Incoterms 2000

Các điều kiện trong Incoterms 2000: - Có 13 điều kiện - Chia thành 4 nhóm: E, F, C, D nhóm theo tên ký tự đầu của các điều kiện. - Nghĩa vụ của người bán tăng dần theo thứ tự chữ cái trên. E<F<C<D

  • NHÓM E:

1. EXW – Ex Works (… named place): Giao tại xưởng (…địa điểm quy định) Điều 1: Phương thức vận tải: Mọi phương thức: Bộ, biển, không hoặc kết hợp chúng lại. Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: Tại cơ sở của người bán hàng dã sẵn sàng cho việc bốc hàng. (sẵn sàng cho việc bốc hàng: có nghĩa là hàng đả được đóng gói, đai buộc ngay ngắn, thuận tiên nhất cho việc bốc hàng, không phải giao theo kiểu hàng rời rạc, chưa đóng kiện, đóng pallet... hoặc hàng mỗi góc một ít là không được) Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: Tại cơ sở của người bán hàng dã sẵn sàng cho việc bốc hàng. Điều 4: Việc dỡ hàng: Người bán. (Dỡ hàng ở đây làm làm cho hàng trong tư thế sẵn sàng cho người mua bốc hàng. Nếu hàng để trên cao thì phải dỡ xuống cho họ nếu họ yêu cầu) Bốc hàng: Người mua Điều 4: Việc mua bảo hiểm: Không yêu cầu ai cả. (Tuy không yêu cầu nhưng ai cũng có quyền mua thêm bào hiểm cho mình nếu thấy cần thiết) Điều 5: Việc thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu: Người mua.

  • NHÓM F:

2. FCA – Free Carrier (… Named place): giao cho người chuyên chỡ (…địa điểm quy định) Điều 1: Phương thức vận tải: Mọi phương thức. Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: Tại cơ sở của người bán hoặc ngoài cơ sở của người bán theo quy định. Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: Khi hàng giao cho người chuyên chở đầu tiên Điều 4: Việc dỡ bốc hàng - Tại cơ sở của người bán: + Người bán có nghĩa vụ dỡ hàng xuống sân bãi đóng hàng (nếu có) sau đó bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định) + Người mua có quyền không tham gia trong việc bốc dỡ hàng tại cơ sở của người bán. - Ngoài cơ sở người bán: + Người bán phải bốc hàng từ kho lên phương tiện của người bán sau đó chở tới nơi giao hàng quy định. + Khi giao tới nơi quy định này thì người mua phải dỡ hàng từ trên xe người bán xuống và bốc lên xe của mình Để dể nhớ: bạn chỉ cần nhớ dù giao ở đâu người bán cũng chỉ có trách nhiệm bốc hàng 1 lần. Nếu giao tại kho họ thì họ bốc hàng lên xe người mua. Nếu giao nơi khác họ bốc hàng lên xe họ giao tới nơi khác đó. Điều 5: Việc mua bảo hiểm: Không yêu cầu ai cả. Điều 6: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người mua. 3. FAS – FREE ALONGSIDE SHIP (…named port of shipment): Giao dọc mạng tàu (…cảng bốc hàng quy định) Điều 1: Phương thức vận tải: chỉ được sử dụng cho phương thức vận tải biển và thủy nội địa. Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: dọc mạng tàu tại cảng bốc. (tương tự như phần trước: hàng phải để ngay ngắn và sẵn sàn cho việc bốc hàng nhé) Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: dọc mạng tàu tại cảng bốc. Điều 4: Việc dỡ hàng: Người bán. (Dỡ hàng ở đây là dỡ từ phương tiện vận tải người bán chở tới xuống dọc lan can tàu) Việc bốc hàng: Người mua. (bốc hàng lên tàu) Điều 4: Việc mua bảo hiểm: Không yêu cầu ai cả. Điều 5: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người mua. 4. FOB – FREE ON BOARD (…named port of shipment): Giao lên tàu (…cảng bốc hàng quy định) Điều 1: Phương thức vận tải: chỉ được sử dụng cho phương thức vận tải biển và thủy nội địa. Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: hàng qua hẵn lan can tàu tại cảng bốc. (Đây là chỗ bất cập trong điều khoản FOB 2000: qua hẳn lan can tàu ở đây có nghĩa là lấy lan can tàu làm ranh giới, khi hàng treo lơ lững trên không trung trong quá trình bốc hàng) Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: qua hẳn lan can tàu tại cảng bốc. (Ngay khi hàng vừa qua hẳn lan can tàu là được xem đã chuyển rủi ro. cho dù hàng đang trên không) Điều 4: Việc dỡ hàng: Người bán. (Dỡ hàng ở đây là dỡ từ phương tiện vận tải người bán chở tới xuống dọc lan can tàu hoặc bãi container tại cảng) Việc bốc hàng: Người mua. (Bốc hàng lên tàu) Điều 4: Việc mua bảo hiểm: Không yêu cầu ai cả. Điều 5: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người mua.

