In Lụa Là Gì?Các Kiểu In Lụa Phổ Biến Hiện Nay?
Có thể bạn quan tâm
In lụa là kỹ thuật in được sử dụng rất phổ biến hiện nay, vậy phương pháp in lụa là gì? Kỹ thuật in lụa là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé
In lụa là một trong những kỹ thuật in được sử dụng phổ biển nhất hiện nay, có thể sử dụng để in quần áo, in giấy, in tranh ảnh, in thiệp cưới, in thùng, in áo mưa, in balo, in túi xách... Tên gọi của phương pháp in lụa này bắt nguồn từ kỹ thuật in bằng bản lưới làm bằng tơ lụa, ngày nay bản lưới được thay thế bằng nhiều vật liệu nhau như: vải bông, vải hóa học, sợi kim loại... và được gọi chung là phương pháp in lưới. Nếu như bạn đang thắc mắc in lụa là gì? kỹ thuật in lụa là như thế nào? Thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Tóm tắt:
1. Phương pháp in lụa là gì? 2. Lịch sử ra đời của in lụa? 3. Quy trình in lụa là gì? 4. Các kiểu in lụa hiện nay 4.1 In mực bóng dẻo 4.2 In nổi 4.3 In nhũ, kim tuyến 4.4 In mực dầu 4.5 In mực plastisol 4.6 In cao 4.7 In mực nước 5. Sự cố thường gặp khi in lụa 5.1 Nhiễm màu trong in lụa 5.2 Hình in lem màu 5.3 Bị bít bảng lưới 5.4 Bị lột vỏ camHình in lụa bằng phương pháp in cham
1. Phương pháp in lụa là gì?
In lụa là phương pháp in dựa theo nguyên tắc thấm mực qua khung lưới. Khung lưới được làm bằng gỗ hoặc nhôm, được bọc lưới lỗ nhỏ một mặt, mực được gạt trên lưới bằng miến cao su, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần nhỏ mực được thấm qua lưới và in lên bề mặt vật liệu, để tăng thêm độ dày, tươi sáng của hình in, người ta in nhiều lớp mực chồng lên nhau. Ban đầu phương pháp in lụa được làm hoàn toàn bằng thủ công, sau này người ta áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại vào trong in ấn, giúp tự động hóa và nâng cao chất lượng hình in rõ rệt.
2. Lịch sử ra đời của phương pháp in lụa
Kỹ thuật in lụa đã được sử dụng cách đây hơn 1000 năm trước, khi đó người ta sử dụng sợi tơ lụa kéo căng trên một khung gỗ, hình ảnh khuông được gắn dưới khung và sử dụng keo hồ để bịt kín những chổ không muốn mực thấm qua. Với cách làm khung này, người xưa đã có thể sao chép nhiều hình ảnh và in nhiều lần trên nhiều chất liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ khuông không bít keo.
Đến năm 1925, kỹ thuật in lụa được sử dụng phổ biến rộng rãi tại Châu Âu, sử dụng để lên vải, giấy, thủy tin, kim loại, gốm xứ...
Lịch sử ra đời của phương pháp in lụa
3. Quy trình kỹ thuật in lụa là gì?
Hiện nay, phương pháp in lụa được áp dụng trên rất nhiều loại vật liệu khác nhau như: Vải, giấy, bọc nilon, thủy tin, kim loại, gỗ... Ngoài ra còn được sử dụng để in họa tiết trên gách men, đò gốm sứ. Dưới đây là quy trình in lụa thường thấy nhất hiện nay:
- Bước 1: Chuẩn bị bản in: bản in được làm bằng gỗ hoặc nhôm, được bọc lưới một mặt phơi khô. Tiếp theo đó là phim dùng để chụp bản, keo chụp bản và bột bắt sáng.
- Bước 2: Chụp bản(chuyển hình ảnh cần in lên khung): Để chụp bản in, người ta tiến hành pha keo chụp bản với một ít bột bắt sáng, tiến hành phủ một lớp mỏng lên lưới in và sấy khô trong điều kiện ánh sáng yếu. Sau đó dáng tấm phim(giấy scan hoặc phim nhựa) dùng để chụp bản lên khung lưới và đặt lên bàn chụp có đèn sáng mạnh bên dưới trong 2-3 phút, sau đó xịt nhẹ qua vòi nước. Phần keo chụp bị ánh sáng mạnh chiếu vào sẽ cứng lại không bị tan, còn phần được che chắn bởi phim chụp bản sẽ mềm ra khi xịt bằng vòi nước nhẹ, giúp tạo phần rỗng trên bản in. Sau đó sấy khô bản là có thể sử dụng để in được.
