Ion Kim Loại Nào Sau đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất
Có thể bạn quan tâm
Dãy điện hóa của kim loại
- Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất
- Dãy điện hóa của kim loại
- Ý nghĩa của dãy điện hóa của kim loại
- Bài tập vận dụng liên quan
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh giải bài tập một cách nhanh và chính xác nhất. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết liên quan, kèm theo các dạng câu hỏi bài tập củng cố.
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất
A. Fe2+.
B. Zn2+.
C. Ag+.
D. Ba2+.
Đáp án hướng dẫn giải bài tập
Trong các ion kim loại đề bài cho thì Ag+ có tính oxi hóa mạnh nhất.
Đáp án C
Dãy điện hóa của kim loại
Các kim loại trong dãy điện hoá được sắp xếp theo chiều tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của ion kim loại tăng dần.
Dãy điện hoá cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hoá - khử: chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Ý nghĩa của dãy điện hóa của kim loại
So sánh tính oxi hóa – khử
Tính oxi hóa của ion Mn+ càng mạnh thì tính khử của kim loại M càng yếu và ngược lại. Cụ thể như kim loại Na có tính khử mạnh do đó ion Na+ có tính oxi hóa yếu. Ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh do đó kim loại Ag có tính khử yếu.
Xác định chiều phản ứng oxi hóa – khử
Dãy điện hóa của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử theo quy tắc alpha: Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Để xét một phản ứng oxi hóa – khử có xảy ra hay không cần nắm được quy tắc alpha:
hất khử mạnh + chất oxi hóa mạnh → chất oxi hóa yếu hơn + chất khử yếu hơn.
Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy các ion sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
B. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.
Xem đáp ánĐáp án DDãy các ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+
Câu 2. Dãy bao gồm các ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.
Xem đáp ánĐáp án CDãy các ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
Câu 3. Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo muối sắt (II)
A. HNO3 đặc, nóng, dư.
B. CuSO4.
C. H2SO4 đặc, nóng, dư
D. MgSO4.
Xem đáp ánĐáp án BFe tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nóng dư đều thu được muối sắt (III)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Câu 4. Có 4 dung dịch đựng riêng biệt: (a) HCl; (b) CuCl2; (c) FeCl2; (d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 0
B. 1
C. 3
D. 2
Xem đáp ánĐáp án DĐể xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa cần thỏa mãn 3 điều kiện:
Có 2 điện cực khác bản
2 điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau
2 điện cực được nhúng trong cùng 1 dung dịch chất điện ly
Có 2 trường hợp thỏa mãn: Fe nhúng vào dung dịch CuCl2 và Fe nhúng vào dung dịch CuCl2 + HCl
Câu 5. Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử ion kim loại theo thứ tự sau (ion đặt trước sẽ bị khử trước):
A. Ag+, Cu2+, Pb2+.
B. Ag+, Pb2+, Cu2+.
C. Cu2+, Ag+, Pb2+.
D. Pb2+, Ag+, Cu2+.
Xem đáp ánĐáp án ACâu 6. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+.
B. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.
C. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+
D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.
Xem đáp ánĐáp án D(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
→ tính oxi hóa của Fe3+ < Ag+
(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑
→ tính oxi hóa của Mn2+ < H+
Câu 7. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. kim loại.
B. cộng hóa trị.
C. ion.
D. cho – nhận.
Xem đáp ánĐáp án CX là K (kim loại mạnh), Y là phi kim (phi kim yếu)
Liên kết hóa học giữa X và Y là liên kết ion
Câu 8. Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ?
