IP Là Gì? Tổng Hợp Mọi Kiến Thức Cần Biết Về địa Chỉ IP - Wiki Mắt Bão

IP hay địa chỉ IP là thành phần cốt lõi không thể thiếu của mỗi thiết bị khi kết nối mạng. Tất cả các thiết bị, từ máy Client tới máy chủ Server đều sở hữu một địa chỉ IP riêng. Vậy IP là gì? Có những loại địa chỉ IP nào? Làm cách nào để cấu hình địa chỉ IP? Cùng Mắt Bão tìm hiểu nhé!

  1. IP là gì?
  2. IP dùng để làm gì?
  3. Ưu và nhược điểm của địa chỉ IP là gì?
  4. Cấu tạo của địa chỉ IP
  5. Phân loại IP
    1. IP Private là gì?
    2. IP Public là gì?
    3. IP tĩnh là gì?
    4. IP động là gì?
  6. Subnet Mask là gì?
  7. Cách tìm địa chỉ IP
    1. Tìm địa chỉ IP nội bộ
    2. Tìm IP Public
  8. Hướng dẫn cách ẩn địa chỉ IP
    1. Tại sao nên ẩn IP?
    2. Hướng dẫn ẩn IP với Proxy ( máy chủ )
    3. Hướng dẫn ẩn IP với VPN
  9. Cách kiểm tra địa chỉ IP bằng TrueIP
  10. Hướng dẫn kiểm tra vị trí địa lý thông qua IP
  11. Hướng dẫn tìm địa chỉ IP của máy tính khác trong mạng LAN
    1. Tìm địa chỉ IP của máy tính khác bằng Advanced IP Scanner
    2. Tìm địa chỉ IP của máy tính khác qua Home Network
  12. Hướng dẫn cách sửa lỗi xung đột IP trên máy tính
    1. Dấu hiệu nhận biết xung đột IP là gì?
    2. Lý do khiến máy bạn bị xung đột IP là gì?
    3. Cách xử lý xung đột IP
      1. Cách 1: Restart Modem và Router
      2. Cách 2: Làm mới IP bằng CMD
      3. Cách 3: Tự thiết lập lại địa chỉ IP
  13. Phiên bản IP
    1. IPv4 là gì?
    2. IPv6 là gì?

IP là gì?

Địa chỉ IP tiêu chuẩn được định dạng với 4 nhóm chữ số khác nhau. Chúng được giới hạn từ 0 – 255 ngăn cách bởi dấu chấm.

IP hay Internet Protocol là địa chỉ số có trên mọi thiết bị kết nối mạng để chia sẻ dữ liệu với nhau giao thức kết nối Internet. Cùng Mắt Bão tìm hiểu về công dụng cũng như các thông tin cần viết về IP là gì nhé!

IP là gì
IP là một địa chỉ giúp các máy tính nhận biết sự kết nối với nhau

IP có công dụng điều hướng dữ liệu. Được dùng sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong mạng máy tính. Hãy hình dung địa chỉ IP tương tự như địa chỉ nhà riêng, hoặc địa chỉ mà các doanh nghiệp cung cấp để người khác có thể nhận diện. Vì vậy, khi bạn truy cập email hay website, dù IP được cung cấp không gắn trực tiếp với thiết bị thì những con số này vẫn tiết lộ một vài thông tin về bạn.

IP dùng để làm gì?

IP sẽ giúp các thiết bị trên mạng Internet có thể phân biệt, chia sẻ và giao tiếp với nhau. Nó sẽ cung cấp danh tính cho các thiết bị khi chúng kết nối mạng tương tự như địa chỉ doanh nghiệp có vị trí cụ thể.

Ví dụ, khi tôi muốn gửi một lá thư tay đến cho một người bạn ở nước ngoài. Lúc này, tôi sẽ cần địa chỉ chính xác của họ và số điện thoại để tra cứu, truy xuất. Đây cũng là quy trình chung khi gửi dữ liệu qua Internet, tuy nhiên nó sẽ hoàn toàn tự động. Thay vì dùng số điện thoại thì máy tính sẽ dùng DNS Server để tra cứu đích đến và IP.

