Inox Là Gì, Thành Phần Và Cấu Tạo Như Thế Nào - Nội Thất Viễn Đông
Có thể bạn quan tâm
Thông tin chung về Inox
Có rất nhiều loại vật liệu được ứng dụng trong đời sống hàng ngày, trong số đó inox đóng vai trò rất quan trọng. Chúng đã và đang trở thành một nguyên vật liệu không thể thiếu trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thiết kế đồ dùng sinh hoạt … Mang trong mình những ưu điểm vượt trội mà kim loại thường không có, nhất là độ bền, sự tiện lợi và giá thành hấp dẫn, bởi vậy việc hiểu biết về các loại inox, ứng dụng inox sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn hữu ích hơn.
Vậy inox là gì? Nguồn gốc của inox, thành phần inox và các ứng dụng trong từng trường hợp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.
Inox là gì?
Inox (hay thép không gỉ, thép trắng) là một dạng hợp kim của sắt, ít bị ăn mòn, ít bị biến màu hơn so với các loại thép bởi trong thành phần chất hóa học Crom chứa ít nhất 10,5%. Khi hàm lượng Cr này càng tăng thì khả năng chống ăn mòn, chống lại sự tấn công rỗ trong dung dịch Clorua càng cao. Ngoài ra, sự kết hợp các thành phần như Crom (Cr), Niken (Ni), Nito (N) đã tạo nên những tính chất cơ lý khác nhau của Inox.
Thành phần inox
Là một loại hợp kim của của Sắt nên Inox có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau. Trong đó mỗi loại nguyên tố này sẽ đảm nhận một vai trò cũng như chức năng để cấu tạo nên những đặc tính sản phẩm. Xin được liệt kê một vài nguyên tố chính tham gia vào thành phần cấu tạo của Inox như sau:
-
Sắt – Fe
Sắt là nguyên tố đầu tiên cấu tạo nên inox. Bản chất Inox là một dạng hợp kim của sắt với đặc tính tốt về độ chịu lực, độ dẻo, độ cứng mà rất ít kim loại nào có thể thay thế được.
-
Carbon – C
Carbon là thành phần quan trọng của Inox với tác dụng chính là chống sự ăn mòn. Nó có mặt ở nhiều nhóm, nhiều loại inox thép không gỉ khác nhau và hàm lượng C trong Inox thường ở mức thấp.
-
Crom – Cr
Như đã nói ở trên thì Cr là thành phần không thể thiếu của bất kỳ loại Inox nào vì Cr là nguyên tố phản ứng cao, chúng tạo nên sự “trơ” cho hợp kim này. Crom chứa tối thiểu 10.5% ngăn chặn sự ăn mòn và gỉ sét thường xảy ra đối với các loại thép Carbon không có tấm bảo vệ bên ngoài.
-
Niken – Ni
Thành phần cấu tạo nên Inox tiếp theo là Niken – hợp kim chính của nhóm thép không gỉ Austenitic (Nhóm 3XX). Niken mang lại sự dẻo dai cao, độ bền tốt cho Inox ngay cả ở nhiệt độ hỗn hợp làm nguội. Niken còn là chất không có từ tính nên góp phần lớn vào tính chất của thép không là tác dụng từ rất kém.
-
Mangan – Mn
Mangan thuộc nhóm 2XX là nguyên tố thay thế cho Niken ở các mác thép 2XX. Tác dụng chính của Mangan là giúp thép không gỉ khử oxy hóa và làm ổn định mác thép Austenitic.
-
Mo – Molypden
Thành phần Molypden là chất phụ gia được thêm vào các nhóm Inox có chứa các nguyên tố Cr – Fe – Ni để chống ăn mòn cục bộ và chống kẽ nứt, ăn mòn kẽ nứt. Molypden còn chống nhiệt Clorua nên ở Tấm inox 316 được cho là tốt hơn các loại tấm Inox 304 khác khi sử dụng ở môi trường vùng biển (có chứa 2% Molypden). Lượng Molypden càng cao thì sức chống chịu clorua càng cao.
Nguồn gốc inox
– Năm 1993 inox được chuyên gia Anh Harry Brealey sáng chế lần đầu tiên với lượng Carbon ít 0.24% và tăng Crom 12.8%. Lúc này mục đích là tạo nên loại thép đặc biệt với công dụng mài mòn hiệu quả, ít bị tác động bởi môi trường bên ngoài.