A. H2S, Na2O.
B. CH4, CO2.
C. CaO, NaCl.
D. SO2, KCl.
Xem đáp ánĐáp án CCâu 9. Hầu hết các hợp chất ion
A. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
B. dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
C. ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.
D. tan trong nước thành dung dịch không điện li.
Xem đáp ánĐáp án ACâu 10. Nguyên tử Al có 3 electron hóa trị. Kiểu liên kết hóa học nào được hình thành khi nó liên kết với 3 nguyên tử flo:
A. Liên kết kim loại.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực.
D. Liên kết ion.
Xem đáp ánĐáp án DCâu 11. Cấu hình electron của cặp nguyên tử nào sau đây có thể tạo liên kết ion:
A. 1s22s22p3 và 1s22s22p5
B.1s22s1 và 1s22s22p5
C. 1s22s1 và 1s22s22p63s23p2
D.1s22s22p1 và 1s22s22p63s23p6
Xem đáp ánĐáp án BCâu 12. Trong dãy oxit sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Những oxit có liên kết ion là :
A. Na2O, SiO2, P2O5.
B. MgO, Al2O3, P2O5
C. Na2O, MgO, Al2O3 .
D. SO3, Cl2O3, Na2O.
Xem đáp ánĐáp án BCâu 13. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm
A. Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.
B. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.
C. Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực.
D. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực.
Xem đáp ánĐáp án DCó một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực.
Câu 14. Cho các phân tử: N2; SO2; H2; HBr. Phân tử nào trong các phân tử trên có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. N2; SO2
B. H2; HBr.
C. SO2; HBr.
D. H2; N2.
Xem đáp ánĐáp án DCâu 15. Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Ta thấy
A. điện cực Cu xảy ra quá trình khử.
B. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.
C. điện cực Cu xảy ra sự oxi hoá.
D. điện cực Zn xảy ra sự khử.
Xem đáp ánĐáp án ATrong pin điện hóa Zn- Cu xảy ra quá trình :
Zn → Zn2+ + 2e (sự oxi hóa, làm thanh Zn bị mòn đi)
Cu2+ + 2e → Cu (sự khử, làm thanh Cu dày lên
Câu 16. Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Để có thể thu được dung dịch chỉ chứa FeSO4 có thể dùng phương pháp hóa học đơn giản là
A. Dùng Zn để khử ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu không tan.
B. Dùng Al để khử ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu không tan.
C. Dùng Mg để khử ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu không tan.
D. Dùng Fe để khử ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu không tan.
Xem đáp ánĐáp án DA, B, C sai vì dùng Zn hoặc Al, Mg khử ion Cu2+ thì sau phản ứng trong dung dịch lẫn muối Zn2+ hoặc Al3+, Mg2+.
Để loại bỏ CuSO4 ra khỏi FeSO4 mà không làm ảnh hưởng tới FeSO4 thì ta cho Fe vào
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Câu 17. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Ag.
B. Fe.
C. Cu.
D. Al.
Xem đáp ánĐáp án DCâu 18. Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất :
A. Ba2+
B. Ag+
C. Zn2+
D. Cu2+
Xem đáp ánĐáp án BDựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại, từ trái sang phải, tính khử kim loại giảm dần và tính oxi hóa của ion tương ứng tăng dần.
Ba2+ < Zn2+ < Cu2+ < Ag+
Câu 19. Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Fe2+
B. Cu2+
C. Ag+
D. Au3+
Xem đáp ánĐáp án DGhi nhớ: Kim loại có tính khử càng yếu thì cation của nó có tính oxi hóa càng mạnh
Tính oxi hóa: Fe2+ < Cu 2+ < Ag+ < Au3+ => Au3+ có tính oxi hóa mạnh nhất
Câu 20. Nhận định nào sau đây là nhận định đúng?
A. Sự oxi hóa là sự mất (nhường) electron
B. Sự khử là sự mất electron hay cho electron
C. Chất oxi hóa là chất nhường electron
D. Chất khử là chất nhận electron
Xem đáp ánĐáp án AGhi nhớ câu “khử cho – o nhận”
+ Chất khử là chất cho e (bị oxi hóa)
+ Chất oxi hóa là chất nhận e (bị khử)
Quá trình cho e là quá trình oxi hóa, quá trình nhận e là quá trình khử
Câu 21. Cho hỗn hợp Al, Zn vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 được dung dịch X và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Chất rắn Y gồm
