[Infographic] Thông Tin Tuyển Sinh Sau đại Học Năm 2021

Trường Đại học Ngoại ngữ thông báo Tuyển sinh sau đại học năm 2021 của trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) như sau:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Năm 2021, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN tổ chức thi tuyển và xét tuyển thẳng đào tạo thạc sĩ và xét tuyển đào tạo tiến sĩ các chuyên ngành Ngoại ngữ theo 2 đợt, thời gian cụ thể như sau:

Đợt 1: Các ngày thi:

Thứ Bảy 17 tháng 4 năm 2021

Chủ Nhật 18 tháng 4 năm 2021

Tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn (xét tuyển đào tạo tiến sĩ)

từ ngày 17/4 đến ngày 29/4/2021.

Đợt 2: Các ngày thi:

Thứ Bảy 11 tháng 9 năm 2021

Chủ Nhật 12 tháng 9 năm 2021

Tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn (xét tuyển đào tạo tiến sĩ)

từ ngày 11/9 đến ngày 25/9/2021

Các chuyên ngành tuyển sinh:

– Đào tạo thạc sĩ: Ngôn ngữ Anh, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh, Ngôn ngữ Nga, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Nga, Ngôn ngữ Pháp, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc;

– Đào tạo tiến sĩ: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Nga, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Pháp, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Trung Quốc.

Lưu ý: Nếu số lượng đăng ký dự thi và xét tuyển thẳng các chương trình đào tạo thạc sĩ đợt 1 ở các ngành dưới 03 thí sinh đăng ký Trường sẽ chuyển hồ sơ dự thi của thí sinh sang đợt 2.

Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ

1.1. Thời gian đào tạo

02 năm theo hình thức đào tạo chính quy tập trung

1.2. Chuyên ngành đào tạo

Ngôn ngữ Anh, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh, Ngôn ngữ Nga, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Nga, Ngôn ngữ Pháp, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc

Tuyển sinh đào tạo tiến sĩ

2.1. Thời gian đào tạo

– Đào tạo từ cử nhân: 04 năm, theo hình thức chính quy tập trung

– Đào tạo từ thạc sĩ: 03 năm, theo hình thức chính quy tập trung

2.2. Chuyên ngành đào tạo

+ Ngôn ngữ Anh, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh

+ Ngôn ngữ Nga, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Nga

+ Ngôn ngữ Pháp, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Pháp

+ Ngôn ngữ Trung Quốc, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Trung Quốc

Chế độ thu học phí

Học viên cao học (đào tạo thạc sĩ) và nghiên cứu sinh (đào tạo tiến sĩ) đều phải đóng học phí theo quy định của Nhà nước. Mức thu cụ thể sẽ được thông báo theo hướng dẫn thu học phí hàng năm của Trường Đại học Ngoại ngữ.

Chế độ học bổng dành cho thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ

Thí sinh dự tuyển các chương trình đào tạo tiến sĩ trúng tuyển và nhập học có nguyện vọng làm đơn xin cấp học bổng hỗ trợ chi phí học tập, nghiên cứu kèm các minh chứng (theo yêu cầu của thông báo hàng năm) và nộp về khoa Sau đại học trước tháng 11 (trong đơn xin cấp học bổng ghi rõ 1 cấp duy nhất: cấp Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc cấp Trường Đại học Ngoại ngữ).

Thủ tục, quy trình xét cấp học bổng cho thí sinh trúng tuyển và nhập học đào tạo tiến sĩ được thực hiện theo thông báo số 53/TB-ĐHNN ngày 14/01/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ về việc cấp học bổng hỗ trợ chi phí học tập, nghiên cứu và công bố quốc tế đối với thí sinh dự tuyển các chương trình đào tạo tiến sĩ ở Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN.

2. PHƯƠNG THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

Phương thức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ

– Xét tuyển thẳng;

– Tuyển sinh theo phương thức truyền thống.

Phương thức tuyển sinh đào tạo tiến sĩ: Dự tuyển Điều kiện xét tuyển /dự thi/ dự tuyển

3.1. Xét tuyển thẳng đào tạo thạc sĩ

a) Điều kiện xét tuyển thẳng

– Về bằng tốt nghiệp trình độ đại học: đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Khá trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) thuộc các CTĐT sau đây của ĐHQGHN: tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao (được nhà nước đầu tư), các CTĐT đã được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN-QA, ABET…) hoặc các tổ chức kiểm định của Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (đối với khóa tuyển sinh còn trong thời hạn) (danh sách các CTĐT xem tại phụ lục 11);

+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các CTĐT chuẩn của ĐHQGHN;

Điểm thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học (xem quy định tại điểm b của mục này) có thể được cộng thêm vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của thí sinh để xét tuyển thẳng.