– Trước năm 1939 (trước chiến tranh thế giới thứ 2) loại thép này được nghiên cứu và cải tiến bởi hãng thép Krupp của Đức. Thép được thêm Niken không gỉ và tăng khả năng bị ăn mòn, dẻo dai hơn trong khi thi công. Hãng thép này cho ra đời 2 loại mã 300 và 400.
– Kết thúc chiến tranh 1945, thép 300 và 400 tiếp tục được nghiên cứu và phát triển bởi chuyên gia Anh W. H Hatfield. Ông thay đổi tỉ lệ Niken và Crom trong thành phần và tạo nên loại thép tỉ lệ 8/8 ( có nghĩa là 8% Ni và 18% Cr) – đây là loại thép 304 ngày nay.
Thời hiện đại, thép không gỉ hay inox được sử dụng nhiều trong ngành luyện kim chứa ít nhất 10.5% crom. Chúng có khả năng chống ăn mòn rất tốt, tuổi thọ cao bởi các nhà sản xuất phủ thêm lớp trên bề mặt. Inox cũng được ứng dụng đa dạng vào các lĩnh vực từ dân dụng đến công nghiệp. Tuy nhiên, do có rất nhiều loại inox khác nhau, nên để đạt hiệu quả cao nhất trong từng hoàn cảnh người dùng cũng phải hiểu về thông số từng loại, bản chất là gì mới có lựa chọn đúng chuẩn.
Inox có mấy loại và cách phân biệt các loại inox
Biết cách phân loại inox cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn và ứng dụng cho nhu cầu sử dụng của mình. Có 2 cách để phân loại inox gồm: phân loại theo hình dáng của sản phẩm và phân theo thành phần thép cấu thành. Dưới đây, chúng tôi xin đi cụ thể vào từng loại:
Phân loại inox theo hình dáng phổ biến
– Inox dạng tấm 304
Thép không gỉ 304 là vật liệu được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, loại thép đại diện cho họ Austenitic với thành phần hóa học chứa hàm lượng Niken cao từ 8% đến 10,5% trọng lượng và lượng Crôm ở khoảng 18% đến 20% tính theo trọng lượng. Với đặc điểm và tính chất nổi bật phục vụ cho nhu cầu người dùng gần như tuyệt đối, inox nói chung và tấm inox 304 nói riêng đang ngày càng được ưa chuộng.
Inox tấm 304 là dạng tấm phẳng được cắt từ các dải thép nguyên liệu, sau khi được cán mỏng qua máy sẽ cho ra tấm có chiều dài, bề rộng và độ dày xác định. Lượng Crom, Niken cao có trong thành phần hóa học giúp tấm inox này có khả năng chống mòn tuyệt vời, chịu nhiệt ở nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp, chống biến cứng bề mặt rất tốt.
Ứng dụng của inox tấm 304 gồm: ngành chế biến thực phẩm, sản xuất bia rượu, ngành dệt nhuộm, dùng làm thùng chứa hóa chất, xây dựng, đặc biệt là dùng trong các bộ phận kim loại, loại hạt, bu lông có tiếp xúc với nước muối …
– Inox dạng hộp
Hay còn gọi là hộp inox, là sản phẩm được chế tạo từ chất liệu thép không gỉ theo hình dạng hộp với nhiều kích thước khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Dựa vào công dụng của sản phẩm thì hộp vuông inox này sẽ được chia làm 2 loại: hộp vuông inox sử dụng dân dụng và hộp vuông inox công nghiệp.
+ Trong dân dụng: dùng trong trang trí nhà cửa, sản phẩm gia dụng, nội ngoại thất … do có ưu điểm khó bay màu và khó biến dụng.
+ Trong công nghiệp: dùng nhiều trong nhà máy hóa chất, các công trình tại cơ quan, nhà ở, cơ sở kinh doanh. Dùng trong công nghiệp hàng hải, đóng tàu, dầu khí …
Inox hộp thường có bề mặt bóng theo các dạng No.1, No.2D, No.2B, No.3, No.4, BA, HL, Dull mang theo những đặc tính khác nhau và được lựa chọn theo nhu cầu sử dụng. Mỗi loại hộp inox sẽ dùng một mác thép khác nhau trong đó, hộp inox bóng 304 và 316 có chất lượng tốt nhất và ứng dụng trong công trình đòi hỏi độ bền và tuổi thọ lâu dài.