A. Al, Zn, Cu.
B. Zn, Cu, Ag.
C. Al, Cu, Ag.
D. Al, Zn, Ag.
Xem đáp ánĐáp án BAl, Fe phản ứng với hai muối thu hai kim loại Cu, Ag
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
3Cu(NO3)2 + 2Al → 3Cu + 2Al(NO3)3
Zn vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu
Al phản ứng với hai muối trước. Thu được ba kim loại → Zn dư
Sau phản ứng ba kim loại là Zn, Cu, Ag
Câu 22. Cho 4 kim loại Fe, Mg, Cu, Zn và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3. Kim loại khử được cả 4 dung dịch muối đã cho là
A. Fe.
B. Mg.
C. Zn.
D. Cu.
Xem đáp ánĐáp án BTrong 4 kim loại Mg, Cu, Zn, Fe thì theo dãy điện hóa thì Mg có tính khử mạnh nhất và cũng mạnh hơn các kim loại trong muối do đó nó có thể khử được cả 4 dung dịch muối.
Phương trình phản ứng
Mg + ZnSO4 → MgSO4 + Zn
Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag
Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu
3Mg + Al2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Al
Câu 23. Ngâm lá kẽm vào các dung dịch muối sau: MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Các dung dịch có xảy ra phản ứng là
A. MgSO4, CuSO4.
B. AlCl3, Pb(NO3)2.
C. ZnCl2, Pb(NO3)2.
D. CuSO4, Pb(NO3)2.
Xem đáp ánĐáp án DKẽm tác dụng được với các muối của kim loại yếu hơn nó→ các dung dịch có phản ứng là CuSO4, Pb(NO3)2
Phương trình phản ứng
Zn+ CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb
Câu 24. Cho các phát biểu sau :
(1) Các kim loại kiềm và kiềm thổ trừ (Mg, Be không tan hoặc ít tan) đều tan tốt trong nước.
(2) Các kim loại Mg, Fe, Na và Ca chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(3) Các kim loại Mg, Na và Cu đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(4) Khi cho Al vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Xem đáp ánĐáp án D(1) đúng
(2) sai vì Fe có thể điều chế bằng điện phân dung dịch
(3) sai K không khử được Ag+ trong dung dịch vì
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2OH- + 2Ag+ → Ag2O + H2O
(4) sai vì FeCl3 dư : Al + 3FeCl3 → AlCl3 + 3FeCl2
Câu 25. Cho Zn dư vào dung dịch AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Số phản ứng hoá học xảy ra là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Xem đáp ánĐáp án DPhương trình phản ứng
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu
Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe
.......................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, Ngữ văn 11, đề thi học kì 1 lớp 11,....
>> Mời các bạn tham khảo một số câu hỏi liên quan:
- Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất
- Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất
- Nguyên tắc điều chế kim loại và các phương pháp điều chế kim loại
Từ khóa » đi ông Nào Sau đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất
-
Câu Hỏi Ion Kim Loại Nào Sau đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất Mg2+
-
Ion Kim Loại Nào Sau đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất?
-
[LỜI GIẢI] Ion Nào Sau đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất Trong Dung Dịch?
-
Ion Kim Loại Nào Sau đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất
-
Ion Kim Loại đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất?
-
Ion Nào Sau đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất? - HOC247
-
Trong Cùng điều Kiện, Ion Nào Sau đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất?
-
Ion Kim Loại Nào Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất Trong Số Các Ion: Al3+
-
Ion Nào Sau đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất? - Vietjack.online
-
Ion Nào Dưới đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất? - MarvelVietnam
-
Ion Nào Sau đây Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất? [đã Giải]
-
Top 10 Hợp Chất Có Tính Oxi Hóa Mạnh Nhất 2022 - Blog Của Thư
-
Bài Giảng Dãy điện Hóa Của Kim Loại đầy đủ, ứng Dụng Làm Bài Tập
-
Ion Kim Loại Nào Sau đây Có Tính Oxi Hóa Yếu Nhất? - Cungthi.online