IC đánh Lửa ô Tô: Cấu Tạo Và Cách Thức điều Khiển Hoạt động
Có thể bạn quan tâm
Nội Dung Bài Viết
- 1 IC đánh lửa ô tô: Vị trí, vai trò, nguyên lý hoạt động
- 2 Cấu tạo, hoạt động của hệ thống đánh lửa IC
- 2.1 Cấu tạo chung
- 2.2 Mạch IC điều khiển đánh lửa thế nào?
IC đánh lửa ô tô là hệ thống điều khiển đánh lửa thông dụng nhất đối với xe hơi hiện nay. Ưu điểm là điều khiển tự động, thông minh qua mạch IC hiện đại
Ô tô muốn hoạt động thì trước hết nhiên liệu cần được đốt cháy đúng lúc, đúng thời điểm. IC đánh lửa ô tô chính là bộ phận tạo ra nguồn lửa đầu tiên cho sự cháy của nhiên liệu. Tuy nhiên, quan trọng hơn, bộ phận này cần hoạt động “đúng lúc, đúng chỗ” khi được vận hành, có như vậy mới đảm bảo công suất hoạt động, tiết kiệm nhiên liệu cũng như giảm thiểu khí thải ô nhiễm. Vậy IC là gì, vai trò, nguyên lý hoạt động của bộ phận này!
IC đánh lửa ô tô: Vị trí, vai trò, nguyên lý hoạt động
IC đánh lửa ô tô được cấu tạo từ các các mạch điện IC điều khiển điện tử tự động có vai trò sản sinh ra dòng điện cực lớn (> 20.000V) có khả năng phóng ra tia lửa. Chính tia lửa này đốt cháy hỗn hợp khí – nhiên liệu giúp động cơ hoạt động. Do đó chúng cần được chú trọng trong suốt quá trình sử dụng để tạo sự ổn định và hiệu quả nhất.
Mạch IC là mạch điện tử nên hệ thống này còn gọi là hệ thống đánh lửa điện tử. Hệ thống đánh lửa điện tử cần độ nhạy, hoạt động chính xác, hợp lý giúp tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và đảm bảo khả năng vận hành của xe.
Xem thêm dịch vụ: Thu mua xe ô tô cũ Vĩnh Long
Cấu tạo, hoạt động của hệ thống đánh lửa IC
Trước khi tìm hiểu cách thức hoạt động của hệ thống đánh lửa IC của ô tô. Hãy cùng nhắc lại cấu tạo chung của hệ thống đánh lửa. Chúng được đánh giá có cấu tạo đơn giản nhưng logic, cụ thể như sau:
Cấu tạo chung
Hệ thống đánh lửa gồm 2 mạch điện:
Mạch sơ cấp: Lấy nguồn điện công suất nhỏ (12 – 14,2V) từ ắc quy dẫn đến bô bin đánh đánh lửa. Bô bin đánh lửa có vai trò biến đổi dòng điện này thành dòng cao áp trên 20.000V.
Mạch thứ cấp: Tiếp nhận dòng điện cao áp từ bô bin, truyền chúng đến bugi qua dây phin cao áp để phóng tia lửa.
Trước đây, việc điều khiển hoạt động của mạch từng được thực hiện bằng vít, thông qua mạch bán dẫn hay mạch điện tử ESA. Tính đến thời điểm hiện tại, thiết kế IC đánh lửa trực tiếp, điều khiển bằng mạch IC điện tử được coi là hiện đại và hiệu quả nhất.
Mạch IC điều khiển đánh lửa thế nào?
IC đánh lửa đóng ngắt điện vào mạch sơ cấp theo tín hiệu đánh lửa như sau:
Tín hiệu đánh lửa (IGT) được quy định do ECU động cơ phát ra, gồm 2 dạng ngắt hoặc dẫn. Khi khởi động động cơ, IGT từ ngắt chuyển sang dẫn, IC đánh lửa cho dòng điện đi qua cuộn sơ cấp. Khi dòng điện đạt đến trị số IF1 được ấn định, IC đánh lửa truyền tín hiệu khẳng định (IGF) đến ECU tương ứng với cường độ hiện hành trong mạch.