– Thanh V Inox
Thanh V Inox gồm 2 cạnh tạo với nhau 1 góc giống với chữ V nên được gọi là Thanh V inox. Gồm 2 dạng chính là: Thanh V inox đúc (Vê đúc inox) và Thanh V inox dập (Vê dập inox ). Thanh V inox đúc được làm từ inox 304 hoặc inox 201, được đúc trực tiếp từ các nhà máy sản xuất vật liệu inox, tấm inox, cuộn inox vì vậy góc cạnh thẳng, nhọn. Thanh V dập inox thì lại được dập lại từ các tấm inox, hoặc cuộn inox cắt ra, do đó không được thẳng và nhọn như thanh V inox đúc.
Nhiều người lựa chọn Thanh V inox 304 vì giá tốt, chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, thanh V inox còn có độ dẻo dai vượt trội, nguyên liệu đáp ứng tốt trong điều kiện môi trường ngoại cảnh có chứa tạp chất, dễ bị ăn mòn như hệ thống xử lý nước thải tại công trình biển. Đặc biệt, Thanh V inox còn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng bởi gia công dễ dàng, độ uốn dẻo vượt trội tạo ra nhiều sản phẩm có tính thẩm mỹ, tăng sự bền đẹp cho không gian kiến trúc.
– Cây Inox đặc
Inox cây đặc là sản phẩm được sử dụng trong gia công và chế tạo với hình dạng tròn, lục giác, hình vuông … với kích thước khác nhau từ 3.0mm đến 250mm, phân loại theo các mác thép khác nhau. Cây đặc Inox có độ cứng cao, sức chịu lực tốt vì vậy được ứng dụng phổ biến trong làm trục chính thiết bị máy móc của ngành công nghiệp nặng.
Thành phần trong Cây đặc Inox gồm Niken và Crom giữ cho sản phẩm luôn mới, ngăn chặn quá trình oxy hóa và tuổi thọ rất cao. Trên thị trường có nhiều cây đặc Inox với hình dáng và kích thước khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Cây đặc vuông: có mặt cắt tiết diện hình vuông sử dụng chủ yếu trong sản xuất chế tạo máy móc. Đường kính từ 2mm – 180mm hoặc lớn hơn tùy vào mục đích sử dụng và đặt hàng của khách hàng.
- Cây đặc tròn có mặt cắt tiết diện hình tròn và có thông số giống với cây đặc vuông. Kết cấu cây đặc tròn là khối đặc kín, không có khoảng trống bên trong và không có lỗ hoặc bóp méo. Cây đặc tròn được sử dụng chế tạo bu lông, ốc vít, đai, thanh trục, tiếp nối các thành phần.
- Cây đặc dẹt: Là một khối dài dẹt và có tiết diện mặt cắt là hình chữ nhật.
- Cây đặc lục giác: tiết diện mặt cắt là hình lục giác, sử dụng để sản xuất các khớp máy móc chắc chắn, không bị trơn trượt hoặc thay đổi vị trí. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để sản xuất các loại ốc vít có đầu hình lục giác.
- Cây đặc Inox gai: giống với thép gai xây dựng, nhưng các thông số được làm theo đơn đặt hàng của khách để sản phẩm làm ra chuẩn nhất.
- Cây đặc inox hình thang: Tiết diện của mặt cây đặc hình thang, sử dụng đáp ứng nhu cầu và cấu tạo được những chi tiết khó.
– Inox ống
Inox ống được thiết kế dưới dạng tròn, dạng thuôn. Hiện nay có hơn 10 loại ống khác nhau, với hàng ống inox loại 1 sản xuất theo công nghệ tiêu chuẩn Mỹ hoặc Nhật, Châu Âu thì độ bền cực cao và khả năng chống ăn mòn cũng rất tốt. Inox ống loại 2 loại rẻ có thể bị sai lệch về độ dày, độ bóng, chiều rộng hoặc độ cứng, độ ăn mòn. Độ nhiễm từ không đạt tiêu chuẩn đôi khi inox ống 304 có thể nhiễm từ hoặc không nhiễm từ trong cùng 1 lô hàng. Nhưng điều này cũng không ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.
