IPA Là Gì? Tổng Hợp Cách Phát âm 44 âm Có Trong IPA - Du Học Netviet
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- 1. IPA là gì?
- 2. Lịch sử hình thành và phát triển của IPA
- 3. Cấu tạo và cách đọc các thành phần có trong IPA
- 3.1. Cách đọc nguyên âm
- 3.1.1. Cách đọc 12 nguyên âm đơn
- 3.1.2. Cách phát âm 8 nguyên âm đôi
- 3.2. Cách đọc 24 phụ âm
- 3.1. Cách đọc nguyên âm
- Tin liên quan
- Những điều cần biết trước khi đăng ký thi TOPIK
- Chứng chỉ TOPIK là gì? Top 10 điều cần biết
- 5 điều mình làm khi luyện thi TOPIK II để đạt cấp độ cao nhất
- Top 7 trung tâm tiếng Hàn tốt nhất tại Hà Nội và TP.HCM
- DU HỌC NETVIET
Có khoảng 6.500 ngôn ngữ trên thế giới, mỗi ngôn ngữ có cách phát âm khác nhau tùy thuộc vào trọng âm, phương ngữ,… Phần lớn các ngôn ngữ này, có các bảng chữ cái tạo thành các từ riêng lẻ cho ngôn ngữ đó. Nhưng trong trường hợp của IPA lại sử dụng các ký hiệu để biểu thị các âm thanh của ngôn ngữ. Vậy IPA là gì?
1. IPA là gì?
IPA (The International Phonetic Alphabet), tạm dịch là Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế – là một tiêu chuẩn học thuật do Hiệp hội ngữ âm quốc tế tạo ra. Hệ thống này được tạo ra vào năm 1886 và được cập nhật lần cuối vào năm 2005.
IPA là một hệ thống ký hiệu ngữ âm sử dụng một tập hợp các ký hiệu để biểu thị từng âm thanh riêng biệt tồn tại trong ngôn ngữ nói của con người. Nó bao gồm tất cả các ngôn ngữ được nói trên trái đất. IPA dựa trên bảng chữ cái Latinh, nhưng cũng bao gồm một số ký tự không phải Latinh.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của IPA
Khái niệm đầu tiên về IPA được Otto Jespersen đưa ra trong một bức thư gửi Paul Passy của Hiệp hội Phiên âm Quốc tế và được phát triển bởi A.J. Ellis, Henry Sweet, Daniel Jones và Passy vào cuối thế kỷ 19.
Mục đích của những người tạo ra nó là chuẩn hóa cách thể hiện của ngôn ngữ nói, để tránh nhầm lẫn gây ra bởi sự mâu thuẫn trong cách viết chung được sử dụng trong tất cả các ngôn ngữ.
IPA cũng nhằm mục đích thay thế nhiều hệ thống phiên mã đơn hiện có. IPA được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1888 và đã được sửa đổi, cập nhật nhiều lần. Hiệp hội ngữ âm quốc tế chịu trách nhiệm về bảng chữ cái và xuất bản một biểu đồ tóm tắt nó.
IPA chủ yếu sử dụng các ký tự La Mã, và một số chữ cái được mượn từ các hệ thống chữ viết khác nhau (chẳng hạn như tiếng Hy Lạp) và được sửa đổi để phù hợp với phong cách La Mã. Dấu phụ được sử dụng để phân biệt rõ ràng các âm thanh và để hiển thị các nguyên âm, độ dài, trọng âm và âm sắc.
IPA có thể được sử dụng để phiên mã rộng và hẹp. Ví dụ, trong tiếng Anh, chỉ có một cách phát âm /t/ được người bản ngữ phân biệt. Do đó, chỉ cần một ký hiệu trong âm bội để đại diện cho mỗi âm / t / trong bảng chữ cái Latinh. Nếu cần phiên âm hẹp bằng tiếng Anh, các dấu phụ có thể được thêm vào để biểu thị rằng chữ /t/ đó có sự khác biệt đôi chút về cách phát âm.
