III. Xếp đặt Thứ Tự Các Quẻ - Văn Học - Phước Quế Thư Quán

Kinh dịch
  • Lời nói đầu
  • Phần một: Đại cương về kinh dịch
    • I. Nguồn gốc Kinh Dịch
    • II. Tượng trưng những yếu tố vô hình bằng những dấu hiệu hữu hình
    • III. Xếp đặt thứ tự các quẻ
    • IV. Cách bói các quẻ
    • V. Cách giải quẻ bói
    • VI. Triết lý Kinh Dịch
  • Phần hai: Sáu mươi tư quẻ
    • I. Bát thuần càn
    • II. Bát thuần khôn
    • III. Thủy lôi truân
    • IV. Sơn thủy mông
    • V. Thủy thiên nhu
    • VI. Thiên thủy tụng
    • VII. Địa thủy sư
    • VIII. Thủy địa tỷ
    • IX. Phong thiên tiểu súc
    • X. Thiên trạch lý
    • XI. Địa thiên thái
    • XII. Thiên địa bĩ
    • XIII. Thiên hỏa đồng nhân
    • XIV. Hỏa thiên đại hữu
    • XV. Địa sơn khiêm
    • XVI. Lôi địa dự
    • XVII. Trạch lôi tùy
    • XVIII. Sơn phong cổ
    • XIX. Địa trạch lâm
    • XX. Phong địa quán
    • XXI. Hỏa lôi phệ hạp
    • XXII. Sơn hỏa bí
    • XXIII. Sơn địa bác
    • XXIV. Địa lôi phục
    • XXV. Thiên lôi vô vọng
    • XXVI. Sơn thiên đại súc
    • XXVII. Sơn lôi di
    • XXVIII. Trạch phong đại quá
    • XXIX. Bát thuần khảm
    • XXX. Bát thuần li
    • XXXI. Trạch sơn hàm
    • XXXII. Lôi phong hằng
    • XXXIII. Thiên sơn độn
    • XXXIV. Lôi thiên đại tráng
    • XXXV. Hỏa địa tấn
    • XXXVI. Địa hỏa minh di
    • XXXVII. Phong hỏa gia nhân
    • XXXVIII. Hỏa trạch khuê
    • XXXIX. Thủy sơn kiên
    • XL. Lôi thủy giải
    • XLI. Sơn trạch tổn
    • XLII. Phong lôi ích
    • XLIII. Trạch thiên quải
    • XLIV. Thiên phong cấu
    • XLV. Trạch địa tụy
    • XLVI. Địa phong thăng
    • XLVII. Trạch thủy khốn
    • XLVIII. Thủy phong tỉnh
    • IL. Trạch hỏa cách
    • L. Hỏa phong đỉnh
    • LI. Bát thuần chấn
    • LII. Bát thuần cấn
    • LIII. Phong sơn tiệm
    • LIV. Lôi trạch qui muội
    • LV. Lôi hỏa phong
    • LVI. Hỏa sơn lữ
    • LVII. Bát thuần tốn
    • LVIII. Bát thuần đoài
    • LIX. Phong thủy hoán
    • LX. Thủy trạch tiết
    • LXI. Phong trạch trung phu
    • LXII. Lôi sơn tiểu quá
    • LXIII. Thủy hỏa ký tế
    • LXIV. Hỏa thủy vị tế
  • Phục lục
A -Việc lập bảng các quẻ rất dễ, xin vẽ trước rồi giải thích sau :

- Lập một bảng 8 hàng ngang và 8 cột dọc, được 64 ô ghi thứ tự từ trái sang phải, và lần lượt từ trên xuống dưới, ở góc trên và bên trái của mỗi ô.

- Mỗi quẻ sáu hào gồm 2 quẻ ba hào, gọi là thượng quái và hạ quái.

- Thượng quái được viết lên phần trên mỗi ô. Cột I viết quẻ Khôn từ trên đến dưới cho cả 8 ô trong cột thứ nhất. Cột 2 viết quẻ Cấn cũng vậy. Cả 8 cột theo thứ tự Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Li, Đoài, Càn (thứ tự này sẽ được giải thích trong một đoạn sau).