Trên thị trường hiện có nhiều loại ống inox khác nhau như: ống inox 304, ống inox 316, ống inox 201,ống inox 430… với rất nhiều dạng khác nhau như: bàn inox, cổng điện inox, cột cờ inox….
– Inox cuộn
Là loại inox được gia công thành dạng cuộn. Inox cuộn gồm cuộn 304/304L hàng cán nóng và cán nguội được sử dụng phổ biến trong sản xuất dân dụng và công nghiệp. Một số ứng dụng của cuộn inox 304 như sản xuất đồ gia dụng, nội thất, ngoại thất, gia công cơ khí, thực phẩm, thủy sản, đóng tàu …
– Inox màu
Ống inox màu là sản phẩm làm từ ống thép không gỉ được sản xuất trên công nghệ mạ chân không PVD hiện đại, tạo ra nhiều màu sắc khác nhau như: màu vàng, đen, màu đồng, màu vàng hồng … đáp ứng rất tốt nhu cầu trang trí nội thất, ngoại thất, lan can, cầu thang … ở các dạng công trình kiến trúc hiện nay.
So với công nghệ mạ điện, sơn tĩnh điện truyền thống (độ bền màu không cao, dễ bong tróc lớp sơn, khi sử dụng ngoài trời không chịu được mưa nắng và màu sẽ bị bạc và bay màu) thì công nghệ mạ chân không PVD cho ra những sản phẩm ưu việt, bền đẹp dài lâu mà nhiều người hướng tới sử dụng.
Ống inox màu được làm từ nhiều mác thép inox khác nhau như: Inox 304, Inox 201… mang lại độ bền đẹp, không bị gỉ sét, chịu mài mòn, vệ sinh và lau chùi dễ dàng. Đặc biệt rất bền đẹp theo thời gian và có sự khác biệt rõ rệt so với các loại vật liệu khác.
Ống inox màu có 2 loại chính
+ Ống inox màu trơn: có đường kính, độ dày và chiều dài thông dụng như ống inox trắng. Có nhiều màu như vàng, màu đồng, đen, vàng hồng.
+ Ống inox hoa văn: làm từ ống trơn có đường kính, độ dày và chiều dài như ống trơn, chỉ khác ở hoa văn chạy theo chiều dài của ống sau đó mới mạ màu. Ống inox hoa văn có các hoa văn thông dụng như: ống inox hoa văn nguyên bảo và ống inox hoa văn hình chữ nhật. Có nhiều màu như vàng, màu đồng, đen, vàng hồng. Ngoài ra có thêm ống tạo hình có hoa văn 2 mặt như tay vịn cầu thang, ống hình tam giác làm nẹp, chỉ …
Phân loại inox theo thành phần thép cấu thành
Dựa theo thực tế inox được phân thành 4 loại chính là Austenitic, Martensitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex).
– Austenitic ( SUS 304, 301, 306, 310, 312,…)
Là loại inox thông dụng nhất có các dòng mác thép SUS 301, 304, 304L, 310s, 316, 316L, 321,… Công thức của loại inox này chứa 16% crom, ít nhất 7% niken và carbon 0.08% max. Loại thép này có khả năng không nhiễm từ hoặc ít nhiễm từ, khả năng chịu ăn mòn cao, dễ uốn, dễ hàn và mềm dẻo. Ứng dụng làm đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, tàu thuyền, bình chứa …
– Martensitic
Loại inox này có công thức chứa khoảng 11% đến 13% Cr. Ưu điểm chịu lực rất tốt, độ cứng cao và chịu được sự ăn mòn tương đối. Inox Martensitic ứng dụng trong chế tạo lưỡi dao các loại, cánh tuabin,..