IPA đã không trở thành hệ thống phiên âm phổ biến như các nhà thiết kế đã dự định, và nó ít được sử dụng ở Mỹ. Bất chấp những thiếu sót đã vẫn còn tồn tại, nó vẫn được các nhà ngôn ngữ học và từ điển sử dụng rộng rãi, mặc dù thường có một số sửa đổi. Có thể bạn chưa biết, IPA cũng được sử dụng bởi giới ca sĩ.
Các nhà ngôn ngữ học, dịch giả, nhà trị liệu ngôn ngữ, người nói tiếng Anh, ca sĩ opera, huấn luyện viên phương ngữ và nhiều hơn nữa sử dụng IPA thường xuyên, cho phép họ tập trung vào các yếu tố truyền miệng của lời nói trên tất cả các ngôn ngữ nói. Tóm lại, bảng chữ cái này là một công cụ tuyệt vời giúp tìm ra điểm chung trong mỗi ngôn ngữ.
3. Cấu tạo và cách đọc các thành phần có trong IPA
Bảng IPA gồm 44 âm (sounds), trong đó:
- 20 nguyên âm (vowel sounds): 12 nguyên âm đơn (monophthongs) và 8 nguyên âm đôi (diphthongs)
- 24 phụ âm (consonant sounds)
3.1. Cách đọc nguyên âm
3.1.1. Cách đọc 12 nguyên âm đơn
- /i/: phát âm giống chữ i trong tiếng Việt, răng trên và răng dưới không chạm nhau. Ví dụ: ship, chip, fit, grin,…
- /i:/: phát âm tương tự như /i/, nhưng kéo dài hơi hơn, răng trên chạm răng dưới. Ví dụ: seat, cheap, feet, green
- /ʊ/: đây là âm “u” ngắn, vì thế phát âm nhanh, dứt khoát, răng trên và răng dưới không chạm nhau. Ví dụ: Put, cook, look, should,…
- /u:/: âm “u” dài, cần kéo dài hơn, khẩu hình môi tròn. Ví dụ: boot, lose, fruit, good,…
- /e/: phát âm tương tự âm “e” trong tiết Việt, nhưng phát âm dứt khoát, miệng mở rộng hơn. Ví dụ: intent, send, letter, pen,…
- /ə/: phát âm tương tự âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm ngắn và nhẹ hơn, môi hơi mở rộng. Ví dụ: alive, again, mother, agree,…
- /ɜ:/: phẫn phát âm là “ơ” nhưng cong lưỡi và kéo dài hơi, lưỡi cong lên hướng chạm vào vòm miệng trên. Ví dụ: third, turn, nurse, heard,…
- /ɔ:/: phát âm như âm “o” trong tiếng Việt nhưng cong lưỡi, khuôn miệng tròn. Ví dụ: law, door, yawn, jaw,…
- /æ/: phát âm hơi nghiêm về âm “a” một chút, vẫn có âm “e” nhưng âm a “chiếm 80%, miệng mở rộng, lưỡi hạ xuống thấp. Ví dụ: map, bad, nap, hand,…
- /ʌ/: có phần giống với âm “ă” trong tiếng Việt, miệng thu hẹp, lưỡi hơi nâng lên, bật hơi ra. Ví dụ: love, money, one, fun
- /ɑ:/: phát âm như “a” trong tiếng Việt nhưng kéo dài hơi hơn một chút, lưỡi hạ thấp, miệng mở rộng. Ví dụ: car, hard, bath, fast,…
- /ɒ/: âm “o” ngắn, tròn môi, lưỡi hạ xuống, có một chút xíu âm “a” trong đó. Ví dụ: top, watch, sausage, ball,…
3.1.2. Cách phát âm 8 nguyên âm đôi
- /ɪə/: phát âm /ɪ/ trước rồi chuyển dần sang âm /ə/ sau, đẩy lưỡi về phía trước, phát âm có phần nghe giống âm “ia” trong tiếng Việt. Ví dụ: ear, tear, beer, fear,..