Khi tôi tìm Keyword “cách kiểm tra IP” trên Google thì yêu cầu này sẽ được chuyển đến DNS Server. Sau đó, nó sẽ tìm kiếm những Website có chứa kết quả cùng địa chỉ IP tương ứng. Vì vậy, nếu không có IP thì máy tính sẽ không biết được tôi đang muốn tìm kiếm những gì.

Ưu và nhược điểm của địa chỉ IP là gì?

IP là giao thức kết nối thông minh giúp truy cập mạng lưới internet dễ dàng hơn. Đồng thời IP giúp quản lý hệ thống mạng của người dùng đơn giản hơn. Mỗi máy tính, thiết bị đều có một địa chỉ IP riêng biệt.

IP tuy có nhiều ưu điểm, song cũng tồn tại những nhược điểm. Trong đó, người dùng sẽ dễ dàng bị khai thác các thông tin cá nhân thông qua địa chỉ IP nếu bị hacker xâm nhập. Ngoài ra, mọi hoạt động truy cập của người dùng đều sẽ bị để lại địa chỉ IP.

Cấu tạo của địa chỉ IP

Người ta phân địa chỉ IP ra làm 5 lớp phân biệt (class):

  • Lớp A
  • Lớp này bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có mang giá trị từ 1-126. Lớp A sẽ dành riêng cho địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới. Lớp A có địa chỉ từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0.
  • Lớp B
  • Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 128-191. Lớp B sẽ dành cho tổ chức hạng trung trên thế giới. Lớp B có địa chỉ từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0
  • Lớp C
  • Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 192-223. Lớp C được sử dụng trong các tổ chức nhỏ. Trong đó có cả máy tính cá nhân. Lớp C có địa chỉ từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0
  • Lớp D
  • Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 224-239. Lớp D có 4 bit đầu tiên luôn là 1110. Đặc biệt lớp D được dành cho phát các thông tin (multicast/broadcast). Lớp này sẽ có địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255
  • Lớp E
  • Lớp này gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 240-255. Lớp E có 4 bit đầu tiên luôn là 1111.Lớp E được dành riêng cho việc nhiên cứu. Nó sẽ có địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255
  • Loopback
  • Lớp này sẽ có địa chỉ 127.x.x.x và được dùng riêng để kiểm tra vòng lặp quy hồi (loopback).

Trong thực tế, chỉ có các địa chỉ lớp A,B,C là được dùng để cài đặt cho các nút mạng. Địa chỉ lớp D được dùng trong một vài ứng dụng dạng truyền thông đa phương tiện. Riêng lớp E vẫn còn nằm trong phòng thí nghiệm và dự phòng.

Phân loại IP

IP Private là địa chỉ sử dụng cho mạng lưới máy tính nội bộ
IP Private là địa chỉ sử dụng cho mạng lưới máy tính nội bộ

Tính đến nay có 4 loại hình IP thông dụng. Mỗi loại IP có thể là địa chỉ IPv4 hoặc địa chỉ IPv6. Dưới đây là chi tiết về 4 loại IP:

  • IP Private
  • IP Public
  • IP tĩnh
  • IP động

IP Private là gì?

IP private còn được gọi là IP nội bộ. Đây là dãy các IP chỉ được sử dụng cho những máy tính thuộc một mạng nội bộ như mạng nhà trường, công ty, tổ chức…

IP Private hỗ trợ các máy tính trong hệ thống kết nối với nhau. Chúng sẽ không kết nối trực tiếp với các máy tính bên ngoài hệ thống. IP Private được thiết lập thủ công hoặc do router thiết lập tự động.

IP Public là gì?

IP Public là địa chỉ IP cộng đồng. Đây là IP sử dụng trong mạng gia đình hoặc doanh nghiệp để kết nối Internet.

Địa chỉ IP Public là yếu tố thiết yếu với bất kỳ phần cứng mạng có thể truy cập công khai nào. Ví dụ như router gia đình hoặc các server. Các thông số của IP Public cần được ghi nhớ chính xác. Đặc biệt khi thuê máy chủ để thiết lập kết nối chính xác cho website của mình.

IP Public thường được sử dụng trong mạng lưới gia đình hoặc doanh nghiệp
IP Public thường được sử dụng trong mạng lưới gia đình hoặc doanh nghiệp

IP tĩnh là gì?

IP tĩnh là địa chỉ được định cấu hình thủ công cho thiết bị. IP này được gọi “tĩnh”do nó không hề thay đổi khác với DHCP thay đổi mỗi khi mất và kết nối lại.