1

Khôn

Khôn

II

2

Cấn

Khôn

XXIII

3

Khảm

Khôn

VIII

4

Tốn

Khôn

XX

5

Chấn

Khôn

XVI

6

Li

Khôn

XXXV

7

Đoài

Khôn

XLV

8

Càn

Khôn

XII

9

Khôn

Cấn

XV

10

Cấn

Cấn

LII

11

Khảm

Cấn

XIX

12

Tốn

Cấn

LIII

13

Chấn

Cấn

LXII

14

Li

Cấn

LVI

15

Đoài

Cấn

XXXI

16

Càn

Cấn

XXXIII

17

Khôn

Khảm

VII

18

Cấn

Khảm

IV

19

Khảm

Khảm

XXIX

20

Tốn

Khảm

LIX

21

Chấn

Khảm

XL

22

Li

Khảm

LXIV

23

Đoài

Khảm

XLVII

24

Càn

Khảm

VI

25

Khôn

Tốn

XLVI

26

Cấn

Tốn

XVIII

27

Khảm

Tốn

XLVIII

28

Tốn

Tốn

LVII

29

Chấn

Tốn

XXXII

30

Li

Tốn

L

31

Đoài

Tốn

XXVIII

32

Càn

Tốn

XLIV

33

Khôn

Chấn

XXIV

34

Cấn

Chấn

XXVII

35

Khảm

Chấn

III

36

Tốn

Chấn

XLII

37

Chấn

Chấn

LI

38

Li

Chấn

XXI

39

Đoài

Chấn

XVII

40

Càn

Chấn

XXV

41

Khôn

Li

XXXVI

42

Cấn

Li

XXII

43

Khảm

Li

LXIII

44

Tốn

Li

XXXVII

45

Chấn

Li

LV

46

Li

Li

XXX

47

Đoài

Li

IL

48

Càn

Li

XIII

49

Khôn

Đoài

XIX

50

Cấn

Đoài

XLI

51

Khảm

Đoài

LX

52

Tốn

Đoài

LXI

53

Chấn

Đoài

LIV

54

Li

Đoài

XXXVIII

55

Đoài

Đoài

LVIII

56

Càn

Đoài

X

57

Khôn

Càn

XI

58

Cấn

Càn

XXVI

59

Khảm

Càn

V

60

Tốn

Càn

IX

61

Chấn

Càn

XXXIV

62

Li

Càn

XIV

63

Đoài

Càn

XLIII

64

Càn

Càn

I

- Hạ quái được viết ở phần dưới của mỗi ô. Hàng 1 viết quẻ Khôn từ trái sang phải cho 8 ô trong hàng đó. Hàng 2 viết quẻ Khôn từ trái sang phải cho cả 8 ô trong hàng đó. Hàng 2 viết quẻ Cấn cũng vậy. Và cả 8 hàng cũng theo thứ tự: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Li, Đoài, Càn.

- Số thứ tự được ghi trên đây là số thứ tự nguyên thủy. Nhưng về sau người ta xử dụng một thứ tự khác theo những lý được trình bầy trong Tự quái ở mỗi đầu quẻ. Bảng thứ tự mới này được ghi trên đây bằng số La Mã ở góc dưới và bên phải của mỗi ô:

Quẻ Bát Thuần Càn (Càn-Càn), trước là 64 bây giờ là I

Quẻ Bát Thuần Khôn (Khôn-Khôn), trước là I, bây giờ là II

Quẻ Thuỷ Lôi Truân (Khảm-Chấn), trước là 35, bây giờ là III

Quẻ Sơn Thủy Mông (Cấn-Khảm), trước là 18, bây giờ là IV, v. v.

B - Có một nhận xét rất kỳ lạ, là trước đây 4, 5, nghìn năm để lập 64 quẻ kinh Dịch, cổ nhân đã xử dụng (một cách vô tình) lối tính lấy số 2 làm căn bản (binary system) thay vì lối tính lấy số 10 làm căn bản (decimal system). Mà binary system mãi đến năm 1679 toán học gia Leibniz mới phát minh, và bây giờ thì được xử dụng trong các máy toán điện tử.

1) Trước hết, xin trình bầy qua binary system. Trong hệ thống này, chỉ xử dụng có hai dấu hiệu là 0 và 1, và mỗi dấu hiệu 1 đi trước dấu hiệu 1 đi sau có giá trị gấp đôi chứ không phải gấp 10 như trong decimal system.

Ví dụ:

Decimal system Binary system

0 0

1 1

2 10 (2+0)

3 11 (2+I)

4 100 (4+0+0)

5 101 (4+0+I)

6 110 (4+2+0)

7 111 (4+2+I)

8 1000 (8+0+0+0)

2) Bây giờ xét các quẻ ở trang trước, thì ta thấy các hào của mỗi quẻ được tính theo bianary system, nếu ta đặt hai ước lệ sau đây:

Tính 0 đến 63 thay vì từ 1 đến 64, nghĩa là mỗi số trên bảng đó phải trừ đi 1;

Hào âm được gọi là 0, và hào dương được gọi là 1.

