[Infographic] So Sánh Sản Lượng Dầu Của Việt Nam Với Các Nước ...

Dầu khí là một trong những ngành công nghiệp đầu tàu kinh tế của Việt Nam, trung bình hàng năm đóng góp vào GDP cả nước 10-13% và chiếm trung bình 16,5% – 17% tổng thu ngân sách trung ương.

Vai trò quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí

Ngành dầu khí có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu, cũng như đối với từng quốc gia. Ngành công nghiệp này là mũi nhọn kinh tế, cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng nhất cho xã hội hiện đại, đặc biệt là để sản xuất điện và nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải.

Ngành dầu khí còn cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp hóa chất, phân bón và nhiều ngành khác – trở thành ngành năng lượng quan trọng, cần thiết đối với đời sống xã hội. Ngành công nghiệp này mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia sở hữu, chi phối và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên dầu khí.

Đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của ngành dầu khí càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay, các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ở nước ta ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều.

Nhìn tổng quan, dầu khí là ngành kinh tế – kỹ thuật đặc biệt, gắn liền không chỉ bài toán năng lượng mà còn là chuỗi giá trị kinh tế trong chiến lược phát triển đất nước, liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo sự tự chủ về nhiên liệu, đảm bảo nguồn năng lượng sạch, nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế như phân bón, hóa dầu, các sản phẩm hóa chất… và đặc biệt là động lực phát triển kinh tế vùng, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, đóng góp ngân sách Nhà nước.

Ngành dầu khí Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN

Ngành công nghiệp dầu khí của ASEAN mang dấu ấn mạnh mẽ của 4 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thailand.

Là một quốc gia chiếm vị trí quan trọng và lâu đời trong ngành công nghiệp dầu khí quốc tế, Indonesia luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia sản xuất dầu hàng đầu. Indonesia xếp hạng thứ 20 trong số các nước sản xuất dầu mỏ trên thế giới năm 2011, chiếm khoảng 1% sản lượng của thế giới mỗi ngày về nhiên liệu lỏng. Ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt của quốc gia này (bao gồm cả quá trình lọc dầu) đóng góp khoảng 7% GDP trong năm 2010, theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Indonesia. Tuy nhiên, lượng dầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng, sự trưởng thành tự nhiên của các mỏ dầu ở Indonesia và hạn chế đầu tư vào dự trữ thay thế khiến Indonesia dần hạn chế việc xuất khẩu dầu trở thành nước nhập khẩu ròng cả về dầu thô và các sản phẩm lọc dầu vào năm 2004.

Là một đất nước không có nhiều tài nguyên dầu khí, cho đến năm 1995,số liệu sản xuất dầu của Thailand là 59 nghìn thùng/ ngày (kém gấp 26 lần so với Indonesia). Tuy nhiên, quốc gia này đã chọn con đường phát triển lĩnh vực hạ nguồn dựa trên nguyên liệu khí đốt nội địa và nhập khẩu, tạo ra đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và từng bước trở thành đối thủ cạnh tranh với Việt Nam ở vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng sản xuất dầu khí tại ASEAN.

Việt Nam đã ghi danh vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới kể từ khi khai thác tấn dầu thô đầu tiên vào tháng 6 năm 1986. Và cho đến năm 1995, dầu khi đã là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm và Việt Nam luôn có mặt trong top những quốc gia sản xuất dầu hàng đầu tại ASEAN.

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, ngành Dầu khí của Việt Nam hoạt động trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, giá dầu giảm mạnh… Nhưng nhìn chung, ngành công nghiệp dầu khí vẫn luôn là lĩnh vực mũi nhọn đóng góp những giá trị to lớn cho quốc gia.

Hằng năm, ngành công nghiệp này đóng góp cho GDP cả nước trung bình từ 10-13%; nộp ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng 9-11% tổng thu ngân sách chung của nhà nước và chiếm 16-17% tổng thu ngân sách Trung ương. Riêng nộp ngân sách nhà nước từ dầu thô chiếm 5-6% tổng thu ngân sách chung của nhà nước.

Ngành dầu khí Việt Nam và các nước Châu Á

Trong khoảng thời gian 40 năm trở lại đây, có 3 quốc gia luôn nằm trong top những nước sản xuất dầu nhiều nhất châu Á (cũng như quốc tế): Saudi Arabia, Iran và Trung Quốc.

Đứng hạng đầu là Saudi Arabia, quốc gia sở hữu trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới (gần 1/5 tổng trữ lượng dầu của thế giới) và là nhà một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất trong khu vực và trên thế giới trong năm 2012. (9,8 triệu thùng dầu/ngày).