– Về năng lực ngoại ngữ: thí sinh nộp minh chứng về trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của CTĐT tại thời điểm nộp hồ sơ. Đối với CTĐT yêu cầu năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, thí sinh chưa có minh chứng về trình độ ngoại ngữ có thể đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ trong cùng đợt tổ chức thi TSSĐH của ĐHQGHN (việc đăng ký và tổ chức thi môn Ngoại ngữ thực hiện theo quy định hiện hành).

b) Quy định về mức điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học

– Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:

+ Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.

+ Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.

– Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm;

– Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0.5 điểm.

c) Chỉ tiêu xét tuyển thẳng

– Chỉ tiêu xét tuyển thẳng đợt 1 cho thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Khá trở lên thuộc các CTĐT sau đây của ĐHQGHN: tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao (được nhà nước đầu tư), các CTĐT đã được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN-QA, ABET…) hoặc các tổ chức kiểm định của Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (đối với khóa tuyển sinh còn trong thời hạn) là: 10

– Chỉ tiêu xét tuyển thẳng đợt 1 cho thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Giỏi trở lên các CTĐT chuẩn của ĐHQGHN là: 10

3.2. Dự thi đào tạo thạc sĩ

Về văn bằng: Thí sinh cần đáp ứng điều kiện sau:

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ các hệ đào tạo (chính quy, vừa làm vừa học, bằng do nước ngoài cấp) ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng kí dự thi; ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng kí dự thi (áp dụng đối với ngành Đông Phương học chuyên ngành Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Trung Quốc học đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức do Trường Đại học Ngoại ngữ cấp cho thí sinh đăng ký dự thi vào các chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc). Các đối tượng có văn bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT. (Chi tiết danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần xem Phụ lục 10)

Về chính sách ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản (xin xem Phụ lục 2 – Đối tượng ưu tiên đính kèm thông báo này).

Các điều kiện khác: Thí sinh cần có Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và có đủ sức khoẻ để học tập.

3.3. Dự tuyển đào tạo tiến sĩ

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

a) Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

b) Có đủ sức khoẻ để học tập.

c) Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng từ loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành đúng, ngành/chuyên ngành phù hợp hoặc ngành/chuyên ngành gần với ngành/chuyên ngành đăng kí dự tuyển;

d) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

e) Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng kí dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận. Đối với những người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học học tập dưới 10 tín chỉ trong CTĐT thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.

f) Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.

g) Có thư giới thiệu của 02 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:

– Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;

– Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

– Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

h) Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo (CTĐT) được ĐHQGHN phê duyệt:

– Có chứng chỉ ngoại ngữ theo Bảng tham chiếu ở Phụ lục 9 do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng kí dự tuyển;

– Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho CTĐT toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ yêu cầu theo chuẩn đầu ra của CTĐT.

– Có bằng đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phù hợp với ngoại ngữ theo yêu cầu chuẩn đầu ra của CTĐT, do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.

– Trong các trường hợp trên nếu không phải là tiếng Anh, thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này.

– Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ ngành ngôn ngữ Anh hoặc sư phạm tiếng Anh phải có chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (Quy định tại Phụ lục 9).

Các thí sinh thuộc một trong các đối tượng sau đây được bổ sung văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của CTĐT trong vòng 24 tháng kể từ ngày được công nhận nghiên cứu sinh:

– Là tác giả hoặc đồng tác giả của ít nhất 01 công bố quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

– Tốt nghiệp các CTĐT thạc sĩ hoặc cử nhân mà chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong vòng 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

i) Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm và thâm niên công tác 24 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển (đối với thí sinh có bằng cử nhân dự tuyển sau 12 tháng kể từ ngày được cấp bằng và thí sinh có bằng thạc sĩ).

j) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo.

III. NỘI DUNG DỰ THI ĐÀO TẠO THẠC SĨ VÀ XÉT TUYỂN ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Các môn thi tuyển sinh đào tạo thạc sĩ Môn cơ bản: Tuỳ theo chuyên ngành dự thi, thí sinh sẽ thi một trong các môn sau: Ngôn ngữ Anh, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh, Ngôn ngữ Nga, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Nga, Ngôn ngữ Pháp, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc (dạng thức môn thi cơ bản xin xem Phụ lục 4). Môn cơ sở: Năng lực sử dụng tiếng Anh, Năng lực sử dụng tiếng Nga, Năng lực sử dụng tiếng Pháp, Năng lực sử dụng tiếng Trung, Năng lực sử dụng tiếng Đức, Năng lực sử dụng tiếng Nhật, Năng lực sử dụng tiếng Hàn (thi 02 phần, phần 1: Đọc hiểu, Từ vựng – Ngữ pháp, Viết luận; phần 2: Vấn đáp) (dạng thức môn thi xin xem Phụ lục 5). Môn Ngoại ngữ thứ 2: Thí sinh chọn sẽ thi một trong các tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, hoặc Ả Rập (dạng thức môn thi xin xem Phụ lục 6).

Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ thứ 2 nếu đảm bảo một trong các điều kiện sau:

Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN; Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài; Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 3 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn ĐHQGHN, bậc 4 đối với chương trình thạc sĩ liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng, bậc 5 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn quốc tế. Chứng chỉ ngoại ngữ có giá trị trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi đến ngày đăng kí dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (xin xem Phụ lục 7 và Phụ lục 8).

Xét tuyển đào tạo tiến sĩ

Các chuyên ngành đào tạo bậc tiến sĩ bao gồm: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Nga, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Pháp, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Trung Quốc.

Thí sinh đăng ký dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ cần đáp ứng các điều kiện sau:

Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ ngành ngoại ngữ được đào tạo trong nước hoặc nước ngoài như các tiểu mục c, d của mục 3.3 (Dự tuyển đào tạo tiến sĩ) ở trên; Có các công bố khoa học như tiểu mục e của mục 3.3 ở trên; Có đề cương nghiên cứu và 2 thư giới thiệu như các tiểu mục f, g của mục 3.3 ở trên; Có một trong những văn bằng hoặc chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ thứ 2 như tiểu mục h của mục 3.3 ở trên; Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm và thâm niên công tác 24 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển; Có hồ sơ và tham gia báo cáo đề cương nghiên cứu trước tiểu ban chuyên môn.

3. Điểm xét tuyển và điểm chuẩn

3.1. Điểm xét tuyển và điểm chuẩn thi tuyển sinh đào tạo thạc sĩ

Điểm xét tuyển: Để được trong diện xét tuyển, thí sinh phải đạt điểm 5 trở lên (theo thang điểm 10) ở các môn thi cơ bản và cơ sở; đạt 50 điểm trở lên (theo thang điểm 100) ở môn Ngoại ngữ thứ 2 (nếu không được miễn thi ngoại ngữ thứ 2).

Điểm chuẩn: Được xác định căn cứ trên chỉ tiêu đào tạo được giao và bằng cách tính tổng điểm thi các môn (trừ Ngoại ngữ thứ 2) của từng thí sinh từ cao nhất trở xuống cho từng ngành, chuyên ngành.

3.2. Xét tuyển đào tạo tiến sĩ

Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển trình độ tiến sĩ phải có tổng điểm đánh giá hồ sơ và đề cương nghiên cứu tối thiểu đạt 60/100 trở lên, trong đó điểm đề cương nghiên cứu tối thiểu phải đạt 25/40 điểm.

Tài liệu hướng dẫn ôn thi

Thí sinh đăng ký dự thi đào tạo thạc sĩ có thể xem đề cương và dạng thức đề thi của các môn thi trong các phụ lục đính kèm thông báo này.

Xét tuyển người nước ngoài vào học tại Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

Thí sinh người nước ngoài thực hiện việc xét tuyển đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2017 của Giám đốc ĐHQGHN ban hành quy định về việc thu hút và quản lý sinh viên quốc tế tại ĐHQGHN.

Thí sinh người nước ngoài dự tuyển các chương trình đào tạo thạc sĩ/tiến sĩ trúng tuyển và nhập học có nguyện vọng làm đơn xin cấp học bổng hỗ trợ chi phí học tập, nghiên cứu của Trường Đại học Ngoại ngữ. Thủ tục và quy trình xét cấp học bổng cho thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ được thực hiện theo thông báo số 54/TB-ĐHNN ngày 15/01/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ về việc cấp học bổng hỗ trợ chi phí học tập, nghiên cứu và công bố quốc tế đối với thí sinh người nước ngoài dự tuyển các chương trình đào tạo sau đại học bậc thạc sĩ và tiến sĩ.

IV. HỒ SƠ DỰ THI/ DỰ TUYỂN

Thời gian phát hành hồ sơ

Đợt 1: từ 8h00 ngày 17/01/2021 đến 17h00 ngày 30/3/2021

Đợt 2: từ 8h00 ngày 26/4/2021 đến 17h00 ngày 25/8/2021

Địa điểm phát hành và nộp hồ sơ

Văn phòng Khoa Sau đại học (Phòng 102 nhà A3 – Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Đăng ký dự thi, dự tuyển trực tuyến qua mạng và nộp bản cứng Hồ sơ dự thi/dự tuyển

Thí sinh thực hiện việc đăng ký dự thi/dự tuyển qua 2 bước:

– Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng ký dự thi/ dự tuyển trực tuyến theo hướng dẫn.