Vài ví dụ:

Quẻ Địa Thiên Thái (Khôn-Càn), trên bảng ghi số 57, trừ đi 1 còn 56. Ta đem chia số đó với 2, rồi ghi số còn lại để vào Thượng. Rồi tiếp tục như thế cho đến khi số đem chia dividende) là 0

56 2

0 28 2

0 14 2

0 7 2

1 3 2

1 1 2

1 0

Ta được quẻ 000111, tức là quẻ : Địa Thiên Thái

Địa Thiên Thái

Quẻ Địa Lôi Phục (Khôn-Chấn) trên bảng ghi số 33, trừ đi 1 còn 32

32 2

0 16 2

0 8 2

0 4 2

0 2 2

0 1

1 0

Ta được 000001 tức là quẻ : Địa Lôi Phục

Địa Lôi Phục

Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá (Chấn - Cấn) số 13, trừ đi 1 còn 12

12 2

0 6 2

0 3 2

1 1 2

1 0

Ta mới được 4 hào trên còn thiếu hai hào dưới. Vì số đem chia cuối cùng đã là 0, thì hai hào thiếu cũng là 0. Vậy ta có 001100 tức là quẻ : Lôi Sơn Tiểu Quá

Lôi Sơn Tiểu Quá

_

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế (Li-Khảm) số 22 trừ đi 1 còn 21

21 2

1 10 2

0 5 2

1 2 2

0 1 2

1 0

Ta mới được 5 hào trên còn thiếu một hào dưới cùng. Vì số đem chia cuối cùng là 0, thì hào thiếu tất nhiên cũng là 0. Vậy ta có 101010 tức là quẻ: Hỏa Thủy Vị Tế

Hỏa Thủy Vị Tế

C - Trong đoạn A, chúng tôi đã theo thứ tự 8 quẻ căn bản 3 hào: Khôn 1, Cấn 2, Khảm 3, Tốn 4, Chấn 5, Li 6, Đoài 7, Càn 8. để lập bảng thứ tự 64 quẻ sáu hào. Vậy phải đặt vấn đề: tại sao lại theo thứ tự đó cho 8 quẻ căn bản 3 hào?

Khởi thủy người Trung Hoa lập bát quái đồ, họ vẽ 4 phương 8 hướng như sau: (Xem hình vẽ ở trang sau).

Sở dĩ họ đặt quẻ Càn 1 ở phương Nam vì giờ trưa thì mặt trời ở phương nam. Và đã đặt Nam ở trên, thì tự nhiên các phương hướng và các quẻ tượng trưng chúng theo thứ tự Càn (Nam 1), Đoài (Đông Nam 2), Li (Đông 3), Chấn (Đông Bắc 4). Tới đây, để đi tới Phương Bắc 8 tượng trưng cho quẻ Khôn, họ không đi ngược chiều với kim đồng hồ nữa, mà đi thuận chiều: Tốn (Tây Nam 5), Khảm (Tây 6), Cấn (Tây Bắc 7), và Khôn (Bắc 8).

bát quái đồ

Sau đó, họ lập bản đồ theo cách thường dùng ngày nay, tức là phương Bắc ở trên, phương Nam ở dưới, Đông ở bên phải và Tây ở bên trái. Do đó mà ta có bảng thứ tự mới sau đây: Khôn 1, Cấn 2, Khảm 3, Tốn 4, Chấn 5, Li 6, Đoài 7, Càn 8.

bát quái đồ mới

D - Trong đoạn C, ta mới giải quyết vấn đề thứ tự 8 quẻ ba hào.

Bây giờ tới vấn đề thứ tự 64 quẻ sáu hào. Trên đây ở đoạn A, chúng tôi đã nói rằng thứ tự này được cắt nghĩa trong Tự quái của mỗi quẻ. Những lý lẽ trình bầy trong Tự quái, chúng tôi nhận thấy đôi khi không có giá trị thuyết phục hoàn toàn, có lẽ chỉ vì chúng tôi người phàm mắt thịt, không có trực giác màu nhiệm như thánh nhân nên không thấy rõ. Chúng tôi chỉ có thể thấy những nét rõ rệt sau đây:

1) Những cặp quẻ Bát Thuần, nghĩa là thượng quái và hạ quái như nhau, đi liền với nhau để giúp đỡ lẫn nhau hoặc để bổ khuyết cho nhau:

Bát Thuần Càn đi liền với Bát Thuần Khôn, vì trời đất là nguồn gốc của muôn vật : I, II.

