In Lụa Là Gì? Ứng Dụng Quy Trình Và Kỹ Thuật In Lụa, In Lưới

In Lụa là gì? In Lụa hay là còn gọi là in lưới sử dụng kỹ thuật thẩm thấu. Vậy Quy trình, kỹ thuật, và ứng dụng của in lụa là gì? Trong bài viết này Tự Học Đồ Hoạ sẽ cùng các bạn giải đáp tất cả các thắc mắc xung quanh công nghệ in đặc biệt này.

1 Tổng quan về kỹ thuật in lụa

In lụa là một kỹ thuật in cổ điển, được ứng dụng trong việc in rất nhiều sản phẩm. Chúng tôi gọi đây là kỹ thuật in thay vì Công nghệ in vì nó tương đối sơ khai. Có nghĩa rằng in lụa mang đậm tính chất thủ công thay vì một hệ thống máy móc hiện đại. Tuy nhiên chúng cũng có những ưu điểm mà không phải kỹ thuật in nào cũng có. Vì vậy nó vẫn được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực in ấn

1.1 In Lụa là gì?

In lụa còn được gọi là in lưới, in xuyên thấm hay in khuôn. In lụa có nguồn gốc từ việc sử dụng lụa làm lưới của khuôn in trong quá trình in. Người ta đặt khuôn in lên bề mặt vật thể sau đó quét mực lên khuôn, mực từ khuôn in sẽ thấm và bám lên vật liệu. Hiện nay người ta đã sử dụng các vật liệu thay thế cho lụa như vải, da…

Đây là hình thức in khá sơ khai đơn giản và dễ dàng thực hiện. Người ta thường sử dụng phương pháp in lụa một cách thủ công, tức là thực hiện in bằng tay. Trong quá trình in mực được quét lên khuôn in sẽ đi qua những khe (lỗ lưới) xuống vật liệu. Những phần không in sẽ bị giữ lại trên bề mặt của lưới lọc.

Kỹ thuật in lụa

1.2 Nguyên lý của In Lụa là gì.

Nguyên lý của In lụa vô cùng đơn giản. Chúng sử dụng nguyên lý in thẩm thấu. Những phần tử cần in sẽ đi qua lỗ lọc xuống bề mặt vật liệu. Những phần tử không in là phần bị bịt kín trên khuôn in, việc này giữ cho mực không bị tràn xuống bề mặt vật liệu cần in.

Để có thể tiến hành in lụa người ta cần chuẩn bị như: Vật liệu cần in, thanh tay kê, khuôn in và mực in. Trong đó thay tay kê có tác dụng cố định khuôn in lên bề mặt cần in của vật liệu. Dạo gạt mực có tác dụng quét mực lên khuôn in. Kích thước của khuôn in được thiết kế phù hợp với kích thước của vật liệu. Ngoài ra Loại mực sử dụng trong in lụa là loại mực đặc thay vì lỏng như một số công nghệ in khác.

1.3 Nguồn gốc của in lụa

In lụa là công nghệ in ấn cổ xưa nhất. Suốt hàng nghìn năm lịch sử công nghệ in lụa không có sự thay đổi nhiều. người ta chỉ áp dụng thêm cơ giới hoá vào trong công việc in ấn mà thôi. In Lụa lần đầu tiên được áp dụng như một ngành công nghiệp vào năm 1925. Thế nhưng người ta đã sử dụng công nghệ này từ 1000 năm về trước. Người ta sử dụng các loại tơ tằm kéo căng trên các khuôn làm bằng gỗ; đồng thời người ta gắn khuôn ảnh bên dưới để có thể in ra nhiều hình ảnh giống nhau.

Một trong những sự tình cờ là nhiều quốc gia trên khắp châu lục đã nghiên cứu và phát triển công nghệ in này.  Trung quốc 1870, Anh 1907… Cho tới năm 1914 John Pilsworth Đã pháp minh ra công nghệ in nhiều màu.

Sau đó người ta áp dụng kỹ thuật in lụa trên nhiều vật liệu. Một số loại vật liệu in rất khó thực hiện bằng các công nghệ in khác người ta sẽ sử dụng phương pháp in lụa. Người ta áp dụng in lụa trên các vật liệu như: Gỗ, mica, kim loại, thuỷ tinh. Một số vật liệu cụ thể như, gạch men, đồ gốm, mặt đồng hồ, cốc chén…

2. Kỹ thuật in Lụa

Nói về kỹ thuật in Lụa chúng ta có rất nhiều vấn đề cần bàn đến ví dụ như: Ưu nhược điểm của in lụa, phân loại kỹ thuật in lụa; hay đơn giản là quy trình in lụa được thực hiện như thế nào.

2.1 Ưu nhược điểm của kỹ thuật in lụa là gì?

In lụa có rất nhiều ưu điểm khiến cho kỹ thuật in này vẫn được sử dụng rộng rãi.

Ưu điểm của in lụa là gì?

In trên nhiều chất liệu: Không giống như kỹ thuật, in lụa cho phép in trên mọi chất liệu. Từ những vật liệu có bề mặt nhẵn, cho đến thô ráp; từ những vật liệu cứng và bền bỉ, cho đến các vật liệu mỏng, nhẹ và dẻo như cao su, vải… In lụa còn có thể áp dụng tốt trên các vật liệu có khả năng thay đổi liên tục về mặt hình dạng như vải, nilon…

In được nhiều hình dạng, kích thước: Kỹ thuật in lụa không giới hạn độ dày hay hình dạng của vật thể. Bạn có thể in được những vật liệu mỏng như tờ giấy cho đến dày như khối kim loại hay bức tường. In lụa cũng có thể thực hiện trên vật liệu có hình dạng khác nhau, như tròn, cong, hay vô định hình.

