Imo Class Là Gì - LuTrader

Nội dung chính Show
  • Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm (Dangerous Goods) từ Việt Nam đi các nước và ngược lại là rất lớn. Bởi vì có rất nhiều chi nhánh hoặc nhà máy sản xuất hàng nguy hiểm của các nước trên thế giới đặt tại Việt Nam.
  • 1/ Kiểm tra MSDS:
  • 2/ Số lượng cần vận chuyển và loại bao bì, cách đóng gói:
  • 3/ Dán nhãn:
  • 4/ Khai tờ khai hàng nguy hiểm (Dangerous Goods Declaration DGD)
  • Video liên quan

Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm (Dangerous Goods) từ Việt Nam đi các nước và ngược lại là rất lớn

Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm (Dangerous Goods) từ Việt Nam đi các nước và ngược lại là rất lớn. Bởi vì có rất nhiều chi nhánh hoặc nhà máy sản xuất hàng nguy hiểm của các nước trên thế giới đặt tại Việt Nam.

Trong bài viết này, Eagles Global Forwarding (EGF) sẽ cung cấp cho khách hàng Quy trình tiếp nhận và khai thác 1 lô hàng nguy hiểm như thế nào?

1/ Kiểm tra MSDS:

Kiểm tra MSDS (Material Safety Data Sheet) là bước đầu tiên và quan trọng nhất bởi vì dựa trên MSDS, chúng ta có thể biết được mặt hàng đó thuộc loại hàng nguy hiểm (class) gì? Thậm chí có rất nhiều lô hàng khách hàng cứ nghĩ đó là hàng nguy hiểm nhưng thực tế sau khi kiểm tra MSDS thì đó là hàng thường (general cargo) và không cần điều kiện chuyên chở đặc biệt gì.

Trên MSDS có rất nhiều thông tin về lô hàng như: phân loại sản phẩm (Product Identification), thành phần (Composition), biện pháp cấp cứu ban đầu trong trường hợp bị rò rỉ hoặc bị dính vào mắt(First Aid Measures)nhưng quan trọng nhất là mục 14 của MSDS nói về thông tin vận chuyển (Transport Information) vì dựa trên thông tin này chúng ta xác định được có đúng lô hàng là hàng nguy hiểm hay không? Trên MSDS ghi rất rõ ràng loại nguy hiểm (class), số UN (UN number) và nhóm đóng gói (Packing Group).

Sau khi đã xác định được loại hàng nguy hiểm thuộc danh mục nào (category & class) thì bước kế tiếp là:

2/ Số lượng cần vận chuyển và loại bao bì, cách đóng gói:

Số lượng (trọng lượng) của mặt hàng nguy hiểm cần vận chuyển rất quan trọng, bởi vì dựa trên thông tin này người vận chuyển hoặc hãng hàng không, hãng tàu sẽ xác định được mặt hàng sẽ cần đóng gói như thế nào để an toàn và phù hợp với quy định vận chuyển do các tổ chức quốc tế như IATA, FIATA quy định.

Ví dụ: cần vận chuyển 50 thùng sơn bằng nhựa mỗi thùng nặng 10 lít.

Qua kiểm tra MSDS xác định đây là mặt hàng nguy hiểm thuộc class 3, PG II, UN1263.

Sau khi xác định loại nguy hiểm của mặt hàng sơn thì chúng ta kiểm tra cách đóng gói theo quy định của IATA (vận chuyển hàng không), theo quy định thì nếu muốn vận chuyển lô hàng này đi trên chuyến bay chở khách (passeger flight) thì mỗi thùng tối đa là 5 lít và phải đóng gói kết hợp (nghĩa là phải có thêm bao bì bên ngoài) theo tiêu chuẩn UN và đúng Packing Group (ở đây là nhóm II).

Vậy lô hàng trên không thể đi trên chuyến bay hành khách vì vượt quá quy định cho phép là tối đa mỗi thùng chỉ 5 lít, phải chuyển sang chuyến bay chở hàng (cargo aircraft or freighter).

Thùng chuẩn UN (chuẩn theo quy định của UN) cũng đắt tiền nên lựa chọn loại thùng phù hợp cũng quan trọng, vì tùy theo packing group (I hay II hay III) mà chọn loại thùng nào để tiết kiệm chi phí nhất.

3/ Dán nhãn:

Khâu này cũng rất quan trọng vì 1 kiện hàng nguy hiểm khi nhìn từ xa là đã có thể biết được nhờ các nhãn dán trên thùng. Có 2 loại nhãn là: nhãn nguy hiểm (Hazard label) và nhãn khai thác (Handling label), theo quy định thì nhãn nguy hiểm thường là hình thoi, nhãn khai thác là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Nhãn nguy hiểm thường được dán 2 mặt đối diện của thùng hàng.

4/ Khai tờ khai hàng nguy hiểm (Dangerous Goods Declaration DGD)

Phần này là phần sau cùng nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng, vì cho dù các khâu trước làm đúng hết nhưng sai phần này thì hãng vận chuyển cũng từ chối nhận hàng, tờ khai này sẽ kèm theo cùng với bộ chứng từ của lô hàng và có thể được kiểm tra lại khi hàng đến điểm cuối cùng. Trong tờ khai này có tất cả các nội dung về lô hàng nguy hiểm như: UN number, tên mặt hàng nguy hiểm, hướng dẫn đóng gói, phân loại nhómvà 1 thông tin rất cần thiết là thông tin liên lạc của người chịu trách nhiệm trong trường hợp có rò rỉ hoặc sự cố về hàng nguy hiểm (24 hours contact).

Trên đây là các bước khai thác 1 lô hàng nguy hiểm, hy vọng phần nào sẽ giúp khách hàng hiểu và nắm được quy trình.

HÃY NÊU NHỮNG GÌ BẠN CẦN, VIỆC CÒN LẠI ĐÃ CÓ CHÚNG TÔI

Từ khóa » Hàng Imo Là Gì