Địa chỉ IP tĩnh được cố định và không thể thay đổi
Địa chỉ IP tĩnh được cố định và không thể thay đổi

Địa chỉ IP tĩnh giúp kết nối Internet nhanh chóng không cân đợi cấp phát IP. IP tĩnh còn giúp tăng tốc độ tải website, download file torrent. IP tĩnh giữ đường truyền ổn định với máy tính nằm trong hệ thống mạng nội bộ.

Bất lợi lớn của IP tĩnh chính là cấu hình thủ công. Mọi thiết bị đều yêu cầu thiết lập địa chỉ IP tĩnh và cấu hình đúng router để giao tiếp với thiết bị đó. Điều này gây mất rất nhiều thời gian cho bạn khi thiết lập.

IP động là gì?

IP động là IP được gán tự động cho từng kết nối hoặc node của mạng. Ví dụ như điện thoại thông minh, máy tính,……

IP động hoạt động ngược lại so với IP tĩnh bằng cách sử dụng phương thức DHCP. Việc gán địa chỉ IP tự động này được thực hiện bằng giao thức DHCP và luôn được thay đổi mỗi khi bạn ngắt và kết nối lại.

dhcp

Tìm hiểu thêm: DHCP là gì?

DHCP viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol, là giao thức tự động cấp phát địa chỉ IP đến các thiết bị trong mạng. Các địa chỉ IP được cung cấp từ giao thức DHCP sẽ cho phép chúng ta truy cập vào internet.

Địa chỉ IP tĩnh được cố định và không thể thay đổi
IP động có thể được tùy chỉnh bởi máy chủ DHCP (Giao thức cấu hình máy chủ động)

IP động mang nhiều ưu điểm như: tính linh hoạt, dễ cài đặt và dễ quản lý. Số lượng thiết bị kết nối sẽ ít bị giới hạn với IP động. Vì sao vậy? Những thiết bị không cần thiết sẽ ngắt kết nối và giải phóng IP cho các thiết bị mới sử dụng.

IP động được ứng dụng rộng rãi nhất. Nó tồn tại khi các hộ gia đình sử dụng IP được gán tự động từ router. Tuy nhiên, mọi thiết bị sẽ yêu cầu IP của router để máy tính truy cập vào mạng. Địa chỉ IP động của router sẽ luôn thay đổi theo định kỳ. Điều này dẫn đến việc xung đột IP khi các máy mới vào sử dụng IP của máy đang dùng trong hệ thống mạng.

Subnet Mask là gì?

Thao tác subnet giúp các hệ thống máy tăng tốc độ truy cập
Thao tác subnet giúp các hệ thống máy tăng tốc độ truy cập

Subnet mask là dãy số có dạng 32 hay 128 bit. Subnet Mask dùng để phân đoạn địa chỉ IP đang tồn tại trên mạng TCP/IP. Từ đó chia địa chỉ đó thành địa chỉ network và địa chỉ host riêng biệt. Quá trình này có thể chia nhỏ host của IP thành các subnet phụ để định tuyến lưu lượng trong các subnet lớn hơn.

  • Subnet mask có tất cả các bit network. Subnet bằng 1, các bit host đều bằng 0.
  • Tất cả các máy trong cùng một hệ thống mạng phải có cùng subnet.
  • Bộ định tuyến dùng phép logic AND để phân biệt được các subnet (mạng con).

Ví dụ: Hãy lấy địa chỉ mạng lớp C có subnet 192.10.0.0 có thể như sau :

  • Dùng 8 bit đầu tiên của host để làm subnet.
  • Subnet mask = 255.255.255.0
Lấy ví dụ IP subnet mask là 255.255.255.0
Lấy ví dụ IP subnet mask là 255.255.255.0

Số bit dành cho subnet là 8 bit nên sẽ có tất cả là 2^8-2=254 subnet. Địa chỉ của các subnet lần lượt là :192.10.0.1, 192.10.0.2, 19210.0.3, . . ., 192.10.0.254. 8 bit 0 dành cho dành cho host nên mỗi subnet sẽ có 2^8-2=254 host. Địa chỉ của các host lần lượt là : 192.10.xxx.1, 192.10.xxx.2, 192.10.xxx.3, . . . , 192.10.xxx.254

Chỉ dùng 7 bit đầu tiên của host để làm subnet:

  • whatismyip.com = 255.255.254.0
Khi dùng 7 bit đầu tiên của IP host để là subnet
Khi dùng 7 bit đầu tiên của IP host để là subnet

Từ đố ta thấy mỗi bit dành cho subnet là 7, nên có tất cả là 2^7-2 = 254 subnet. Bù lại, mỗi subnet có tới 510 host. Lý do vì 9 bit sau được dành cho host. 2^9-2 = 510 host.

