN GIÁ TỐT
- Linh kiện điện tử giá siêu rẻ : Shop Ristina.vn
- Linh kiện điện tử, nhà thông minh : Shop Làm Chủ Công Nghệ
- Chuyên mạch nguồn, sạc dự phòng chỉ từ 1K: Shop Điện Tử AT
- Chuyên pin sạc 18650, Pin sạc AA: Shop Linhkiengiatot
- Chuyên các thiết bị điện công nghiệp: Shop Linhkien123
Từ khóa » Công Dụng Ic 555
-
IC 555: Thông Số, Sơ đồ, Nguyên Lý Hoạt động Và Một Số Mạch ứng ...
-
Ic 555 Là Gì? Cấu Tạo Nguyên Lý, ứng Dụng Của Ic
-
IC 555 Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động IC 555 (MỚI 2022)
-
Sơ đồ Khối, Nguyên Lý Làm Việc, Cấu Hình Chân IC 555
-
Mạch Tạo Dao động Dùng IC 555 - ĐIỆN TỬ TƯƠNG LAI
-
IC định Thời 555 Là Gì? - Học Điện Tử Cơ Bản
-
IC33 IC NE555 (IC Tạo Dao động) - Robocon.Vn
-
IC 555 Là Gì ? IC 555 Lấy ở đâu, Datasheet Tiếng Việt, Nguyên Lý
-
Nguyên Lý Làm Việc IC 555 Và Các Mạch ứng Của 555 - Mạch điện Tử
-
Nguyên Lý Hoạt động Cơ Bản Của IC 555
-
IC 555 VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG - Mạch Chuyển Đổi Từ Tần Số Tới ...
-
IC 555 Là Gì. Cách Dùng IC 555 - Điện Tử Hay
-
2 Mạch Điện Hữu Ích Ứng Dụng IC 555 - YouTube