- Bước 3: Pha mực: Mực in lụa thủ công, được thợ pha hoàn toàn bằng tay, chất liệu pha mực phải phù hợp với từng chất liệu được in.
- Bước 4: Canh tay kê và in lên sản phẩm: Sau khi đã có bản in và mực in rồi, người ta sẽ tiến hành canh tay kê để định vị khung in và tiến hành in lên sản phẩm. Độ đẹp và chuẩn xác của hình in phụ thuộc vào chất liệu mực in và kỹ thuật in của thợ in.
- Bước 5: Tẩy bản: Sau khi in xong, thợ in sẽ tiến hành rửa bản in sạch sẽ, để chuẩn bị cho lần in sau.
Mặc dù phương pháp in lụa thủ công khá rườm rà và chỉ thích hợp để in số lượng lớn, thế nhưng vẫn được ưa chuộng bởi vì chất lượng hình in tốt, độ bền cao và giá thành rẻ hơn(in số lượng lớn) so với những phương pháp in khác như: In ép nhiệt, in decal, in kỹ thuật số...
Quy trình in lụa
4. Một số kiểu in lụa phổ biến hiện nay.
4.1 In bằng mực bóng dẻo:
Kỹ thuật in lụa bằng chất liệu mực bóng dẻo sử dụng phổ biến để in trên chất liệu vải như: vải thun, jean, kaki... Tùy vào chất liệu vải khác nhau, người ta sẽ sử dụng bóng dẻo phù hợp. Cách pha màu in bằng bóng dẻo cũng rất đơn giản, sử dụng 95% bóng dẻo + 5% cốt màu(xanh, đỏ, tím vàng...) là có thể tạo ra hỗn hợp màu in, có thể pha thêm một ít phụ gia để tăng độ bám dính. Khi in bằng bóng dẻo, người ta sẽ in nhiều lớp(2-5 lớp) chồng lên nhau để tăng độ dài, độ sáng cho hình in.
Hình in lụa bằng mực bóng dẻo
4.2 In nổi:
Cũng tương tự như cách in bằng mực bóng dẻo, người ta sử dụng dẻo đã pha sẵn phụ gia in nổi để in lên vải, sau gia nhiệt bằng máy ép nhiệt chuyên dụng trong 3-5 giây để hình in nổi lên(phồng lên) trên vải.
Hình in nổi
4.3 In nhũ, kim tuyến:
Cũng giống như phương pháp in bằng mực bóng dẻo, người ta sử dụng keo in nhũ pha với nhũ(đồng, vàng, bạc, kim tuyến...) để tạo ra hỗn hợp màu in, sau đó in trực tiếp lên vải. Tùy vào độ mịn của nhũ, người ta sẽ sử dụng mắc lưới to nhỏ phù hợp.
Hình in nhũ vàng
4.4 In mực dầu:
Phương pháp in mực dầu chủ yếu được áp dụng để in trên các vật liệu cao su như: áo mưa, bọc nylon, dép cao su... Mực in dầu được pha thêm một ít phụ gia và in trực tiếp lên vật liệu cần in.
In mực dầu trên túi nylon
4.5 In mực plastisol:
Plastisol là tên của loại mực cao cấp làm từ dầu mỏ(gốc dầu), chuyên sử dụng để in trên chất liệu vải và có độ bám dính cao hơn so với mực thông thường. Mực Plastisol cũng được in tương tự như phương pháp in mực bóng dẻo, sử dụng chủ yếu để in áo đá banh hay quần áo thời trang.
Hình in lụa bằng mực plastisol
4.6 In cao:
Mực in cao cũng được pha từ mực Plastisol với 30% keo HD để tạo ra độ dày cho hình in, tỉ lệ pha keo HD càng nhiều thì độ cao của hình in càng dễ thấy. Lưu ý, khung lụa in cao được chụp rất dày(khá tốn kém) để tạo độ dày cho hình in.
Hình in cao trên vải
4.7 In mực nước:
Mực nước chủ yếu sử dụng để in trên giấy và một số chất liệu vải màu sáng. Mực nước in lụa có thể được pha sẵn hoặc tự pha, hỗn hợp gồm: Binder(chất cầm màu) + Chướng nước + mực in + Fixer(tăng bám nước). In mực nước cũng giống như in mực bóng dẻo, nhưng sử dụng lưới dày 120 trở lên, và chỉ cần in một lần là được. Lưu ý: Màu in sẽ nhạt đi 20% sau khi khô lại nhé.