Cách tìm địa chỉ IP

Một máy tính được xác định thông qua hai địa chỉ IP nội bộ và IP công cộng. Vậy thì làm thế nào để:

  • Tìm địa chỉ IP nội bộ
  • Tìm IP Public

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết

Tìm địa chỉ IP nội bộ

  • Bước 1: Mở Start Menu. Vào Control panel.
  • Bước 2: Truy cập View network status and tasks.
  • Bước 3: Nhấn vào phần mạng mà mình đang truy cập. Chọn Details.
  • Bước 4: Chú ý dòng IPv4 Address: đây là địa chỉ IP nội bộ của bạn trong hệ thống.

Có một cách khác giúp bạn xác định địa chỉ IP trên máy tính nhanh hơn. Hãy sử dụng Command Prompt.

Bước 1: Nhấn Windows + R để mở Run. Nhập CMD

Bước 2: gõ lệnh “ipconfig” để tìm IP. Chú ý theo dõi dòng IPv4 Address. Dòng đó chính là địa chỉ IP của bạn.

Tìm IP Public

Ngày nay, có rất nhiều công cụ để xác định địa chỉ IP Public. Trong đó, cách đơn giản nhất chính là truy cập vào địa chỉ whatismyip.com. Hệ thống của website sẽ cho bạn biết địa chỉ IP của bạn là gì. Ngoài ra nó còn cho thấy bạn đang ở đâu trên bản đồ, nhà cung cấp là ai?

Hướng dẫn cách ẩn địa chỉ IP

Nếu không muốn người khác biết được IP của mình, theo tôi bạn hãy dùng cách sau để ẩn đi. Đây còn là cách giúp bạn tránh khỏi các Hacker muốn tiếp cận bạn với mục đích xấu.

Tại sao nên ẩn IP?

Tại sao nên ẩn IP
Ẩn địa chỉ IP là cách giúp bạn chống lại những mẫu quảng cáo làm phiền

IP của máy tính có thể sử dụng để giúp bạn chống lại những mẫu quảng cáo làm phiền. Ví dụ khi ai đó tìm thấy IP của tôi, họ có thể dùng chúng với nhiều mục đích xấu.

Ví dụ, bạn đến nơi công cộng như quán Cafe, cửa hàng tiện lợi và sử dụng Internet tại đây. Tuy bạn chỉ sử dụng một chút thôi nhưng IP máy bạn đã được hiển thị và lưu lại. Nếu bạn không thực hiện phương pháp bảo mật, rất có thể thiết bị của bạn sẽ bị xâm nhập. Từ đó mà các Hacker sẽ dùng thông tin của bạn nhằm mục đích lừa gạt hay lợi dụng.

Theo kinh nghiệm của tôi, một trong những cách chống tấn công hiệu quả nhất là ẩn địa chỉ IP. Phương pháp này sẽ giúp bạn không bị người khác định vị được vị trí của mình.

Hướng dẫn ẩn IP với Proxy ( máy chủ )

Nếu bạn muốn ẩn đi IP ngay lập tức, máy chủ Proxy là cách đơn giản nhất lúc này. Máy chủ này hoạt động tương tự một mặt nạ khi bạn lướt Web. Khi bạn gửi đi một yêu cầu thì máy chủ sẽ chặn hoặc đáp trả yêu cầu theo từng IP. Những bên liên quan sẽ thấy giao thông giữa máy chủ và máy tính. Vì vậy, đây là phương pháp mà bạn nên dùng khi xử lý các dữ liệu nhạy cảm.

Tuy trên Internet có rất nhiều máy chủ miễn phí nhưng chúng thường không đáng tin cậy. Nếu bạn dùng máy chủ trên, hãy lưu ý không trao đổi thông tin cá nhân với bất kỳ ai. Ngoài ra, bạn hãy sử dụng các biện pháp kiểm tra máy chủ như Haschek để đảm bảo an toàn.