– Ferritic (SUS 430, 410, 409)
Loại inox có tính chất cơ lý giống với thép mềm, chịu ăn mòn cao hơn thép mềm. Các loại mác thép thuộc dòng này đó là SUS 409, 410, 430,… Inox Ferritic có chứa từ 12% đến 17% crom. Inox chứa khoảng 12% crom được ứng dụng trong kiến trúc còn loại Inox 17% crom sử dụng làm đồ gia dụng, máy giặt, nồi hơi, kiến trúc trong nhà,…
– Austenitic-Ferritic (Duplex) (LDX 201, SAF 204, 205, 253)
Các loại mác thép thuộc dòng này đó là LDX 2205, 2101,SAF 2304, 253MA. So với loại Inox Austenitic thì loại Inox này có chứa Ni ít hơn nhiều. Inox Duplex có độ bền và độ chịu lực cao được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hóa dầu, sản xuất bột giấy, sản xuất giấy, chế tạo tàu biển,…
Việc phân loại được các loại inox giúp bạn lựa chọn chính xác hơn cho mục đích sử dụng của mình. Các sản phẩm inox được sản xuất với số lượng lớn với nhiều kích thước khác nhau, tùy theo nhu cầu mà chọn loại phù hợp nhất để sử dụng.
Đặc tính các loại inox
Gợi ý một vài đơn vị cung cấp inox uy tín bạn có thể tham khảo
- Inox Hoàng Hà
- Inox Sơn Hà
- Inox Tiến Đạt
- Inox Gia Anh
- Inox Hoàng Kim
- Inox Đức Thịnh
- …
Ứng dụng Inox
Với những ưu điểm tuyệt vời ở trên, inox nói chung và inox 304 trở thành một loại vật liệu có giá trị ứng dụng tuyệt vời nhất hiện nay. Chưa nói tới những giá trị lớn lao cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, kiến trúc nội thất, chỉ ngay trong đời sống hàng ngày của chúng ta thôi, vật liệu inox đã giúp cuộc sống thêm phần tiện nghi hơn rất nhiều.
Tủ bếp là vật dụng quan trọng trong nhà bếp và cũng được các gia đình quan tâm nhiều nhất. Thay thế cho tủ bếp chất liệu gỗ tự nhiên đắt đỏ, dễ cong vênh, mối mọt hay gỗ công nghiệp độ bền kém, bạc màu thì tủ bếp inox là một ứng dụng rất hay của inox khi tạo ra những mẫu tủ bếp đẹp, sang trọng trong khi vẫn đảm bảo giá thành cực kỳ hấp dẫn. Tất cả những ưu điểm của tủ bếp inox đã được nhiều gia đình công nhận và hài lòng khi sử dụng.
Ngoài ra, Inox 304 có khả năng tạo hình tuyệt vời, nó có thể dát mỏng mà không cần gia nhiệt, chính ưu điểm này làm cho inox độc quyền trong lĩnh vực sản xuất các chi tiết inox cụ thể là các thiết bị phụ kiện tủ bếp như: chậu rửa, vòi rửa, bản lề inox, giá bát, giá xoong nồi, ray inox …
Cho tới bây giờ Inox vẫn là vật liệu tuyệt vời với cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và mua tủ bếp inox hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Từ khóa » Thành Phần Của Inox 304
-
Inox 304 Là Gì? Thành Phần & 4 Cách Kiểm Tra Nhanh
-
Thành Phần Inox 304 - Lưới Inox
-
Thành Phần Cấu Tạo Của Inox - Nhà Máy Sản Xuất Inox Tại Việt Nam
-
Thành Phần Inox 304 ảnh Hưởng Gì đến Chất Lượng
-
Thành Phần Hóa Học Của Các Loại Inox 201 304 316 430
-
Inox 304: Thành Phần Cấu Tạo & Những ứng Dụng Tuyệt Vời
-
Thành Phần Inox 304
-
Inox 304 Là Gì? Đặc Tính, Thành Phần Và Cách Phân Biệt Chi Tiết Nhất
-
Inox 304 Là Gì? Thành Phần, Tính Chất Và ứng Dụng Của Inox 304
-
Thành Phần Nguyên Tố Cấu Tạo Của Inox
-
Inox 304 Là Gì? Thành Phần Và ứng Dụng Của Inox 304?
-
Thành Phần Inox 304 Là Gì? Vì Sao Inox 304 Lại được ưa Chuộng đến ...
-
Inox SUS 304 Là Gì Vậy? Thành Phần Của Inox 304 Là Gì ... - Đấu Thầu
-
Inox 304 Là Gì