Internet Of Things Là Gì? Kiến Thức Cơ Bản Về Internet Of Things
Có thể bạn quan tâm
internet of things
Internet of Things (IoT) hay Internet vạn vật là một trong những yếu tố quan trọng của công nghệ tương lai. Thực ra, IoT đã hình thành trong hiện tại và đang là động lực của mọi thành tựu công nghệ.
Tổng quan về internet of things
1. Internet of Things là gì?
Theo định nghĩa của Wikipedia: “Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.”
Hay hiểu một cách đơn giản IoT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau . Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại. Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, máy pha cafe, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, và nhiều thiết bị khác.
2. Đặc tính của internet of things
◆ Tính kết nối liên thông (interconnectivity): với IoT, bất cứ điều gì cũng có thể kết nối với nhau thông qua mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.
◆ Những dịch vụ liên quan đến “Things”: hệ thống IoT có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến “Things”, chẳng hạn như bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữa Physical Thing và Virtual Thing. Để cung cấp được dịch vụ này, cả công nghệ phần cứng và công nghệ thông tin(phần mềm) sẽ phải thay đổi.
◆ Tính không đồng nhất: Các thiết bị trong IoT là không đồng nhất vì nó có phần cứng khác nhau, và network khác nhau. Các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau nhờ vào sự liên kết của các network.
◆ Thay đổi linh hoạt: Status của các thiết bị tự động thay đổi, ví dụ, ngủ và thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị đã thay đổi,và tốc độ đã thay đổi… Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi.
◆ Quy mô lớn: Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị được quản lý và giao tiếp với nhau. Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay. Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bị sẽ lớn hơn nhiều so với được truyền bởi con người.
Yêu cầu của một hệ thống internet of things
Một hệ thống IoT phải thoả mãn các yêu cầu sau:
➤ Kết nối dựa trên sự nhận diện: Nghĩa là các “Things” phải có ID riêng biệt. Hệ thống IoT cần hỗ trợ các kết nối giữa các “Things”, và kết nối được thiết lập dựa trên định danh (ID) của Things.
➤ Khả năng cộng tác: hệ thống IoT khả năng tương tác qua lại giữa các network và Things.
➤ Khả năng tự quản của network: Bao gồm tự quản lý, tự cấu hình, tự chữa bệnh, tự tối ưu hóa và tự có cơ chế bảo vệ. Điều này cần thiết để network có thể thích ứng với các domains ứng dụng khác nhau, môi trường truyền thông khác nhau, và nhiều loại thiết bị khác nhau.
➤ Dịch vụ thoả thuận: dịch vụ này để có thể được cung cấp bằng cách thu thập, giao tiếp và xử lý tự động các dữ liệu giữa các “Things” dựa trên các quy tắc(rules) được thiết lập bởi người vận hành hoặc tùy chỉnh bởi các người dùng.
➤ Các khả năng dựa vào vị trí(location-based capabilities): Thông tin liên lạc và các dịch vụ liên quan đến một cái gì đó sẽ phụ thuộc vào thông tin vị trí của Things và người sử dụng. Hệ thống IoT có thể biết và theo dõi vị trí một cách tự động. Các dịch vụ dựa trên vị trí có thể bị hạn chế bởi luật pháp hay quy định, và phải tuân thủ các yêu cầu an ninh.
➤ Bảo mật: Trong IoT, nhiều “Things” được kết nối với nhau. Chình điều này làm tăng mối nguy trong bảo mật, chẳng hạn như bí mật thông tin bị tiết lộ, xác thực sai, hay dữ liệu bị thay đổi hay làm giả.
➤ Bảo vệ tính riêng tư: tất cả các “Things” đều có chủ sở hữu và người sử dụng của nó. Dữ liệu thu thập được từ các “Things” có thể chứa thông tin cá nhân liên quan chủ sở hữu hoặc người sử dụng nó. Các hệ thống IoT cần bảo vệ sự riêng tư trong quá trình truyền dữ liệu, tập hợp, lưu trữ, khai thác và xử lý. Bảo vệ sự riêng tư không nên thiết lập một rào cản đối với xác thực nguồn dữ liệu.
➤ Plug and play: các Things phải được plug-and-play một cách dễ dàng và tiện dụng.
➤ Khả năng quản lý: hệ thống IoT cần phải hỗ trợ tính năng quản lý các “Things” để đảm bảo network hoạt động bình thường. Ứng dụng IoT thường làm việc tự động mà không cần sự tham gia người, nhưng toàn bộ quá trình hoạt động của họ nên được quản lý bởi các bên liên quan.