  • NHÓM C:

5. CFR – COST AND FREIGHT (…named port of destination): Tiền hàng và cước phí (…cảng đến quy định). Một số bên còn viết là CNF cũng được. Điều 1: Phương thức vận tải: chỉ được sử dụng cho phương thức vận tải biển và thủy nội địa. Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: Trên tàu tại cảng đến quy định. Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: qua hẳn lan can tàu tại cảng bốc. Điều 4: Việc dỡ hàng: Người mua. (Dỡ hàng ở đây là dỡ hàng từ tàu tại cảng tới quy định) Việc bốc hàng: Người mua. (Bốc hàng lên phương tiện vận tải tại cảng tới quy định) Điều 5: Việc mua bảo hiểm: Không yêu cầu ai cả. Điều 6: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người mua. 6. CIF – COST, INSURANCE AND FREIGHT (…named port of destination): Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí (…cảng đến quy định). Điều 1: Phương thức vận tải: chỉ được sử dụng cho phương thức vận tải biển và thủy nội địa. Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: Trên tàu tại cảng đến quy định. Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: qua hẳn lan can tàu tại cảng bốc. Điều 4: Việc dỡ hàng: Người mua. (Dỡ hàng ở đây là dỡ hàng từ tàu tại cảng tới quy định) Việc bốc hàng: Người mua. (Bốc hàng lên phương tiện vận tải tại cảng tới quy định) Điều 5: Việc mua bảo hiểm: Người bán có trách nhiệm mua bào hiểm giùm bên mua, để người mua thụ hưởng với mức bào hiểm tối thiểu. (loại C) Điều 6: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người mua. 7. CPT – CARRIAGE PAID TO (…named place of destination): Cước phí trả tới (…nơi đến quy định). Điều 1: Phương thức vận tải: Mọi phương thức. Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: Tại nơi đến quy định. Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: là nơi hàng giao xong cho người chuyên chở đầu tiên do người bán chỉ định. Nếu giao cho người chuyên chở đầu tiên tại kho người bán thì vẩn xem là đã chuyển giao rủi ro. (Trong quá trình vận chuyển có thể có nhiều người chuyên chở vận chuyển hàng trên mỗi khu vực khác nhau) Điều 4: Việc dỡ hàng: Người mua. (Dỡ hàng ở đây là dỡ hàng từ phương tiên vận tải ở nơi quy định) Việc bốc hàng: Người mua. (Bốc hàng lên sau khi thực hiện việc dỡ hàng ở nơi quy định) Điều 5: Việc mua bảo hiểm: Không quy định ai mua cả. Điều 6: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người mua. Lưu ý: Có nhiều bạn sẽ nhầm lẩn CPT và FCA. Hai điều kiện này nó giống và khác nhau cơ bản ở những chỗ sau: Giống: - Điểm chuyển rủi ro đều là lúc giao hàng cho người chuyên chở. - Phương thức vận tải: Mọi phương thức. - Nghĩa vụ làm thủ tục hải quan: Xuất khẩu: người bán; Nhập khẩu: người mua. Khác: - Người vận tải FCA: Người mua thuê, của người mua. - Người vận tải CPT: Người bán thuê, của người bán. - CPT người bán còn phải giao hàng tới nơi đến quy định. 8. CIP – CARRIAGE AND INSURANCE PAID TO (…named place of destination): Cước phí trả tới (…nơi đến quy định). Điều 1: Phương thức vận tải: Mọi phương thức. Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: Tại nơi đến quy định. Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: nơi hàng giao xong cho người chuyên chở đầu tiên do người bán chỉ định. Điều 4: Việc dỡ hàng: Người mua. (Dỡ hàng ở đây là dỡ hàng từ phương tiên vận tải ở nơi quy định) Việc bốc hàng: Người mua. (Bốc hàng lên sau khi thực hiện việc dỡ hàng ở nơi quy định) Điều 5: Việc mua bảo hiểm: Người bán có trách nhiệm mua bào hiểm cho bên mua, để người mua thụ hưởng với mức bào hiểm tối thiểu. (loại C) Điều 6: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người mua.