– Nộp bản cứng Hồ sơ dự thi/dự tuyển trực tiếp tại Khoa Sau đại học – Trường ĐHNN – ĐHQGHN (các Danh mục Hồ sơ dự thi/dự tuyển, xin xem mục 4).

Thời gian thí sinh thực hiện việc khai báo thông tin trực tuyến và nộp bản cứng Hồ sơ dự thi/ dự tuyển:

Đợt 1: từ 8h00 ngày 17/01/2021 đến 17h00 ngày 02/4/2021

Đợt 2: từ 8h00 ngày 26/4/2021 đến 17h00 ngày 27/8/2021

Lưu ý:

– Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo;

– Thí sinh không nộp bản cứng Hồ sơ tuyển sinh và không đăng ký qua mạng sẽ không đủ điều kiện để dự thi/dự tuyển kỳ thi tuyển sinh sau đại học.

5. Nội dung hồ sơ: Hồ sơ dự thi/ dự tuyển cần có các giấy tờ sau:

Ghi chú: – Khoa Sau đại học không hoàn trả Hồ sơ đăng ký dự thi/dự tuyển đào tạo thạc sĩ/tiến sĩ của thí sinh đã nộp. Đối với đào tạo tiến sĩ, thí sinh là công chức/ viên chức thì bắt buộc nộp kèm Hồ sơ dự tuyển Công văn cử đi dự tuyển và Công văn cử đi học của cơ quan/ đơn vị quản lý trực tiếp (nếu thí sinh trúng tuyển).

V. LỆ PHÍ XÉT TUYỂN /DỰ THI/ DỰ TUYỂN

Thời hạn nộp lệ phí xét tuyển /dự thi/ dự tuyển

Đợt 1: từ 8h00 ngày 17/01/2021 đến 17h00 ngày 02/4/2021

Đợt 2: từ 8h00 ngày 26/4/2021 đến 17h00 ngày 27/8/2021

Địa điểm nộp lệ phí xét tuyển /dự thi/ dự tuyển

Phòng 202 nhà A1 – Phòng Kế hoạch – Tài chính, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Lệ phí xét tuyển /dự thi/ dự tuyển

– Thạc sĩ: 420.000 đồng

– Tiến sĩ: 200.000 đồng/thí sinh.

Lưu ý: Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển/ dự thi/ dự tuyển trước khi nộp Hồ sơ tại Khoa Sau đại học

VI. XEM DANH SÁCH PHÒNG THI

– Thí sinh xem danh sách phòng thi, số báo danh và địa điểm thi tại địa chỉ http://saudaihoc.ulis.vnu.edu.vn mục Tuyển sinh (Trường không gửi giấy báo dự thi), hoặc

– Thí sinh truy cập vào địa chỉ tuyển sinh http://tssdh.vnu.edu.vn và dùng tài khoản đã được cấp để xem danh sách phòng thi, số báo danh và địa điểm thi, thời gian cụ thể như sau:

Đợt 1: Từ ngày 10/4/2021

Đợt 2: Từ ngày 03/9/2021

– Nếu phát hiện sai sót, thí sinh cần báo ngay cho Hội đồng Tuyển sinh sau đại học tại địa chỉ phòng 102 nhà A3, hoặc theo số điện thoại (024)-66806770 trước ngày tổ chức thi tuyển/ xét tuyển.

VII. CÁC MỐC THỜI GIAN SAU THI

Thời gian công bố kết quả xét tuyển thẳng thạc sĩ:

Đợt 1: Trước ngày 08/4/2021

Đợt 2: Trước ngày 03/9/2021

Thí sinh không được xét tuyển thẳng có thể đăng ký để tham dự kỳ thi tuyển ngay trong đợt tuyển sinh đó.

Thời gian công bố kết quả thi:

Đợt 1: Trước ngày 05/5/2021

Đợt 2: Trước ngày 28/9/2021

Thời gian thông báo trúng tuyển:

Đợt 1: Trước ngày 20/5/2021

Đợt 2: Trước ngày 15/10/2021

Thời gian khai giảng và nhập học (dự kiến):

Đợt 1: Ngày 04/6/2021

Đợt 2: Ngày 12/11/2021

Ghi chú: Trong quá trình đăng ký dự thi/ dự tuyển, nếu thí sinh có vướng mắc cần giải đáp vui lòng gọi đến số (024)-66806770 hoặc (024)-37547435.

Từ khóa » Tiến Sĩ Ulis