ICD Là Gì? Điểm Thông Quan Nội địa Là Gì?

Nói đến xuất nhập khẩu chúng ta thường hay nghĩ đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển hoặc cảng hàng không và việc thông quan hàng sẽ diễn ra tại các địa điểm này. Tuy nhiên, ngoài các địa điểm trên thì ICD cũng là nơi thường xuyên tiến hành các hoạt động thông quan hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Vậy ICD là gì? Hoặc điểm thông quan nội địa ICD là gì?

>>>>> Xem thêm: Phí THC là phí gì?

1.ICD là gì?

ICD là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắc là Depot. Hay còn được gọi với tên tiếng anh là Inland Container Depot. Điểm thông quan nội địa là một địa điểm thông quan hàng hóa nằm trong nội địa; giúp cho cảng biển giải phóng hàng nhanh, tăng khả năng thông qua nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ tục hải quan…

ICD là gì

2.Chức năng của ICD

Cảng cạn ICD có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực vận chuyển đa phương thức, ICD – điểm thông quan nội địa các loại hàng hóa, với những bãi kho chưa container có hàng hóa, rỗng và hàng đông lạnh, giúp chi phí vận chuyển cũng như thời gian giữ hàng tại cảng giảm xuống.

Thông thường, hàng hóa sẽ được tập trung tại cảng biển chuẩn bị cho hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Tuy nhiên diện tích của cảng biển thường bị giới hạn trong khi hàng hóa có nhu cầu làm dịch vụ thông quan và các dịch vụ liên quan lại rất cao.

Vậy nên, cảng cạn ICD ra đời như một cánh tay nối dài của cảng biển, là một xu thế phát triển tất yếu. Theo đó, các cảng cạn ICD được xây dựng tại khu vực nội địa không giáp biển, diện tích rộng lớn với đầy đủ các dịch vụ đi kèm như lưu trữ, đóng gói, làm thủ tục hải quan,…như cảng biển thực thụ. Nhờ đó cảng cạn ICD sẽ góp phần làm giảm tình trạng ách tắc tại cảng biển.

Thay vì chen chúc làm các thủ tục, dịch vụ tại cảng biển, doanh nghiệp có thể tiến hành ngay tại depot để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho việc vận chuyển. Nói cách khác, cảng cạn sẽ giữ vai trò như điểm tập kết và chuyển tiếp hàng hóa, container cho cảng biển, là nơi thông quan trong nội địa, giúp tăng hiệu quả khai thác của hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics.

3.Các dịch vụ của cảng cạn ICD

Khi sử dụng cảng cạn là nơi thông quan hàng hóa, doanh nghiệp sẽ được cung cấp rất nhiều các dịch vụ sau:

Dịch vụ lưu trữ hàng hóa, kho hải quan, kho CFS

Dịch vụ bãi chứa contaiter (container có hàng, container rỗng, container hàng lạnh,…)

Dịch vụ đóng gói hàng hóa, bốc dỡ container

Trung chuyển hàng siêu trường siêu trọng, hàng hóa khác

Làm thủ tục hải quan

4.Hệ thống cảng cạn lớn tại Việt Nam

Hiện tại hệ thống cảng cạn ở Việt Nam khá nhiều, chúng ta có thể biết đến một số cảng ICD lớn, tiêu biểu như: 

Cảng cạn ICD Phước Long

Cảng cạn ICD Sotrans

Cảng cạn ICD Tanamexco

Cảng cạn ICD Long Bình

Cảng cạn ICD Transimex

Cảng cạn ICD Tân Tạo

Cảng cạn ICD Sóng Thần

Cảng cạn ICD Phúc Long

Cảng cạn ICD Trường Thọ

Cảng cạn ICD Biên Hòa

5.Cần phát triển cảng cạn ICD theo hướng nào?

Theo Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam vừa được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, giai đoạn đến năm 2025, miền Bắc có các cảng cạn, cụm cảng cạn công suất khoảng 1,3 - 2,2 triệu TEU/năm, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 3,8 - 5,2 triệu TEU/năm; miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn công suất khoảng 124.000 - 322.000 TEU/năm, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 510.000 - 911.000 TEU/năm; miền Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn công suất khoảng 4,2 - 6,1 triệu TEU/năm, đến năm 2030 khoảng 9,5 - 13 triệu TEU/năm.

Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang cho biết: “Đến năm 2020, tổng khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam khoảng 17,6 - 19,5 triệu TEU và sẽ cán mốc khoảng 35,3 - 40,6 triệu TEU vào năm 2030. Trên cơ sở đó, giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, sẽ có hơn 20 cảng cạn ở khu vực miền Bắc, 9 cảng cạn được đầu tư ở miền Trung – Tây Nguyên và 27 cảng cạn được quy hoạch ở khu vực miền Nam”.

Để thực hiện quy hoạch trên, mạng lưới cảng cạn sẽ cần 835 ha (quỹ đất hiện tại chỉ có 241 ha) đất để xây dựng trong giai đoạn 2020 - 2025 và cần đến 1.335 ha cho giai đoạn từ năm 2030 về sau. Tổng quỹ đất cần bổ sung sẽ khoảng hơn 1.000 ha.

Trên đây là bài chia sẻ về Cảng cạn ICD được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh - đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu. Hy vọng sẽ hữu ích cho việc học tập và công việc của bạn.

>>>>> Bài viết tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở HCM

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.

Chúc bạn thành công!

 

Từ khóa » Cảng Icd ở đâu