Insolvency & Technical Insolvency / Vỡ Nợ Và Vỡ Nợ Kỹ Thuật
Vỡ nợ là tình trạng tài chính một người hay một thực thể kinh doanh gặp phải khi tài sản của họ không còn đủ để đáp ứng các nghĩa vụ phải trả hoặc không có khả năng trả các khoản nợ đến hạn. Thuật ngữ đôi khi bị nhầm lẫn với Phá sản-Bankruptcy.
Tình trạng Vỡ nợ thường dẫn đến kết quả là Phá sản hợp pháp. Tuy nhiên, việc buộc một doanh nghiệp hay cá nhân phải phá sản đòi hỏi một khoản chi phí cho Toà án, vì vậy một doanh nghiệp insolvent có thể sẽ không phá sản một cách hợp pháp do họ không trả chi phí cho Toà để được làm thủ tục phá sản hợp pháp.
Theo luật pháp, một tổ chức sẽ vi phạm pháp luật nếu nó tiếp tục hoạt động trong khi nó đã bị vỡ nợ. Những công ty ở trong tình trạng không trả được nợ có thể sẽ bị kiện ra Toà hay có thể trở thành phạm tội nếu tiếp tục trả nợ cho chủ nợ một khi đã bị vỡ nợ. Khi quyết định xem một khoản nợ trả cho chủ nợ có phải là bất hợp pháp hay không, quyết định trước hết của Toà là xem xét ngày mà doanh nghiệp Không trả được nợ chứ không phải là ngày doanh nghiệp Phá sản. Tuy nhiên ở Anh, việc xem xét 2 ngày này có ý nghĩa tương đương nhau. Ví dụ: Nếu một Công ty trả một khoản thưởng rất lớn cho ban quản lý của mình vài tháng trước khi nộp đơn xin phá sản, Toà án sẽ không quan tâm đến ngày đệ trình đơn, mà xem xét ngày mà số Nợ vượt quá khả năng chi trả của tổ chức, và/hoặc ngày mà công ty không thể trả được các nghĩa vụ của mình khi nghĩa vụ đến hạn, để quyết định xem các Giám đốc có nên bị kiện để trả lại các khoản tiền thưởng hay không.
Ở Mỹ, dưới sự điều chỉnh của Bộ luật Thương mại thống nhất, một người được coi là trong tình trạng không trả được nợ khi người đó ngừng trả nợ trong kì kinh doanh bình thường, hoặc không có khả năng trả nợ khi đến hạn, hoặc không trả được nợ theo Luật phá sản.
Mặc dù thuật ngữ Bankruptcy và Insolvent thường được sử dụng liên quan đến Chính phủ nhưng Chính phủ không bao giờ trong tình trạng không trả được nợ. Bởi vì nói chung khả năng trả Nợ của Chính phủ không được tính trên số tài sản Chính phủ có mà bằng khả năng thu thuế. Nếu một Chính phủ trong trường hợp nào nó không thể thực hiện được nghĩa vụ trả lãi thì người ta không dùng thuật ngữ "insolvent" mà dùng "in default". Do Chính phủ là cơ quan quyền lực tối cao nên các cá nhân không thể mang đi các tài sản của Chính phủ để bán lấy tiền. Tuy nhiên, nếu gặp phải trường hợp như vậy các Chính phủ thường tự cấp thêm tài chính cho mình bằng cách đi vay hay phát hành thêm tiền.
Thuật ngữ Insolvency đôi khi còn đi với thuật ngữ Technical tạo thành Technical Insolvency-Vỡ nợ kỹ thuật, được dùng khi một công ty hay tổ chức không trả được các hoá đơn ghi nợ khi đến hạn.
Từ khóa » Nợ Kỹ Thuật Là Gì
-
Series Phản Phác Quy Chân – Luận Về Technical Debt – Nợ Kiếp ...
-
Technical Debt - Nợ Kĩ Thuật - Nợ Code Không Chỉ Trả Bằng Code
-
Technical Debt (nợ Kĩ Thuật) Là Gì? Làm Gì để Giải Quyết "món Nợ" Này?
-
Nợ Kỹ Thuật Là Gì? Và Tại Sao Hầu Như Các Startup đều Có Nó?
-
Technical Debt Là Gì? Làm Sao để Xử Lý Technical Debt? - TopCV Blog
-
Technical Debt Là Gì? Hướng Dẫn Xử Lý Nợ Kỹ Thuật Technical Debt
-
Nợ Kỹ Thuật (technical Debt) Là Gì? Làm Gì để Trả Nợ?
-
Nợ Kỹ Thuật Là Gì Và Cách Tính Nợ - HelpEx - Trao đổi & Giúp đỡ
-
Technical Debt - Nợ Kỹ Thuật. - Bùi Huy Cường
-
Technical Debt Là Gì? Hướng Dẫn Xử Lý Technical Debt - Got It Vietnam
-
Vỡ Nợ Kĩ Thuật (Technical Default) Là Gì? Qui định Cho ... - VietnamBiz
-
Technical Debt Là Gì? Đây Là Một Thuật Ngữ Kỹ Thuật Và Công Nghệ
-
Phá Sản Kĩ Thuật Là Gì? Phá Sản Kĩ Thuật Trong Công Nghệ Thông Tin
-
Insolvency & Technical Insolvency Là Gì? - Sổ Tay Doanh Trí