- /eɪ/: Phát âm bằng cách đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, lưỡi hướng dần lên trên, môi dẹt dần sang hai bên. Ví dụ: face, space , case, eight,…
- /eə/: Phát âm bằng cách đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/, lưỡi thụt dần về phía sau, môi hơi thu hẹp. Ví dụ: there, care, stairs, hair,…
- /ɔɪ/: Phát âm bằng cách đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, lưỡi nâng lên và đẩy dần về phía trước, môi dẹt dần sang hai bên. Ví dụ: employ, toy, joy, oyster,…
- /aɪ/: Phát âm bằng cách đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, lưỡi nâng lên và hơi đẩy dần về trước, môi dẹt dần sang hai bên. Ví dụ: my, kind, sight, flight,…
- /əʊ/: Phát âm bằng cách đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /, lưỡi lùi dần về phía sau, môi từ hơi mở đến hơi tròn. Ví dụ: no, alone, hole, stones,…
- /aʊ/: Phát âm bằng cách đọc âm /ɑ:/ trước rồi sau đó chuyển dần sang âm /ʊ/, lưỡi hơi thụt về phía sau, môi tròn dần. Ví dụ: house, cow, brown, mouth,…
- /ʊə/: Đọc như uo, bắt đầu từ từ âm /ʊ/ rồi chuyển sang sang âm /ə/. Khi bắt đầu, môi mở rộng dần, hơi tròn, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng. Ví dụ: sure, tour, poor, cure,…
3.2. Cách đọc 24 phụ âm
- /p/: cách phát âm gần giống âm “p” của tiếng Việt, hai môi khép lại, sau đó bật ra. Lấy hơi từ trong cổ họng nên cảm giác dây thanh quản rung nhẹ. Ví dụ: pen, poor, purpose, popular,…
- /b/: cách phát âm gần giống âm “b” của tiếng Việt, hai môi khép lại, sau đó bật ra (hơi nhẹ hơn âm “p”). Ví dụ: baby, book, back, bag,…
- /t/: phát âm giống âm “t” trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn. Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi bật luồng hơi ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa, lưu ý là dây thanh quản không run. Ví dụ: time, teacher, tiny, tie,…
- /d/: phát âm giống âm “d” trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn. Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi bật luồng khí ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới, lưu ý là tạo độ rung cho dây thanh quản. Ví dụ: day, diary, dad, dear,…
- /t∫/: phát âm giống âm “ch” tiếng Việt nhưng khi nói môi phải chu ra. Khi phát âm, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, môi tròn nửa. Ví dụ: church, watch, choose, cheese,…
- /dʒ/: phát âm tương tự /t∫/ nhưng lấy hơi từ dây thanh quản. Ví dụ: stage, joy, jungle, juice,…
- /k/: phát âm tương tự âm “k” của tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh, nâng phần sau của lưỡi lên, chạm đến ngạc mềm, hạ xuống khi luồng khí mạnh bật ra và không tác động đến dây thanh quản. Ví dụ: cricket, sock, quick, cash,…
- /g/: phát âm tương tự như âm “g” của tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, khi bật hơi ra dây thanh quản run nhẹ. Ví dụ: get, girl, grass, flag,…
- /f/: phát âm tương tự âm “ph” trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới khi phát âm. Ví dụ: fat, full, fish, friday,…
- /v/: phát âm tương tự âm “v” trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới khi phát âm. Ví dụ: view, vest, village, cave,…
- /ð/: đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, đẩy hơi từ thanh quản thoát ra giữa lưỡi và hai hàm. Ví dụ: those, there, others, brother,…
- /θ/: đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, hơi thoát ra giữa lưỡi và hai hàm, dây thanh quản không run. Ví dụ: bath, think, thought,…
- /s/: mặt lưỡi chạm nhẹ vào hàm trên, nâng ngạc mềm để làn hơi thoát ra từ giữa mặt lưỡi và lợi. Ví dụ: size, soup, say, scary,…