Khi dòng sơ cấp vượt giá trị IF2 nghĩa là dòng điện đã đạt đến cường độ thích hợp. Tín hiệu IGF được phát ra tương ứng với lệnh trở về điện thế ban đầu. Từng kiểu động cơ được quy định tín hiệu IGF với dạng sóng khác nhau.
Nếu không nhận được tín hiệu IGF, ECU sẽ coi quá trình đánh lửa gặp sai sót nếu và ngừng phun nhiên liệu để tránh sự quá nhiệt. Các thông số liên quan sẽ được lưu lại và chuyển đến chức năng chẩn đoán. Tuy vậy, do chỉ nhận tín hiệu IGF từ mạch sơ cấp và kiểm soát theo đó, các sai sót khác trong mạch thứ cấp sẽ không được ECU phát hiện.
Việc xác định tín hiệu IGF của một số kiểu động có thể dựa trên điện thế sơ cấp. Hoạt động điều khiển ra lệnh đánh lửa dựa trên điều kiện dòng không đổi và góc đóng tiếp điểm
– Điều khiển theo dòng không đổi (cường độ cực đại)
Ở đây, mạch được quy định giá trị cực đại đối với dòng điện trong mạch sơ cấp. Chỉ khi dòng điện trong con số này, việc đánh lửa mới được thực hiện. IC đánh lửa điều chỉnh dòng để khống chế cường độ cực đại không vượt quá con số đã quy định.
– Điều khiển góc đóng tiếp điểm
Góc đóng ở đây được hiểu là quãng thời gian tồn tại của dòng điện. Cụ thể, thời gian dòng điện chạy trong mạch sơ cấp cần được rút ngắn khi động cơ ngày càng tăng tốc độ. Một số kiểu động cơ hiện nay sử dụng tín hiệu IGT để thực hiện chức năng kiểm soát nói trên.
Điều khiển góc đóng tiếp điểm cũng chính là xác định thời điểm phóng tia lửa điện. Cụ thể, khi tín hiệu IGT chuyển trạng thái từ dẫn sang ngắt, IC đánh lửa theo đó sẽ ngắt điện chạy trong mạch sơ cấp. Khi đó, trong cuộn sơ cấp tồn tại điện thế hàng trăm vôn, cuộn thứ cấp là điện chục ngàn vôn chính dòng điện này sinh ra hiện tượng phóng tia lửa ở bugi phóng.
Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu sơ bộ về vị trí, vai trò, cấu tạo và cách thức hoạt động của IC đánh lửa ô tô. Với sự phát triển của khoa học hiện đại, chắc chắn tương lai hệ thống này sẽ càng tân tiến, hiện đại với độ chính xác cao cho hiệu quả hoạt động tối ưu. Thông tin mà Siêu Thị Ô Tô Online vừa chia sẻ rất mong sẽ thật sự hữu ích đối với bạn.
Từ khóa » Tín Hiệu Igt Dùng để Thực Hiện Việc
-
Hệ Thống Đánh Lửa Sớm Điện Tử - Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Lỗi Phổ Biến
-
Tín Hiệu IGT Thời điểm đánh Lửa Tín Hiệu Xác Nhận đánh Lửa IGF
-
Tín Hiệu IGF, Có Thể Bạn Chưa Biết !!! | OTO-HUI
-
Hệ Thống Esa (đánh Lửa Sớm điện Tử) | Xemtailieu
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Của IC đánh Lửa động Cơ đốt Trong
-
[PDF] ứng Dụng Nền Tảng Arduino Và Labview Trong Thu Thập Dữ Liệu
-
Các Tín Hiệu Của Hệ Thống ESA - TaiLieu.VN
-
Đồ án Khảo Sát Hệ Thống đánh Lửa động Cơ 1GR-FE Trên Xe Toyota ...
-
FF553192 | PDF - Scribd
-
[PDF] ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH Ô TÔ - PDFCOFFEE.COM
-
Điều Khiển Của ESA (Đánh Lửa Sớm điện Tử) - TailieuXANH
-
Đồ án Hệ Thống đánh Lửa ECU - Luận Văn, đồ án, đề Tài Tốt Nghiệp