Hình in mực nước trên áo
Tìm hiểu thêm về khóa dạy in lụa 7 ngày: https://dongphucsongphu.com/in-lua/day-in-lua.html
5. Một số sự cố thường gặp khi in lụa
Trong quá trình in ấn thường sẽ gặp rất nhiều vấn đề phát sinh, đôi khi là do bất cẩn hay chưa có nhiều kinh nghiệm mà để xảy ra lỗi là hết sức bình thường. Vì vậy, đồng phục Song Phú xin chia sẻ cùng bạn một số lỗi thường gặp nhất khi in lụa và biện pháp khắc phục.
5.1 Nhiễm màu trong in lụa
Khi bạn in bất kỳ hình ảnh gì lên áo tối màu như: Đen, đỏ, xám, xanh đen,... Thì sau một thời gian ngắn(2-3 ngày) thì màu in bị ngã từ từ sáng màu vải và không giữa được màu sắc như ban đầu, đó chính là hiện tượng nhiễm màu trong in lụa.
Nguyên nhân và cách xử lý: Là do chất lượng thuốc nhuộm vải kém , bị ra màu và nhiễm lên hình in. Các xử lý là kiểm tra vải có bị nhiễm không trước khi in, bằng cách thấm một miếng xăng thấm lên bông gòn rồi chùi lên vải, nếu bị nhiễm màu thì hình in trên vải sẽ bị nhiễm.
Cách khắc phục là mua chất chống nhiễm về in lót 2 lớp phía dưới hình in, rồi mới in hình lên trên lớp lót. Cách này chống nhiễm rất tốt nhưng giá chất chống nhiễm khá cao nên tùy thuộc vào kinh nghiệm sẽ có các giải quyết hợp lý.
5.2 Hình bị lem màu
Nguyên nhân là do lưới bị chùng và khi kéo mực quá mạnh sẽ làm lệt hình in hoặc lúc đặt kê tay in không sát nên bị lệt bảng in.
Cách xử lý: Khi in nên canh tay kê cẩn thận, lúc gạt mực nên kéo lực vừa đủ và đều tay.
5.3 Bị bít bảng lưới
Nguyên nhân: Là do mắt lưới nhỏ hơn hạt mực làm cho mực không thấm đều qua mặt dưới được, khiến cho bề mặt bị lưới bị bít lại. Lỗi này cũng có thể do mực bị khô do in lâu.
Cách xử lý: Nên chọn loại mắt lưới to hơn một chút, tránh tình trạng để mực khô trên bảng in.
5.4 Bị lột vỏ cam
Hiện tượng lột vỏ cam do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân sâu xa nhất là do mực khô không đúng cách, lớp mực mới không kết dính với lớp mực cũ.
Cách xử lý: Hạn chế sử dụng quá nhiều chất phụ gia, sẽ làm mực giảm khả năng kết dính.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được kỹ thuật in lụa là gì rồi phải không nào, nếu như bạn còn có thắc mắc gì về phương pháp in lụa này hay có nhu cầu đặt in áo đồng phục thì hãy liên hệ ngay với Song Phú nhé. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách.
Tags : in lụaTừ khóa » Nguyên Lý In Lụa
-
In Lụa – Wikipedia Tiếng Việt
-
In Lụa Là Gì Và Quy Trình In Lụa Như Thế Nào? - Kỹ Thuật In ấn - In129
-
In Lụa Là Gì? Nguyên Lý In Lụa Ra Làm Sao?
-
In Lụa Là Gì? Nguyên Lý In Lụa Ra Làm Sao? | Công Ty In Thành Tiến
-
Tìm Hiểu Về Quy Trình In Lụa Thủ Công - SNP - Xưởng In Sơn Nguyên
-
In Lụa Là Gì? Kỹ Thuật Và Quy Trình In Lụa Như Thế Nào? - In Đại Minh
-
In Lụa Là Gì? Tìm Hiểu Về Công Nghệ Và Quy Trình In Lụa - In Việt Nhật
-
[Tìm Hiểu] Quy Trình In Lụa Hiện đại Phổ Biến Nhất 2021 - In Tiết Kiệm
-
In Lụa Là Gì? Ứng Dụng Quy Trình Và Kỹ Thuật In Lụa, In Lưới
-
Nguyên Lý Hoạt động In Lụa - Đồng Phục Mầm Non
-
In Lụa Là Gì? Nguyên Lý In Lụa Ra Làm Sao? |Lgg3
-
In Lụa Là Gì? Những điều Cơ Bản Về Kĩ Thuật In Lụa - Printgo
-
In Lưới, In Lụa Là Gì? Quy Trình In Lưới, In Lụa Như Nào?
-
In Lụa Là Gì? Tìm Hiểu Về Phương Pháp In Lụa 2021 Từ A-Z