Tầm quan trọng của internet of things
Khi một vật gì đó được kết nối tới internet, nghĩa là nó có thể gửi thông tin hoặc nhận thông tin, hoặc cả hai. Khả năng để gửi và/hoặc nhận thông tin làm mọi vật trở nên thông minh, và thông minh hơn.
Chúng ta quay trở lại ví dụ của một chiếc smartphone. Ngay bây giờ bạn có thể nghe bất cứ bài hát nào trên thế giới, nhưng không phải điện thoại của bạn có chứa mọi bài hát trên thế giới. Mà bởi vì mọi bài hát trên thế giới được lưu trữ tại một nơi nào đó, nhưng điện thoại của bạn có thể gửi thông tin (tìm kiếm bài hát đó) và nhận thông tin (nghe trực tiếp bài hát đó trên điện thoại của bạn).
Để trở nên thông minh, một vật không cần phải có siêu bộ nhớ hay siêu máy tính bên trong nó. Tất cả mà một vật phải làm là kết nối tới siêu bộ nhớ hoặc tới siêu máy tính.
Trong IoT, tất cả mọi thứ được kết nối tới internet có thể được chia thành 3 danh mục khác nhau:
- Mọi vật thu thập thông tin và gửi nó đi
- Vạn vật nhận thông tin và tác động đến nó
- Mọi vật làm cả hai thứ trên
Và tất cả ba danh mục này có những lợi ích to lớn cũng như tương hỗ lẫn nhau.
1. Thu thập và gửi thông tin
Thường đề cập đến các cảm biến (sensors). Các cảm biến có thể là cảm biến nhiệt độ lm35, cảm biến chuyển động, cảm biến môi trường, cảm biến ánh áng. Những loại cảm biến này, cùng với một kết nối, cho phép chúng ta thu thập thông tin tự động từ môi trường, cụ thể sẽ cho phép chúng ta làm chúng đưa ra những quyết định thông minh hơn.
Trên một nông trại, việc thu thập thông tin tự động về độ ẩm có thể nói cho những người chủ trang trại biết chính xác khi nào cây trồng của họ cần được tưới nước. Thay vì tưới nước quá nhiều (có thể gây ra tốn kém tiền bạc và lãng phí ra môi trường) hoặc tưới quá ít (có thể dẫn đến việc mất mùa). Những người nông dân có thể đảm bảo rằng các cây trồng nhận được chính xác lượng nước cần thiết. Người nông dân có thể tăng thêm thu nhập, và nông sản đưa ra thị trường sẽ nhiều hơn.
Giống như thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác cho phép chúng ta, là con người, có thể hiểu được thế giới. Thì ở máy móc, các cảm biến sẽ cho phép các cỗ máy hiểu về thế giới.
2. Nhận và tác động đến thông tin
Chúng ta đã rất quen thuộc với việc máy móc thu thập thông tin và tác động đến chúng. Ví dụ, máy in của bạn nhận một tài liệu và in nội dung ra giấy. Chiếc xe của bạn nhận tín hiệu từ chìa khóa xe và mở cửa. Các ví dụ về IoT là vô tận.
Cho dù một cách đơn giản như gửi một lệnh “turn on” hay phức tạp hơn như gửi mô hình 3D tới một máy in 3D, chúng ta biết chúng ta có thể nói cho các cỗ máy làm những gì cần làm từ xa.
Sức mạnh thực sự của IoT phát sinh khi mọi vật có thể làm cả hai thứ bên trên. Mọi vật thu thập thông tin và gửi nó đi, nhưng cũng nhận thông tin và tác động đến nó.
3. Cả hai công việc
Quay trở lại ví vụ nông nghiệp ở danh mục thứ nhất. Các cảm biến có thể thu thập thông tin về độ ẩm đất để nói cho người nông dân lượng nước cần tưới cho cây trồng, nhưng bạn không nhất thiết cần phải có người nông dân ở đó. Thay vì vậy, hệ thống thủy lợi có thể tự động bật chế độ tưới nước khi cần thiết, dựa trên độ ẩm của đất.
Bạn có thể đi xa hơn một bước nữa. Nếu hệ thống thủy lợi nhận được các thông tin về thời tiết từ kết nối internet, nó có thể cũng biết khi nào trời mưa và quyết định không tưới cây ngày hôm nay nữa. Bởi vì thế nào đi nữa thì cây trồng cũng sẽ được tưới bởi mưa. Và nó không dừng ở đó. Tất cả thông tin về độ ẩm đất, hệ thống thủy lợi tưới cây nhiều như thế nào, số lượng cây trồng phát triển tốt có thể được thu thập và gửi tới các siêu máy tính mà chạy các thuật toán tuyệt vời có thể hiểu được tất cả thông tin này.