Cách tốt nhất để ẩn IP hiệu quả theo tôi là dùng máy chủ trả phí và đáng tin. Những loại Proxy này thường đi kèm với một Virtual Private Network (VPN).

Hướng dẫn ẩn IP với VPN

Hướng dẫn ẩn IP với VPN
Sử dụng VPN là cách giúp ẩn địa chỉ IP hiệu quả và giúp bảo mật an ninh tốt nhất

VNP hoạt động tương tự một máy chủ, nó sẽ giúp bạn thay đổi địa chỉ IP của máy tính. Ngoài ra, VPN sẽ bảo vệ tất cả các hoạt động Internet rời khỏi máy tính của bạn. Khi bạn gửi thông tin đi, nó sẽ được chuyển đến máy chủ VPN. Sau đó VPN sẽ chuyển yêu cầu đi với một IP khác để giúp bạn tránh việc bị theo dõi.

Máy chủ Proxy ở trên khá yếu, nó không mã hóa giữa máy chủ và máy tính. Ngược lại, VPN được cài đặt một đường hầm mã hóa giữa thiết bị của bạn. Theo đó, các yêu cầu mà bạn chuyến đến Internet sẽ được sử dụng một IP hoàn toàn khác.

Nhược điểm là VPN khá đắt, việc xem Video không giới hạn địa lý có thể không đáp ứng theo ý muốn của bạn. Nghĩa là bạn sẽ không xem được Video ở tốc độ như cam kết đối với từng loại VPN tương ứng.

Nếu bạn muốn bảo mật an ninh và cá nhân thì nên sử dụng Proxy, VPN hoặc cả hai. Nhưng nếu không đủ chi phí để dùng VPN thì bạn có thể sử dụng Proxy IP miễn phí.

Cách kiểm tra địa chỉ IP bằng TrueIP

Với phần mềm này, bạn sẽ biết được IP của máy cùng các thông số tại Local Address và External Address. Chúng có dung lượng nhẹ nhàng, hoạt động đơn giản với nhiều tính năng giúp bạn kiểm tra IP chính xác. Theo tôi, bạn hãy sử dụng TrueIP để quá trình kiểm tra IP đơn giản và nhanh chóng hơn.

Bước 1: Tải phần mềm từ trang chủ. Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào trang https://www.haztek-software.com/applications/network/trueip/ để tải phần mềm về.

Bước 2: Cài đặt phần mềm

  • Sau khi đã tải xong, bạn hãy cài đặt phần mềm TrueIP nhé! Nếu như bạn thấy giao diện Windows Protected your PC xuất hiện thì hãy nhấn vào nút More Info. Tiếp theo, bạn nhấn vào mục Run Anyway để đồng ý và tiến hành cài đặt phần mềm.
Cách kiểm tra địa chỉ IP bằng TrueIP
  • Tiếp theo, bạn tích chọn mục I Accept The Agreement để đồng ý với các điều khoản. Sau đó, bạn chọn Next để chuyển sang bước tiếp theo.
  • Tiếp tục, nếu bạn muốn thay đổi nơi cài đặt TrueIP thì nhấn vào Browse. Ngược lại, bạn hãy bỏ qua và nhấn vào mục Next.
  • Tiếp theo, bạn nhấn vào mục Install và chờ một khoảng thời gian để quá trình cài đặt hoàn thành.
  • Cuối cùng, bạn nhấn vào mục Finish là đã hoàn thành các bước cài đặt TrueIP trên máy tính.

Bước 3: Khởi động phần mềm và đọc các thông số. Khi khởi động TrueIP bạn sẽ thấy được các thông số IP trên máy tính gồm Local Address và External Address.

  • Local Address là địa chỉ IP trong mạng nội bộ, hệ thống mạng LAN và có dạng 192.168.1.1 đến 192.168.1.255.
  • External Address là IP Address được nhận dạng khi kết nối với các dịch vụ, trang Web nước ngoài. Đây cũng là địa chỉ chung dành cho một hệ thống mạng máy tính.

Bước 4: Lưu trữ hoặc chia sẻ IP. Nếu bạn muốn sao chép thông tin thiết bị hoặc lưu trữ, chia sẻ IP thì nhấn Copy All Information. Nó sẽ sao chép toàn bộ IP bao gồm cả địa chỉ Local và External.