- /z/: mặt lưỡi chạm nhẹ vào hàm trên, nâng ngạc mềm để làn hơi thoát ra từ giữa mặt lưỡi và lợi, dây thanh quản run nhẹ. Ví dụ: zoo, lazy, nose, crazy,…
- /∫/: khi phát âm, mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên, môi chu ra, hướng về phía trước, môi tròn. Ví dụ: ship, shop, cash, sure,…
- /ʒ/: khi phát âm, mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên, môi chu ra, hướng về phía trước, môi tròn, lấy hơi từ dây thanh quản. Ví dụ: vision, casual, television, pleasure,…
- /m/: phát âm tương tự âm “m” trong tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để khí thoát ra bằng mũi. Ví dụ: money, mother, more, month,…
- /n/: phát âm như âm “n”, nhưng khi đọc thì môi hơi mở, đầu lưỡi chạm lợi hàm trên, tránh cho khí thoát ra từ mũi. Ví dụ: turn, nobody, nice, nurse,…
- /ŋ/: phần sau của lưỡi nâng lên, chạm vào ngạc mềm, thanh quản run, môi hé. Ví dụ: ring, singer, song, king,…
- /h/: phát âm tương tự âm “h” trong tiếng Việt, lưỡi hạ thấp để khí thoát ra, thanh quản không rung, môi hé nửa. Ví dụ: home, high, hero, help
- /l/: Cong lưỡi từ từ cho đến khi chạm răng hàm trên, môi mở rộng hoàn toàn, thanh quản rung. Ví dụ: love, tall, feel, like,…
- /r/: khi phát âm, lưỡi cong hướng vào trong, môi tròn, hơi chu ra, khi luồng khí thoát ra thì thả lỏng lưỡi, môi tròn. Ví dụ: really, right, red, learn,…
- /w/: chu môi về phía trước, lưỡi thả lỏng. Ví dụ: win, world, wine, walk,…
- /j/: đầu tiên, nâng phần trước lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng làm rung dây thanh quản ở cổ họng, nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí, môi hơi mở. Khi luồng khí phát ra thì phần giữa lưỡi hơi nâng lên, thả lỏng, môi mở rộng. Ví dụ: yes, yellow, yesterday, yard,…
Nếu bạn muốn cải thiện phát âm tiếng Anh của mình nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu, hãy thử luyện tập với IPA, việc nắm chắc từng âm có trong IPA sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc nguyên tắc phát âm của tiếng Anh chứ không đơn giản là bắt chước cách đọc của người khác.
Tin liên quan
Những điều cần biết trước khi đăng ký thi TOPIK
Netviet - Tháng Năm 12, 2022
Chứng chỉ TOPIK là gì? Top 10 điều cần biết
Netviet - Tháng Năm 11, 2022
5 điều mình làm khi luyện thi TOPIK II để đạt cấp độ cao nhất
Netviet - Tháng Năm 6, 2022
Top 7 trung tâm tiếng Hàn tốt nhất tại Hà Nội và TP.HCM
Netviet - Tháng Một 19, 2022
DU HỌC NETVIET
https://nv.edu.vn/ Đặc quyền đăng ký du học tại NETVIET EDU : Không cần đặt cọc tiền đầu vào khi nộp hồ sơ ghi danh du học - Liên kết với hơn 500 trường - Tối ưu chi phí du học ở mức thấp nhất - Uy tín - Chuyên nghiệp - Hiệu quảTừ khóa » Phát âm Ipa Là Gì
-
IPA Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Bảng Phiên âm Tiếng Anh (IPA)
-
Bảng IPA Là Gì? Học Phát âm Tiếng Anh IPA Cho Người Mất Gốc
-
Bảng IPA Là Gì? Cách Dùng "Bảng Phiên Âm Tiếng Anh" Quốc Tế
-
Bảng Phiên âm Tiếng Anh IPA - Cách Phát âm Chuẩn Quốc Tế
-
Phiên âm Tiếng Anh IPA Là Gì? Học Phát âm Tiếng Anh Chuẩn 44 ...
-
Bảng Phiên âm Tiếng Anh - IPA Là Gì
-
Cách đọc Bảng Phiên âm Tiếng Anh IPA đơn Giản Và đầy đủ Nhất 2022!
-
IPA Là Gì? Hướng Dẫn đọc Bảng Phiên âm Tiếng Anh IPA Chuẩn Quốc ...
-
Vì Sao Phải Học Phát âm 44 âm IPA? | Hướng Dẫn Học Chi Tiết
-
Tại Sao Bạn Nên Sử Dụng Bảng Phiên âm Quốc Tế IPA? - Pasal
-
IPA Là Gì? Sử Dụng Bảng Phiên âm Tiếng Anh Như Thế Nào? - Vnsava
-
Bảng IPA Là Gì? Cách Dùng “Bảng Phiên Âm Tiếng Anh” Quốc Tế