  • NHÓM D:

9. DAF – DELIVERY AT FRONTIER (… named place): giao tại biên giới (… địa điểm quy định) Điều 1: Phương thức vận tải: Mọi phương thức. Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: Tại địa điểm quy định tại biên giới nhưng trước cửa khẩu hải quan của nước tiếp giáp. (lưu ý: biên giới có thể ở nước xuất hoặc nước nhập) Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: Hàng sẵn sàng xếp dỡ trên phương tiên vận tại chở tới. Chưa dỡ hàng. Điều 4: Việc dỡ hàng: Người mua. (Dỡ hàng ở đây là dỡ hàng xuống từ phương tiên vận tải ở nơi quy định) Việc bốc hàng: Người mua. (Bốc hàng lên ở nơi quy định sau khi dỡ hàng) Điều 5: Việc mua bảo hiểm: Không quy định ai cả. Điều 6: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người mua. 10. DES – DELIVERY EX SHIP (… named port of destination): giao tại tàu (… cảng đến quy định) Điều 1: Phương thức vận tải: Đường biển hoặc thủy nội địa, hoặc đa phương thức trên tàu tại càng đến. (Có nghĩa là có thể kết hợp đường bộ, đường không nhưng lúc giao hàng cuối cùng thì phải ở trên tàu tại cảng đến). Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: Hàng sẵn sàng xếp dỡ trên tàu tại cảng đến quy định trước khi dỡ hàng. Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: Hàng sẵn sàng xếp dỡ trên tàu tại cảng đến quy định trước khi dỡ hàng. Điều 4: Việc dỡ hàng: Người mua. (Dỡ hàng ở đây là dỡ hàng từ tàu tại càng đến quy định) Việc bốc hàng: Người mua. (Bốc hàng lên sau khi đã dỡ ở cảng đến quy định) Điều 5: Việc mua bảo hiểm: Không quy định ai cả. Điều 6: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người mua. 11. DEQ – DELIVERY EX QUAY (… named port of destination): giao tại cầu cảng (… cảng đến quy định) Điều 1: Phương thức vận tải: Đường biển hoặc thủy nội địa, hoặc đa phương thức trên tàu tại càng đến (Có nghĩa là có thể kết hợp đường bộ, đường không nhưng lúc giao hàng cuối cùng thì phải là dỡ hàng từ tàu tại cảng đến). Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: Tại cầu cảng tại cảng đến quy định (Sau khi đã dỡ hàng khỏi tàu) Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: Hàng sẵn sàng xếp dỡ tại cầu cảng tại cảng đến quy định. Điều 4: Việc dỡ hàng: Người bán. (Dỡ hàng ở đây là dỡ hàng từ tàu xuống cầu cảng tại cảng đến quy định) Việc bốc hàng: Người mua. (Bốc hàng lên sau khi hàng đã nằm ở cầu cảng tại cảng đến quy định) Điều 5: Việc mua bảo hiểm: Không quy định ai cả. Điều 6: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người mua. 12. DDU – DELIVERY DUTY UNPAID (… named place of destination): giao hàng chưa nộp thuế nhập khẩu (… nơi đến quy định) Điều 1: Phương thức vận tải: Mọi phương thức. Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: Hàng trên phương tiện vận tải tại nơi đến quy định, chưa dỡ hàng. Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: Hàng sẵn sàng xếp dỡ trên phương tiện vận tải tại nơi đến quy định. Điều 4: Việc dỡ hàng: Người mua. (Dỡ hàng ở đây là dỡ hàng từ phương tiện vận tải tại nơi đến quy định) Việc bốc hàng: Người mua. (Bốc hàng lên sau khi hàng đã dỡ hàng từ phương tiện vận tải tại nơi đến quy định) Điều 5: Việc mua bảo hiểm: Không quy định ai cả. Điều 6: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người mua. 13. DDP – DELIVERY DUTY PAID (… named place of destination): giao hàng đã nộp thuế nhập khẩu (… nơi đến quy định) Điều 1: Phương thức vận tải: Mọi phương thức. Điều 2: Địa điểm chuyển giao chi phí: Hàng trên phương tiện vận tải tại nơi đến quy định, chưa dỡ hàng. Điều 3: Địa điểm chuyển rủi ro: Hàng sẵn sàng xếp dỡ trên phương tiện vận tải tại nơi đến quy định. Điều 4: Việc dỡ hàng: Người mua. (Dỡ hàng ở đây là dỡ hàng từ phương tiện vận tải tại nơi đến quy định) Việc bốc hàng: Người mua. (Bốc hàng lên sau khi hàng đã dỡ hàng từ phương tiện vận tải tại nơi đến quy định) Điều 5: Việc mua bảo hiểm: Không quy định ai cả. Điều 6: Việc thực hiện thủ tục hải quan: - Xuất khẩu: Người bán. - Nhập khẩu: Người bán. Nếu như điều kiện EXW người bán có nghĩa vụ thấp nhất trong quá trình giao hàng thì điều kiện DDP người bán có nghĩa vụ cao nhất.

Từ khóa » điều Kiện Giao Hàng Cif Theo Incoterm 2000