Bước 5: Tìm hiểu một số tùy chọn của phần mềm TrueIP. Tại biểu tượng TrueIP, khi bạn nhấn chuột phải ở Taskbar sẽ thấy một số tùy chọn. Lúc này, bạn hãy nhấn vào mục Options để truy cập vào phần giao diện tùy chỉnh.

Trong giao diện này, bạn sẽ thấy phần General là tùy chọn hiển thị thông báo pop up, khởi động cùng Window hoặc chạy chế độ ẩn. Còn tùy chọn Check Frequency là nơi bạn đặt thời hạn kiểm tra IP tối đa mỗi lần.

Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ thông báo khi địa chỉ IP thay đổi, kiểm tra IP theo Server và lưu trữ Log File.

Hướng dẫn kiểm tra vị trí địa lý thông qua IP

Hướng dẫn kiểm tra vị trí địa lý thông qua IP
Dùng Website WhatIsMyIP để giúp dò ra vị trí địa lý của người dùng hoặc thiết bị

Trên thực tế, có nhiều trường hợp để bạn có được IP của một người hay thiết bị nào đó. Tuy nhiên lại không biết họ hay thiết bị đó đang ở vị trí địa lý nào cả. Để dò ra địa chỉ thật, IP công ty hay 1 người nào đó, hãy tham khảo những cách mà tôi liệt kê bên dưới.

Nếu để tìm IP của máy tính của bạn, hãy truy cập vào Website https://www.whatismyip.com/. Lưu ý: Đây là IP của máy trên hệ thống Internet toàn cầu, không phải là IP được cấp qua Router, Modem. Nếu bạn muốn xem IP trong mạng LAN hoặc cấp bởi Router, Modem thì mở cmd. Tiếp theo nhập lệnh IPconfig và nhìn vào dòng IPv4 Address.

Sau khi đã có địa chỉ IP trên Internet thì bạn truy cập vào trang http://www.ip2location.com/ hoặc chức năng IP Lookup của WhatIsMyIP. Tiếp theo, bạn nhập IP cần tìm vào ô Search để chờ hệ thống trả về kết quả.

Hoặc bạn có thể thực hiện các bước tương tự với IP Lookup của WhatIsMyIP.

Còn với Domain của trang Web nào đó thì bạn thực hiện Ping Domain trong cmd. Nó sẽ trả về cho bạn IP tương ứng của Server Website đó.

Ví dụ như bạn muốn biết chính xác IP của Website matbao.net thì bạn vào Run và gõ cmd. Tiếp theo, bạn nhập lệnh ping matbao.net để nhận được kết quả. Tuy nhiên, nó không trả về kết quả chính xác 100% vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Bao gồm nhà cung cấp dịch vụ Internet, cơ quan đăng ký địa chỉ IP , tình trạng IP ảo, Proxy, hệ thống viễn thông,…

Hướng dẫn tìm địa chỉ IP của máy tính khác trong mạng LAN

Thông thường, nếu muốn xem IP thì bạn phải kiểm tra trực tiếp trên máy tính đó hoặc phần mềm điều khiển từ xa. Tuy nhiên, nếu các máy tính được kết nối cùng mạng LAN, việc kiểm tra IP lại dễ dàng hơn. Theo kinh nghiệm của tôi, bạn có thể sử dụng hai phần mềm dưới đây để hỗ trợ tốt nhất.

Tìm địa chỉ IP của máy tính khác bằng Advanced IP Scanner

Tìm địa chỉ IP của máy tính khác bằng Advanced IP Scanner
Advanced IP Scanner giúp bạn xem tất cả địa chỉ IP cùng kết nối trong mạng LAN

Advanced IP Scanner là phần mềm giúp bạn kiểm tra tất cả IP trong mạng LAN nhanh chóng nhất. Để sử dụng nó, bạn hãy thực hiện theo từng bước mà tôi đã liệt kê dưới đây.

Bước 1: Việc đầu tiên bạn phải làm là tải phần mềm này về và tiến hành cài đặt. Lưu ý, hãy chọn ngôn ngữ cài đặt là English nhé!

Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy chọn vào mục Install và sau đó là mục Next.