Khuôn in dùng cho nhiều loại vật liệu:  Đối với kỹ thuật in lụa người ta có thể tạo ra 1 khuôn in và áp dụng cho nhiều loại vật thể khác nhau. Tức là bạn chỉ cần 1 khuôn in bạn có thể tiến hành in trên cả giấy, cốc chén, thiết bị, giỏ xách… Bạn cũng có thể sử dụng khuôn in này nhiều lần chỉ cần chất liệu làm khuôn đủ tốt và xử dụng đúng cách.

In được nhiều màu: Không giống với các kỹ thuật in khuôn khác, với in lụa bạn có thể sử dụng cùng một khuôn in để in ra nhiều màu. Quan trọng là bạn sử dụng loại mực nào cho quá trình in của mình mà thôi.

Nhược điểm của kỹ thuật in lụa là gì?

In lụa  cũng tồn tại rất nhiều vấn đề trong đó phải kể đến là tốc độ in. Người ta không thể tạo ra hàng nghìn file in trong thời gian ngắn trong thời gian này. In lụa truyền thống phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người in, và kỹ thuật làm khuôn in. Chất lượng in cũng rất có thể không đạt được tính đồng nhất như các công nghệ in khác

2.2 Phân loại kỹ thuật in lụa

Kỹ thuật in lụa có rất nhiều loại khác nhau. Tuỳ theo quy trình thực hiện mà người ta phân loại chúng thành một số loại phổ biến:

Phân loại theo công nghệ in: In thủ công hoàn toàn, in bán thủ công, và in trên máy in tự động.

Phân loại theo khuôn in: Khuôn in dạng phẳng, và khuôn in dạng thùng quay.

Phân loại theo phương pháp in: In lụa trực tiếp (sử dụng cho các vật liệu có màu trắng); In phá gắn ( In phá gắn là in trên vật liệu có lớp màu có sẵn, có thể sử dụng in lót để đảm bảo bám dính.

2.3 Quy trình in lụa

Quy trình in lụa cũng tương tự như các phương pháp in khuôn khác. Nó trải qua bốn công đoạn chính bao gồm: thiết kế file in, chuẩn bị khuôn in, in, và gia công sau in:

Bước 1: Thiết kế file in:

Trước khi tiến hành in lụa người ta sẽ tiến hành thiết các các file in theo yêu cầu. Công đoạn này có thể được thực hiện trên máy tính bằng các phần mềm Thiết Kế Đồ Hoạ hoặc vẽ tay. Sau khi đã có file in người ta sẽ phân tích các file in này. Mỗi một file in sẽ được xuất ra các tấm phim đại diện cho màu đó. Cũng cần phải lưu ý rằng kỹ thuật in lụa sẽ được thực hiện tốt nhất nếu nó được áp dụng cho màu đơn sắc.

Bước 2. Thiết kế khuôn in.

Ở bước này người ta sẽ chuẩn bị các khuôn bằng kim loại hoặc gỗ. Những khuôn in được thiết kế sao cho nó phù hợp với kích thước file in.

Người ta sẽ sử dụng các loại dung dịch keo chuyên dụng để tráng trên bề mặt khuôn in. Công đoạn này được thực hiện ở trong các phòng tối. Sau khi đã tráng khuôn người ta sẽ sấy khô khuôn và chụp phim (công đoạn này được thực hiện bằng đèn hoặc phơi nắng)

Bước 3: Tiến hành in lụa lên sản phẩm.

Tuỳ theo hình dạng của vật liệu cần in mà người ta sẽ có phương pháp in phù hợp. Về cơ bàn người ta sẽ áp khuôn in lên bề mặt vật liệu cần in. Sau đó người ta sẽ thực hiện cố định khuôn và quét mực lện khuôn. Khi quá trình quét mực và mực bám lên vật liệu thì quá trình này hoàn tất.

Bước 4: Gia công thành phẩm trong In Lụa là gì.

Bước cuối cùng là gia công thành phẩm. Người ta sẽ tiến hành công đoạn này bằng cách loại bỏ những phần dư thừa của mực, in phủ, hoặc “bế” các sản phẩm nếu có yêu cầu của khác hàng

3. Kết luận:

Như vậy Tự học Đồ hoạ vừa cùng các bạn tìm hiểu về kỹ thuật in lụa; cũng như quy trình in cổ xưa này. Như đã chia sẻ không có bất kì kỹ thuật in nào là hoàn hảo. Quan trọng là kỹ thuật nào phù hợp với nhu cầu công việc của bạn ban. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn sẽ giúp các hiểu hơn về in lụa là gì? Từ đó có sự lựa chọn phù hợp cho mình.

Những nội dung khác bạn có thể quan tâm

  • Trịnh Đức Dương
    Trịnh Đức Dương - Đào tạo thiết kế đồ hoạ
  • Thuê Website cho trung tâm Thiết kế
    Thuê Website cho trung tâm Thiết kế Đồ họa, Lập…

Từ khóa » File In Lưới Là Gì