Bát Thuần Khảm đi liền với Bát Thuần Li, vì nước lửa, tức văn thành võ đức, cần cả hai để trị quốc : XXIX, XXX.

Bát Thuần Chấn đi liền với Bát Thuần Cấn, vì động và tĩnh phải tùy thời thay đổi nhau : LI, LII.

Bát Thuần Tốn đi liền với Bát Thuần Đoài, tức là người trên có đức khiêm thì người dưới tuân theo vui vẻ : LVII, LVI.

2) Những cặp có thượng quái hạ quái trao đổi vị trí, cũng đi liền với nhau để đối chọi nhau, chứng tỏ dịch lý Cùng tắc biến:

Thủy Thiên Nhu đi với Thiên Thủy Tụng: V, VI.

Địa ThủySư đi với Thủy Địa Tỷ: VII, VIII.

Địa Thiên Thái đi với Thiên Địa Bĩ: XI, XII.

Thiên Hoả Đồng Nhân đi với Hỏa Thiên Đại Hữu: XIII, XIV.

Hỏa Địa Tấn đi với Địa Hỏa Minh Di: XXXV, XXXVI.

Thủy Hỏa Ký Tế đi với Hỏa Thủy Vị Tế: LXIII, LXIV.

3) Những quẻ có tính cách giống nhau như Tốn Đoài (khiêm tốn, vui vẻ) có thể thay thế nhau khi đi với một quẻ ba hào khác:

Phong Thiên Tiểu Súc đi với Thiên Trạch Lý: IV, X.

Địa Trạch Lâm đi với Phong Địa Quán: XIX, XX.

Phong Hỏa Gia Nhân đi với Hỏa Trạch Khuê: XXXVII, XXXVIII.

Trạch Thiên Quải đi với Thiên Phong Cấu: XLIII, XLIV.

Trạch Địa Tụy đi với Địa Phong Thăng: XLV, XLVI.

Trạch Thủy Tốn đi với Thủy Phong Tỉnh: XLVII, XLVIII.

Trạch Hỏa

Cách đi với Hỏa Phong Đỉnh: IL, L.

Phong Thủy Hoán đi với Thủy Thạch Tiết: LIX, LX.

4) Những quẻ có tính cách đối nhau như Chấn-Cấn (động-tĩnh) thay thế nhau khi đi với một quẻ khác để tỏ rõ tính chất tương phản:

Thủy Lôi Truân và Sơn Thủy Mông: III, IV {đi với

Thủy Sơn Kiển và Lôi Thủy Giản: XXXIX, XL { Khảm

Địa Sơn Khiêm và Lôi Địa Dư: XV, XVI. { đi với

Sơn Địa Bác và Địa Lôi Phục: XXIII, XXIV. { Khôn

Hỏa Lôi Phệ Hạp và Sơn Hoả Bí:XXI,XXI { đi với

Lôi Hỏa Phong và Hỏa Sơn Lữ: LV, LVI { Li

Thiên Lôi Vọng và Thiên Sơn Đại Súc:XXV, XXVI.{đi với

Lôi Thiên Đại Tráng: XXXIII,XXXIV { Càn

5) Một cặp tương tự (Tốn-Đoài) thay thế nhau để đi với một cặp tương phản (Chấn-Cấn):

Trạch Lôi Tùy và Sơn Phong Cổ:XVII, XVIII {Đoài Cấn trên

Sơn Lôi Di và Trạch Phong Đại Quá:XXVII, XXVIII{ Chấn Tốn

Trạch Sơn Hàm và Lôi Phong Hằng: XXXI, XXXII { Đoài Cấn thay

{đổi nhau và

Sơn Trạch Tồn và Phong Lôi ích : XLL, XLII {Chấn Tốn cũng

{thay đổi nhau.

Phong Sơn Tiệm và Lôi Trạch Qui Muội: LIII , LIV { Tốn Chấn

{ trên

Phong Trạch Trung Thu và Lôi Sơn Tiểu Quá:LXI,LXII{ Cấn Đoài

Như vậy ta đã liên lạc với nhau 64 quẻ làm 32 cặp, và những cặp này có thể xếp vào 5 loại:

Loại 1 gồm 4 cặp :

- 2 - 6 -

- 3 - 8 -

- 4 - 8 -

- 5 - 6 -

Tuy nhiên, ta vẫn chưa tìm được một sợi dây hữu lý để liên lạc liên từ 32 cặp đó từ cặp 1, 2 đến cặp 63, 64. Đành phải nhận lời giải thích của Tự quái mà thôi.

Từ khóa » Các Quẻ