Bước 3: Sau đó, bạn tích vào ô I Accept The Agreement để đồng ý với tất cả điều khoản của nhà sản xuất. Tiếp tục nhấn vào Install để tiến hành cài đặt phần mềm Advanced IP Scanner trên máy tính.

Bước 4: Sau khi đã cài đặt thành công, bạn sẽ được đưa đến giao diện chính của phần mềm này. Nó sẽ tự động nhận diện địa chỉ IP của máy tính mà bạn đang sử dụng.

Bước 5: Khi bạn muốn quét địa chỉ MAC và IP của các máy tính trong cùng mạng LAN. Tại giao diện của Advanced IP Scanner, bạn nhấn vào nút Scan.

Bước 6: Chờ một thời gian để phần mềm tiến hành quét toàn bộ thiết bị đang kết nối trong mạng LAN.

Cuối cùng, bạn sẽ nhận được kết quả là danh sách tất cả các thiết bị kết nối cùng một mạng LAN. Kèm theo đó là IP, tên máy, địa chỉ MAC, nhà sản xuất của từng máy tính.

Tìm địa chỉ IP của máy tính khác qua Home Network

Ngoài ra, theo tôi còn một cách kiểm tra IP khác cực đơn giản là thông qua Home Network. Bạn hãy thực hiện tuần tự theo các bước sau đây.

Bước 1: Đầu tiên bạn cần chuyển mạng của mình về chế độ Home Network.

  • Bạn vào Control Panel, chọn mục Network and Internet và Click vào Network and Sharing Center.
Tìm địa chỉ IP của máy tính khác qua Home Network
  • Nếu mạng đang ở chế độ Public Network thì bạn chuyển về Home Network
  • Tiếp theo, bạn cần nhấn vào mục Home Network
  • Cuối cùng là nhấn nút Cancel là hoàn thành việc chuyển đổi.

Bước 2: Tiếp tục, bạn truy cập vào Control Panel, chọn mục Network And Internet, sau đó là mục Network And Sharing Center. Hoặc bạn có thể Click chuột vào biểu tượng ở bên phải màn hình.

Bước 3: Khi màn hình Network And Sharing Center được hiển thị thì bạn nhấn tiếp tục vào See Full Map.

Bước 4: Sau khi quá trình Load hoàn thành, bạn sẽ nhìn thấy được hệ thống mạng. Tại đây, bạn có thể xem địa chỉ IP bằng cách di chuyển chuột qua máy tính đó. Bạn thực hiện tương tự với các máy tính khác mà mình muốn xem.

Với 2 cách xem IP trong mạng LAN cực đơn giản trên, bạn có thể kiểm tra một số thông tin mà mình cần.

Hướng dẫn cách sửa lỗi xung đột IP trên máy tính

Lỗi xung đột IP trên máy tính xuất hiện tương đối phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là tổng hợp 3 cách xử lý:

  • Cách 1. Restart Modem và Router
  • Cách 2. Làm mới IP bằng CMD
  • Tự thiết lập lại địa chỉ IP

Chi tiết từng cách xử lý các bạn có thể tham khảo nội dung bên dưới

Dấu hiệu nhận biết xung đột IP là gì?

Bạn có thể nhận được các thông báo sau:

  • “There is an IP address conflict with another system on the network”: Có xung đột IP với máy khác trong mạng
  • “This IP address is already in use on the network. Please reconfigure a different IP address.”: Địa chỉ IP này đã được sử dụng. Bạn cần thiết lập một địa chỉ khác.

Hoặc bạn đang sử dụng máy tính nhưng mất kết nối mạng dù Modem và Router vẫn hoạt động bình thường.

Lý do khiến máy bạn bị xung đột IP là gì?

Nguyên do chính thường là hai máy tính thiết lập cùng một địa chỉ IP tĩnh giống nhau do:

  • Một máy thiết lập IP tĩnh trùng với IP động DHCP đã được cài cho một máy tính khác trong hệ thống.
  • Máy tính được bật lên từ trạng thái sleep. Khi đó, Wireless Router sẽ cấp IP máy đang sleep cho một máy khác cùng hệ thống.
  • Khi máy tính có nhiều network adapters kết nối. Khả năng cao máy tính bị xung đột địa chỉ IP với chính nó.
  • Khi có quá nhiều thiết bị kết nối với Wireless Router

Cách xử lý xung đột IP

Cách 1: Restart Modem và Router

Đây là cách đơn giản nhất và thường sẽ giúp bạn sửa lỗi này nhanh nhất. Bạn chỉ cần tắt Modem và Wireless Router trong khoảng 10 – 30 giây. Sau đó lần lượt bật Modem và Router trở lại.