Và đó chỉ là một vài kiểu cảm biến. Thêm các cảm biến khác nữa như ảnh sáng, chất lượng không khí, và nhiệt độ, những thuật toán này có thể học hỏi nhiều hơn. Với hàng chục, hàng trăm, và hàng ngàn các trang trại thu thập thông tin. Những thuật toán này có thể tạo ra những cái nhìn đáng kinh ngạc về cách mà cây trồng có thể phát triển tốt nhất. Giúp nuôi sống lượng dân số ngày càng tăng tốt hơn.
Công dụng của nền tảng internet of things
Một nền tảng IoT đóng vai trò quan trọng đối với các nhà cung cấp thiết bị thông minh và các công ty startup, những người có thể sử dụng nó để trang bị cho sản phẩm của họ chức năng điều khiển từ xa, chức năng quản lý thời gian thực, các thông báo có thể cấu hình, các dịch vụ đám mây dùng được ngay và khả năng tích hợp với điện thoại thông minh và các thiết bị khác của người tiêu dùng.
Một ứng dụng rộng rãi khác của nền tảng IoT là tối ưu hóa chi phí cho các công ty trong khối công nghiệp thông qua việc giám sát thiết bị và phương tiện vận tải, dự đoán bảo trì thiết bị, thu thập dữ liệu cảm biến để phân tích sản xuất theo thời gian thực và đảm bảo an toàn, và theo dõi giao vận đầu cuối.
Các đám mây IoT quy mô lớn là những giải pháp tiêu biểu cho các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP), thành phố thông minh và các nhà tích hợp năng lượng thông minh. Bằng cách sử dụng một nền tảng IoT, các công ty này phát triển cơ sở hạ tầng IoT để cung cấp tất cả các loại dịch vụ mới cho khách hàng thường xuyên, các công ty dịch vụ công và các tập đoàn lớn. Trong số đó có các dịch vụ xe hơi nối mạng, đo điện thông minh, giám sát chất lượng không khí toàn thành phố, triển khai xây dựng thông minh và nhiều thứ khác.
Cuối cùng, nền tảng IoT là công nghệ thiết yếu để cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ, chăm sóc sức khoẻ, ăn uống nghỉ dưỡng và du lịch. Nó được sử dụng để hỗ trợ các dịch vụ cá nhân hoá cao và đảm bảo sự tương tác mềm mại giữa khách hàng và công ty. Một trường hợp điển hình là các giải pháp điều trị và theo dõi bệnh nhân từ xa vô cùng tiện lợi khi sử dụng và tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho bệnh nhân phải đi khám thường xuyên. Thu thập dữ liệu bệnh nhân toàn diện trở nên dễ dàng với IoT, trong khi các nhà bán lẻ và các khách sạn sử dụng nguồn dữ liệu phong phú để tạo ra các khuyến mại cá nhân hoá và thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả.
>> HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN <<
CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT
Địa chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, số 403 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM
MST: 0314922855
Email: tlt@tltvietnam.vn
SĐT: 0283.811.9797
Website: http://tltvietnam.vn/
Các tìm kiếm liên quan đến internet of things
Thuyết trình về IoT
Internet of Things
Tổng quan về Internet of Things
Thông tin liên quan:
Một Số Giao Diện Thiết Kế Web Ấn Tượng Dành Cho Nhiều Ngành Nghề
Các Quy Trình Chăm Sóc Và Quản Trị Website Tại TLT Vietnam
Các Kiến Thức Chung Về Mảng Marketing Online
Gói Xây Dụng Nội Dung | Content Marketing Độc Đáo
Hướng Dẫn Và Tư Vấn Marketing Online Miễn Phí
Từ khóa » Tổng Quan Về Internet Of Things
-
IoT Là Gì? Tổng Quan Về IoT Trong Cuộc Sống - Unica
-
Tổng Quan Về Internet Of Things (IoT)
-
[PDF] TỔNG QUAN VỀ INTERNET OF THINGS
-
Tổng Quan Về Internet Of Things (IoTs) - TEK4
-
Tổng Quan Về Internet Of Things Và Các Giải Pháp Phần Cứng Liên Quan
-
Tổng Quan Về Internet Of Things - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tổng Quan Về Ngành Công Nghệ Internet Vạn Vật - IoT
-
Internet Of Things (IoT) Là Gì? Tổng Quan Về IoT - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Tổng Quan Về IoT - Công Ty TNHH Kỹ Thuật T&D
-
Tổng Quan Về Internet Of Things
-
Internet Vạn Vật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Internet Of Things (IOT) Là Gì?
-
IoT Là Gì? Đặc điểm, Lợi ích Của Internet Of Things | BKHOST
-
Internet Of Things - IoT Là Gì? Tìm Hiểu Về Internet Vạn Vật