Có thể nói nền kinh tế của Saudi Arabia đa số phụ thuộc vào ngành dầu khí. Việc sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ chiếm khoảng 90% tổng doanh thu xuất khẩu của nước này trong năm 2011, theo bảng số liệu thống kê hàng năm của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. Gần đây, sau khi hoàn thành các dự án sản xuất dầu mỏ lớn nhất của mình, Ả rập Saudi hiện đang mở rộng sang các ngành công nghiệp khí đốt, lọc dầu, hóa dầu và năng lượng điện.

Hạng hai trong bảng xếp hạng quốc gia có sản lượng dầu nhiều nhất Châu Á ở giai đoạn từ 1980 trở về đây là cuộc cạnh tranh của hai quốc gia: Trung Quốc và Iran.

Là một trong những quốc gia rộng lớn nhất thế giới, theo Oil & Gas Journal (OGJ), Trung Quốc nắm giữ 20,4 tỷ thùng trữ lượng dầu mỏ tính đến tháng 1 năm 2012, tăng hơn 4 tỷ thùng so với ba năm trước đó, cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mỏ dầu lớn nhất và lâu đời nhất Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Bắc nước này. Trung Quốc sản xuất ước tính 4,3 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2011, trong đó 95% là dầu thô. Sản lượng dầu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng khoảng 170 nghìn thùng/ngày đến gần 4,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2013. Về lâu dài, EIA dự báo sản lượng của Trung Quốc sẽ tăng nhẹ, đạt 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2035.

Là một thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, Iran nằm trong top 4 nước đứng đầu thế giới về sở hữu cả trữ lượng dầu và khí tự nhiên.

Trong năm 2010, Iran là nhà xuất khẩu lớn thứ ba thế giới về dầu thô, sau Saudi Arabia và Nga. Tuy nhiên việc giảm sản xuất và tăng tiêu thụ nội địa sẽ tiếp tục siết chặt sản lượng lượng dầu dành cho xuất khẩu trong những năm gần đây. Iran là nước có trữ lượng khí tự nhiên lớn thứ hai thế giới, tuy nhiên lĩnh vực này đang chậm phát triển và hầu hết chỉ sử dụng để đáp ứng nhu cầu nội địa. Khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 54% tổng lượng tiêu thụ năng lượng nội địa của nước này. Hầu hết lượng tiêu thụ năng lượng còn lại là từ dầu mỏ, với những đóng góp ngoài lề là từ than đá và thủy điện. Iran dự kiến sẽ mở rộng sản xuất khí đốt tự nhiên từ mỏ khí đốt South Pars ngoài khơi vùng vịnh Ba Tư như là một phần trong kế hoạch mở rộng ngành năng lượng của nước này.

Theo Tạp chí Oil & Gas Journal, tính đến tháng 1 năm 2011, Iran có trữ lượng dầu ước tính khoảng 137 tỉ thùng, chiếm 9,3% tổng trữ lượng dầu trên toàn thế giới và hơn 12% trữ lượng dầu của OPEC. Tháng 6/2011, OPEC công bố bảng thống kê hàng năm của tổ chức này, trong đó trữ lượng tiềm năng của Iran được nâng lên tới hơn 151 tỉ thùng dầu thô.

Là quốc gia có số lượng tài nguyên dầu mỏ khiêm tốn hơn, đến năm 1990 Việt Nam mới lọp vào top 15 các quốc gia sản xuất dầu mỏ nhiều nhất châu Á (75 nghìn thùng/ngày). Trải qua 30 năm phát triển, đến nay Việt Nam đang ở vị trí thứ 11 với số lượng sản xuất 231 nghìn thùng/ngày.

Hiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang khai thác 25 mỏ dầu khí ở trong nước và 10 mỏ ở nước ngoài với tổng sản lượng khai thác đến nay đạt trên 455 triệu tấn quy dầu (trong đó, khai thác dầu là trên 346 triệu tấn và khai thác khí là trên 108 tỷ m3), doanh thu từ bán dầu đạt trên 140 tỷ USD, nộp NSNN từ xuất/bán dầu đạt trên 67 tỷ USD.

Có thể nói, ngành dầu khí với tiềm năng to lớn và cơ sở vật chất kỹ thuật khá hiện đại vẫn tiếp tục đóng vai trò là ngành công nghiệp đầu tàu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong hai thập kỷ tới.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.

*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.

Từ khóa » Dầu Khí Việt Nam đứng Thứ Mấy Thế Giới