In ống đồng Là Gì? Chi Tiết Kỹ Thuật In Bằng ống đồng

banner cta Kỹ thuật in ống đồng cũng là một trong những phương pháp in ấn hiện đại, được sử dụng phổ biến trong in bao bì, in bao nhựa… Phương pháp in này có thể in trên nhiều vật liệu khác nhau như màng, tráng thép phức hợp, giúp quý khách hàng có những thành phẩm cao cấp nhất. Trong bài viết dưới đây thì ingiacong.co sẽ giới thiệu với bạn những thông tin cơ bản về kỹ thuật in ấn hiện đại này.

in tem nhãn decal bằng công nghệ offset

Mục lục

Toggle
  • In ống đồng là gì?
  • Nguyên lý hoạt động của máy in ống đồng
  • Cấu tạo của khuôn in trong máy in ống đồng
  • Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật in ống đồng
  • Quy trình in ống đồng
    • Bước 1: Thiết kế mẫu
    • Bước 2: Chế tạo bản in
    • Bước 3: Bố trí khuôn in
    • Bước 4: In hình ảnh
    • Bước 5: Làm khuôn bế tạo hình cho bao bì
    • Bước 6: Gia công tờ in thành sản phẩm

In ống đồng là gì?

In ống đồng hay còn được gọi là in lõm, một kỹ thuật in sử dụng trục in được mạ đồng dày khoảng 10 microns, trong đó các phần tử in như chữ viết, hình ảnh,… sẽ được khắc bên trong và nằm dưới bề mặt trục ống đồng, phần không in sẽ ở mặt trên của trục, phương pháp này thường được sử dụng chủ yếu để in theo dạng cuộn (in decal cuộn).

in ống đồng là gì

Nguyên lý hoạt động của máy in ống đồng

Nguyên lý của phương pháp in ống đồng.

Khi bắt đầu quá trình in, phần trục in sẽ được nhúng vào trong máng mực, lúc đó mực sẽ thấm lên khuôn in, đặc biệt là phần lõm trên khuôn (là các phần tử in).

Sau đó máy sẽ dùng dao gạt mực để loại bỏ phần mực thừa đi, chỉ giữ lại phần mực bên trong những phần tử lõm trên khuôn để chuẩn bị in.

Cuối cùng là phần mực bên trong các chỗ lõm sẽ truyền vào vật liệu cần in nhờ áp lực cao từ máy, phần mực sẽ bám chặt vào vật liệu, sau đó máy sẽ tiến hành sấy khô và cho ra thành phẩm là bản in hoàn chỉnh.

Cấu tạo của khuôn in trong máy in ống đồng

Để biết thêm về phương pháp in này, bạn có thể xem qua cấu tạo cơ bản của khuôn in bên trong máy in ống đồng:

– Hình dáng của khuôn in thường là trục kim loại, trực được làm hoàn toàn bằng thép và mạ một lớp đồng mỏng ở bề mặt, các phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ sử dụng máy khắc chuyên dụng hoặc nhờ axit.

– Cuối cùng là phủ một lớp crôm lên bề mặt đồng, mục đích để bảo vệ tốt hơn nên phương pháp còn có tên gọi khác là phương pháp in crôm.

– Phương pháp này khá tiện lợi nếu bạn muốn phục chế hoặc tái bản nhiều lần, chỉ cần bảo quản tốt cho trục in (trong in offset gọi là bản kẽm) thì có thể in tái bản dễ dàng và độ chính xác vẫn rất cao.

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật in ống đồng

Khác với in kỹ thuật số hay in offset thì các sử dụng ống đồng để in này có những ưu điểm riêng mà các phương pháp khác không làm được:

– Cho ra thành phẩm có độ chính xác cao.

– Có khả năng phục chế hình ảnh tốt, cho ra sản phẩm phục chế chất lượng cao.

– Trục in làm bằng thép và đống, sử dụng bền bỉ và lâu dài, có thể in tái bản dễ dàng và tiết kiệm chi phí, không cần làm lại khuôn.

– Cho tốc độ in nhanh, có thể đạt tới 200m/phút.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp in này chính là giá thành cao, thông thường để sử dụng cách in này thì cần phải in số lượng lớn, tối thiểu từ 500.000 vòng trở lên.

tại sao nên in flexo

Quy trình in ống đồng

Giống những phương pháp in khác, in ống đồng cũng cần phải thực hiện theo một quy trình in bao gồm 6 bước: Thiết kế mẫu cần in – Chế tạo bản in – Bố trí khuôn in – In hình ảnh – Làm khuôn bế – Gia công sau in, mỗi giai đoạn trong quy trình đều cần được thực hiện chính xác nhất để đảm bảo thành phẩm in ra giống với thiết kế nhất. Bạn có thể xem quy trình cơ bản ngay dưới đây:

quy trình in ống đồng

Bước 1: Thiết kế mẫu

Thông thường, khi thiết kế mẫu bao bì thì các công ty thường sử dụng không gian 3 chiều, các phần mềm như Corel được ưu tiên sử dụng, ngoài ra thì hình ảnh và nội dung cũng cần được chú ý để tạo ấn tượng cho sản phẩm.

Bước 2: Chế tạo bản in

Tạo những hình ảnh, nội dung cần in lên ống đồng (khắc lên phần đồng của trục in) để làm bản in.

Bước 3: Bố trí khuôn in

Sau đó cần sắp xếp những vật liệu cần in lên khuôn, đảm bảo đặt chính xác đúng vị trị để tối ưu nhất khi in, tiết kiệm chi phí và tránh sản phẩm in ra bị lệch.

Bước 4: In hình ảnh

Bắt đầu khởi động và vận hành máy để in các hình ảnh lên vật liệu như giấy hay nhựa mỏng,… Lưu ý là nên in thử một vài sản phẩm mẫu trước để kiểm tra chất lượng xem có đúng như yêu cầu, thiết kế ban đầu không, sau đó mới tiến hành in hàng loạt nếu xác định mọi thứ đã chính xác.

Bước 5: Làm khuôn bế tạo hình cho bao bì

Gắn các dao ( dao cắt đứt, dao tạo rãnh ) lên một tấm gỗ để tạo khuôn bể. Đối với sản phẩm là hộp thì sẽ tiến hành cắt và tạo gan cho tờ in theo thiết kế trước đó, đối với nhãn hàng thì sẽ thực hiện cắt sản phẩm, cắt tờ in thành những nhãn riêng biệt để sử dụng.

Bước 6: Gia công tờ in thành sản phẩm

Tiến hành dán mép dọc của hộp để, loại bỏ những phần thừa để tạo sản phẩm hoàn chỉnh hoặc gắn quai cho bao bì để hoàn thiện sản phẩm, có thể sử dụng phương pháp in kẹp file, in bao nhựa.

Với những gì vừa chia sẻ, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật in ống đồng, giúp bạn chọn được phương pháp in tốt nhất cho sản phẩm của mình trong số các kỹ thuật in hiện đại.

Từ khóa » Công Nghệ In ống đồng Là Gì