Insulin Không Cần Tiêm: Hy Vọng Mới Cho Bệnh Nhân Tiểu đường

Trở lại trang chủ

Tiêu & Dùng

Sức khỏe Trên góc độ dược lý lâm sàng thì việc dùng insulin là tối ưu, phù hợp sinh học nhất và gần như không có tác dụng độc tính cho người bệnh. Nhưng kèm theo đó, việc tiêm insulin kéo theo nhiều vấn đề bất tiện và khó chịu cho bệnh nhân: đau đớn; viêm da cơ vùng chích thuốc; tốn thời gian, mất công sức và cuối cùng lọ thuốc insulin dạng tiêm bao giờ cũng khó bảo quản hơn so với các loại thuốc viên.Trước những phiền hà, rắc rối khi phải tiêm insulin, nhiều nhà khoa học và hãng dược phẩm đã đầu tư nghiên cứu cải tiến đưa ra thị trường những dạng thuốc insulin "không cần tiêm", và đã có một số kết quả khích lệ ban đầu.Insulin dạng hítLà một dạng thuốc thay thế insulin tiêm đang tiến gần đến hiện thực nhất. Gần đây, một thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng hít insulin trước các bữa ăn có thể đạt hiệu quả giống như tiêm insulin nhanh. Do thuốc insulin hít có thời gian tác dụng ngắn nên vẫn phải dùng phối hợp với các dạng insulin tiêm tác dụng chậm hoặc bán chậm để đảm bảo được nồng độ insulin nền và khả năng kiểm soát tốt đường máu suốt 24 giờ.Tuy nhiên một lợi điểm không thể chối cãi của insulin hít là bệnh nhân cảm thấy chất lượng cuộc sống tốt hơn, hài lòng hơn với điều trị. Mặc dù các nhà nghiên cứu và bệnh nhân đang mong đợi dạng thuốc này nhưng có lẽ cần những nghiên cứu lớn hơn và lâu dài để xác định mức độ an toàn và ảnh hưởng lâu dài của thuốc lên phổi cũng như tăng khả năng hấp thu thuốc vào máu, kỹ thuật tạo dạng sương mù, và quan trọng nhất là mức độ an toàn của phổi khi dùng thuốc trong thời gian dài.Insulin không cần tiêm: hy vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường - Ảnh 1.Insulin tấm dánNguyên lý giống như tấm dán nicotin dùng trong cai nghiện thuốc lá. Tuy nhiên các phân tử nicotin có kích thước bé nên có thể được hấp thu dễ dàng qua da còn phân tử insulin to hơn nên không dễ được hấp thu. Để khắc phục trở ngại này, các nhà nghiên cứu đã cố gắng phát triển các phương pháp giúp insulin ngấm qua da tốt hơn như sử dụng siêu âm hoặc dòng điện, hoặc hóa chất để dẫn.Insulin viên uốngCác nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu dạng thuốc insulin uống bằng cách kết hợp công nghệ sản xuất thuốc uống thông thường với công nghệ tấm dán. Sản phẩm là các tấm dán nhưng không phải ở ngoài da mà ở trong thành ruột. Viên thuốc này được phủ bởi lớp polymer có tác dụng bảo vệ để không bị tan ở dạ dày, nhưng khi đến ruột thì nó sẽ bị tan ra rồi từ từ giải phóng ra insulin đi qua thành ruột. Các nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào làm tăng khả năng bám dính của tấm dán vào lớp niêm mạc ruột và phát triển các hóa chất có khả năng giúp tăng cường tính thấm của thành ruột.Insulin không cần tiêm: hy vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường - Ảnh 2.Cấy ghép tế bào sản sinh insulinCác nhà khoa học tại MIT và Havard đã chứng minh rằng việc cấy ghép tế bào sản sinh insulin ở chuột có thể khôi phục lại chức năng sản sinh ra insulin ở cơ thể trong thời gian dài. Một liệu pháp chữa trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 đã tới gần hơn bao giờ hết khi các nhà khoa học chứng tỏ họ có thể dập tắt căn bệnh trong vòng 6 tháng ở động vật, tương đương với vài năm ở người.Theo các nhà nghiên cứu, các cuộc thử nghiệm trên cơ thể người sẽ diễn ra trong vài năm tới. Tiềm năng cung cấp bệnh nhân tiểu đường với tuyến tụy mới bảo vệ hệ miễn dịch giúp họ kiểm soát đường huyết mà không cần uống thuốc. Nếu thành công, các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 có thể sẽ không cần tiêm insulin hàng ngày nữa nếu họ được cấy ghép tế bào sản sinh insulin.Thiết bị cung cấp insulin cấy dưới daThiết bị cung cấp insulin cấy dưới da là một sáng chế của các nhà khoa học Anh. Thiết bị này được ví như một tuyến tụy nhân tạo. Nó được cấy vào bụng và hoạt động bằng cách giải phóng insulin vào máu với liều lượng tương thích với bữa ăn. Khi đó, việc tiêm insulin sẽ không cần thiết nữa.Insulin không cần tiêm: hy vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường - Ảnh 3.Thiết bị bao gồm một đầu chứa insulin được lưu giữ trong ngăn chứa làm bằng gel. Khi lượng đường trong cơ thể tăng lên, các chất gel hóa lỏng và giải phóng insulin vào cơ thể. Insulin tiết ra làm giảm hàm lượng glucose. Khi nồng độ insulin hạ xuống sẽ kích thích chất gel phản ứng lại bằng cách hóa cứng lại một lần nữa, làm chậm dần sự phóng thích insulin và giúp bảo quản insulin như ban đầu. Điều này giúp bệnh nhân tiểu đường không còn phải tiêm insulin nhiều lần mỗi ngày theo từng cữ ăn.

Từ khóa » Chích Insulin Và Uống Thuốc Cải Nào Tốt