Cách 2: Làm mới IP bằng CMD

Bước 1: Vào Start, tìm RUN sau đó bạn gõ CMD để vào trình command line.

  • Bước 1: Vào Start, tìm RUN sau đó bạn gõ CMD để vào trình command line.
  • Bước 2: Gõ vào câu lệnh sau để xóa địa chỉ IP hiện tại: “ipconfig /release” .

Lưu ý: Nếu máy đang dùng địa chỉ IP tĩnh, dòng thông báo lệnh thất bại sẽ hiện ra: The operation failed as no adapter is in the state permissible for this operation. Hãy bỏ qua và chuyển sang Cách 3.

  • Bước 3: Nhập câu lệnh “ipconfig /renew” để lấy IP mới. Địa chỉ IP mới sẽ hiện ra ở dòng IPv4 Address.

Cách 3: Tự thiết lập lại địa chỉ IP

Khi dùng IP tĩnh, hãy thiết lập một địa chỉ IP không trùng với các máy có sẵn trong hệ thống. Sử dụng DHCP để hệ thống tự thiết lập địa chỉ IP mới

Bước 1: Vào Control Panel => Network and Sharing Center. Chọn Change adapter settings.

Bước 2: Click chuột phải vào mạng mà máy đang dùng. Chọn “Properties”.

Bước 2: Click chuột phải vào mạng mà máy đang dùng. Chọn “Properties”.

Bước 3: Chọn InternetProtocol Version 4 (TCP/IPv4). Sau đó chọn Properties.

Bước 4: Tại đây, bạn có 2 sự lựa chọn

  • Chọn tự lấy địa chi IP mới từ server DHCP (Obtain an IP address automatically)
  • Tự điền địa chỉ IP tĩnh mới ( Use the following IP address).

Nếu không biết cách tự thiết lập IP tĩnh, hãy lấy DHCP IP. DHCP sẽ tự động dò các địa chỉ IP đã có và thiết lập cho máy tính một địa chỉ không bị xung đột.

Phiên bản IP

Cấu trúc địa chỉ IPv4
Cấu trúc địa chỉ IPv4

Hiện nay, có 2 phiên bản IP gồm:

  • IPv4 – Internet Protocol version 4
  • IPv6 – Internet Protocol version 6

IPv4 là gì?

IPv4 hay Internet Protocol version 4 là bản thứ tư của các giao thức Internet. IP – Internet Protocol là một giao thức của chồng giao thức. Giao thức này còn gọi là TCP/IP thuộc về lớp Internet. Tương ứng với lớp thứ ba (lớp network) của mô hình OSI.

Địa chỉ IPv4 thường được viết theo dạng gồm bốn nhóm số thập phân. Nó được ngăn cách nhau bằng dấu chấm. Do 32 bit chia đều cho bốn nhóm số. Mỗi nhóm sẽ gồm 8 bit dữ liệu. Chúng thường gọi là một oc-tet, nghĩa là bộ 8-bit nhị phân. Giá trị của mỗi oc-tet sẽ gồm 2^8 = 256 giá trị nằm trong khoảng từ 0 (8 bits toàn 0) đến 255 (8 bits toàn 1).

IPv6 là gì?

IPv6 là phiên bản thứ 6 cũng là phiên bản mới nhất của IP. IPv6 hay Internet Protocol version 6 là giao thức truyền thông được IETF phát triển. IPv6 dùng để giải quyết vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4. Nó mang nhiều cải tiến và được ứng dụng rộng rãi hơn so với IPv4.

IPv6 được cải tiến và sử dụng phổ biến hơn so với IPv4
IPv6 được cải tiến và sử dụng phổ biến hơn so với IPv4

Với các tính năng trên, IP đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và giao tiếp của người dùng trên Internet. Hy vọng, bài viết trên đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn về giao thức truyền thông phổ biến này để tìm được cách khai thác dữ liệu trực tuyến tối ưu nhất.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

  • FTP là gì?
  • URL là gì?
  • TCP/IP là gì?

Từ khóa » Trình Bày địa Chỉ Ip Lớp A Lớp B Lớp C