Ic 7474-Ic Trigger D Hoạt động Như Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Tuesday, August 21, 2018
Ic 7474-Ic Trigger D hoạt động như thế nào Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu Ic 7473-Ic Trigger JK nếu ai chưa đọc thì có thể tìm đọc nó ở đây .Ngày hôm nay bachkhoadientu.com chúng tôi sẽ giới thiệu với mọi người một Ic Trigger cũng được dùng rất phổ biến trong thực tế đó là Ic Trigger D 7474.Vậy nó có cấu tạo và nguyên lí hoạt động như nào bây giờ chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nó nhé ^^. Sơ đồ cấu tạo chân Trong ic này nhà sản xuất linh kiện đóng gói 2 mạch Triggơ D bên trong để tiện cho người sử dụng. Chức năng của các chân Ic 7474 Chân 14 (chân VCC) là chân cấp nguồn nuôi cho Ic. Bất kì một Ic nào nếu muốn hoạt động thì phải cấp nguồn nuôi cho nó . Ic 7474 cũng không ngoại lệ, nó muốn hoạt động tốt thì phải cấp nguồn nuôi ổn định .Trong thực tế nó được cấp nguồn 5V. Chân 7 (chân GND) là chân nối mass để có dòng điện chạy ,nếu bạn không nối chân thành xuống mass thì Ic sẽ không làm việc . Chân 2,12 (chân D1,D2 ) đây chính là các chân tín hiệu vào của Ic . D ở đây là Delay có nghĩa là chậm trễ các tín hiệu sẽ tạo ra sự chậm trễ . Chân 5, 9(chân ra Q1,Q2) Đây là các chân tín hiệu ra và nó giống hệt tín hiệu vào vì tín hiệu vào là tín hiệu tạo ra sự chậm trễ ,nếu tín hiệu vào là mức cao thì tín hiệu ra cũng sẽ là mức cao và ngược lại Chân 8,6 (chân Q1 đảo ,Q2 đảo) Đây là các chân ra ngược với chân 5,9 .nếu các chân 5,9 ra ở mức cao thì 2 chân này sẽ ở mức thấp. Chân 3,11(chân CLK) là các chân xung clock ,ở đây nó tích cực ở sườn lên của xung nghĩa là nó sẽ làm việc trong khoảng thời gian xung chuyển từ mức thấp lên mức cao . Chân 1,13(chân CRL) là chân Clear có nhiệm vụ xoa trạng thái về 0 ở đây nó tích cực ở mức thấp nếu ta nối nó xuống mass thì nó sẽ hoạt động còn nếu nối lên mức cao nó sẽ không hoạt động . Chân 4,10(chân PR1) là chân Preset nghĩa là đặt trước.Ở đây nó tích cực ở mức thấp.khi chân này nối mass thì bất chất các tín hiệu vào là gì tín hiệu ra luôn ở mức cao ,còn khi nó nối lên dương nguồn thì tín hiệu ra mới phụ thuộc vào tín hiệu vào và xung clock Muốn biết bất kì loại Ic nào hoạt động ra sao thì ta phải biết bảng chức năng mô tả hoạt động của nó và Ic 7474 cũng vậy.Sau đây là bảng chức năng mô tả hoạt động của nó Hình 1. H viết tắt của High Logic Level nghĩa là mức logic cao L viết tắt của Low Logic Level nghĩa là mức logic thấp. X là mức logic tùy ý nghĩa là có thể ở mức cao hoặc mức thấp. Q0 là giữ nguyên trạng thái trước đó của nó . Hình mũi tên lên ở cột CLK chỉ nó tích cực ở sườn lên của xung . Để có thể giúp người đọc rễ hình dung hơn thì sau đây tôi sẽ mô phỏng cách thức hoạt động của nó thông qua sơ đồ mạch điện trên phần mềm chuyên dụng là proteus. Sơ đồ mạch điện Hình 2. Ta bắt đầu đi phân tích nguyên lí hoạt động của nó thông qua bảng chức năng ở hình 1 nhé. Khi PR ở mức cao(K3 hở ) CLR ở mức cao (K4 hở) và CLK và D là tùy ý giả sử ta chọn là mức cao (K1,K2 hở )thì Q luôn ở mức cao và đèn sẽ sáng còn Q đảo ở mức thấp và đèn sẽ tắt như hình 3 Hình 3. Khi PR ở mức cao (K3 hở ) và CLR ở mức thấp(K4 đóng) và CLK và D tùy ý ta lại chọn tiếp ở mức cao thì khi đó Q sẽ ở mức thấp và Q đảo ở mức cao nghĩa là D1 sẽ tắt và D2 sẽ sáng như hình 4 Hình 4. Tiếp theo khi PR và CLR đều ở mức thấp và CLK và D tùy ý thì 2 đèn luôn sáng ,chú ý trạng thái này là trạng thái cấm trong thực tế nên tránh trạng thái này để tránh phát sinh ngoài ý muốn trong quá trình thiết kế và lắp ráp như hình 5. Hình 5 Khi PR và CLR ở mức cao và CLK tích cực ở sườn lên (ta tạo sườn lên bằng cách ban đầu K2 đóng để ở mức logic thấp ngay sau đó ta lập tức hở khóa K2 để CLK ở mức cao ,trong khoảng thời gian đó xung từ mức thấp sẽ nhảy lên mức cao và khi đó đã xuất hiện sườn lên của xung ) thì khi đó Ic 7474 mới làm việc theo đúng lý thuyết là tín hiệu ra giống hệt tín hiệu vào ,ở đây D mức cao khi đó tín hiệu Q ra sẽ là mức cao và đèn sẽ sáng như hình 6. Hình 6 Và tiếp tục khi PR và CLR ở mức cao và D ở mức thấp khi có tín hiệu ở sườn lên của xung thì khi đó Q sẽ giống tín hiệu vào D là ở mức thấp nghĩa là đèn D1 không sáng và D2 sẽ sáng như hình 7. Hình 7. Như vậy tôi đã trình bày xong nguyên lí hoạt động Ic Trigger D 7474 qua mô phỏng bằng sơ đồ mạch điện trên .Chú ý ở đây khi PR và CLR mà không cùng bằng H thì Ic đang ở chế độ Preset thì đầu ra Q là cao hay thấp phụ thuộc vào cách phối hợp logic của PR và CLR ,còn khi PR và CLR luôn ở mức cao thì Ic mới làm việc Q = D theo sườn lên của xung nhịp Qua bài viết trên tôi hi vong các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về Ic Trigger D 7474 và có thể sử dụng nó thành thạo trong quá trình sửa chữa và thiết kế điện tử của mình .Nếu thấy bài viết của mình hay thì các bạn hay bình luận hoặc chia sẻ để tiếp sức cho bachkhoadientu có động lực để chia sẻ kiến thức điện tử đến với cộng đồng kĩ thuật nhiều hơn nữa . Tác giả : Ngô Văn Lộc Labels: Kỹ thuật số Location: VietnamNo comments :
Post a Comment
Có nhận xét mới
Newer Post Older Post Home Subscribe to: Post Comments ( Atom )Bạn cần tìm gì?
Đồng hồ vạn năng đáng mua nhất 2019
DANH MỤC BÀI VIẾT
- Amply -Audio (16)
- Bếp từ (24)
- Cảm biến (5)
- Công cụ (13)
- Học điện tử (38)
- Khóa học điện tử (4)
- Kỹ thuật số (12)
- Linh kiện học (27)
- Lò vi sóng (10)
- Mạch nguồn (12)
- Nồi cơm điện (15)
- Quạt điện (14)
- Sách hướng dẫn (3)
- Sản phẩm (5)
- Sửa điện tử (16)
- Thiết bị khác (2)
- Tin tức (3)
- Vi xử lý (5)
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU
- SỬA NỒI CƠM ĐIỆN CUCKOO UY TÍN CHUYÊN NGHIỆP 0983.603.472
- Cuốn sách hướng dẫn cách sửa bếp từ chi tiết từ nguyên lý đến cấu tạo
- Cách đọc sơ đồ mạch điện và cách phân tích mạch điện
- Nguyên lí hoạt động của nguồn xung kiểu Buck .
- Nguyên lí hoạt động của nguồn xung kiểu Boost.
- IC 7447-IC giải mã BCD ra led 7 thanh
- Sơ đồ mạch nguồn sử dụng ic ổn áp họ 78xx và 79xx
Tài liệu kiểm tra linh kiện chuyên sâu
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
Name Email * Message *Đồng hồ vạn năng bền bỉ
TÀI LIỆU SỬA BẾP TỪ CHUYÊN SÂU
Từ khóa » Sơ đồ Chân Ic 7414
-
Tìm Hiểu IC 74HC14
-
IC41 IC 74HC14 (IC Logic) - Robocon.Vn
-
IC SỐ 74HC14 CỔNG NOT, IC CHỨC NĂNG - Nhattungnt93
-
[SOP] IC Dán 7414 74HC14 SOP-14 (SMD) - CHIPN24.COM
-
[DIP] IC 7414 74HC14 DIP-14 - CHIPN24.COM
-
Các Cổng Logic Cơ Bản Và Ic Trong Thực Tế
-
Các Cổng Logic - 3 Máy Biến áp Nguồn - 123doc
-
MẠCH ĐẾM SẢN PHẨM (ĐẾM XE) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hướng Dẫn Thực Hành điện – điện Tử Cơ Bản - Tài Liệu, Ebook
-
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số - SlideShare
-
Bài 3.2 Tiếp Theo Về Vi Mạch Số Họ TTL - Hướng Nghiệp Việt
-
Thiết Kế Mạch đếm Sản Phẩm Dùng Ic Số | Xemtailieu