IPv6 Là Gì? Cách Đặt Địa Chỉ Ipv6 Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
IPv6 là gì?
Lịch sử ra đời của IPv6 (từ viết tắt của Internet Protocol 6) khá lâu. Đó là vào năm 1981, khi các máy tính hầu như chỉ có thể truy cập internet phục vụ cho các tổ chức nghiên cứu quân sự. Với môi trường làm việc 8 bit, kết hợp với không gian địa chỉ 32 bit do phiên bản Internet Protocol 4 (viết tắt là IPv4) cung cấp cho phép kết nối tới 4 tỷ địa chỉ khác nhau.
Trải qua gần 30 năm, sự phát triển của công nghệ đã tạo bước đột phá, internet tồn tại trên khắp thế giới khiến con số địa chỉ đã gần đến mức cực đại. Đồng thời, nó còn dự báo có thể vượt giới hạn của IPv4. Về lý thuyết, nếu vượt mức trần thì khả năng kết nối internet sẽ không thể hoạt động được. Chính điều này đã thôi thúc việc nghiên cứu, phát triển giao thức mới, giúp hạn chế nhược điểm trên.
Đầu những năm 1990, IETF phát triển một giao thức mới có tên gọi là IP Next Generation (IPng). Và vào năm 1998, giao thức này chính thức chuẩn hóa, được Tổng công ty Internet cho tên miền và số (viết tắt là ICANN) phê duyệt, cho phép sử dụng trên rộng rãi trên toàn cầu. Giao thức được đặt tên IPv6 (RFC 1883).
IPv6 ra đời đã giải quyết được những hạn chế tồn tại của IPv4 trong hệ thống internet, tạo ra bước tiến nhảy vọt của công nghệ số.
Các điểm cải tiến của IPv6 so với IPv4:
- Không gian lưu trữ lớn. IPv4 có không gian truy cập 32 bit, tương đương 4 tỷ địa chỉ. Còn IPv6 có không gian là 128 bit, lớn hơn gấp 4 lần so với IPv4.
- Độ bảo mật cao hơn.
- Khả năng định tuyến được tăng cao.
- Cấu hình được thiết kế theo hướng đơn giản hơn so với IPv4.
Lợi ích của IPv6 connectivity
Các lợi ích mà IPv6 đã và đang mang đến cho người dùng đó là:
- Cho phép không gian địa chỉ lớn, giúp việc quản lý không gian này trở nên dễ dàng hơn.
- Quản trị dễ dàng hơn. Do IPv6 có khả năng tự động cấu hình mà không cần đến máy chủ DHCP. Trong khi đó, IPv4 cần DHCP để cấu hình.
- Định tuyến IPv6 có thiết kế phân cấp nên cấu trúc tốt.
- IPv6 hỗ trợ tốt hơn về Multicast.
- Việc sắp xếp và định dạng header được thực hiện khoa học và tối ưu giúp việc bảo mật thông tin được cải tiến hơn.
- IPv6 hỗ trợ tốt cho các thiết bị di động.
Cấu trúc địa chỉ IPv6
*Cấu trúc của IPv6
Cấu trúc của một IPv6 gồm 128 bit, được phân thành 8 nhóm. Trong đó, mỗi nhóm có 16 bit và được phân chia bởi dấu “:”.
Một địa chỉ IPv6 được thể hiện theo cấu trúc sau:
FEDC:BA98:768A:0C98:FEBA:CB87:7678:1111:1080:0000:0000:0070:0000:0989:CB45:345F
Vì cấu trúc quá dài nên người ta thường bỏ số 0 ở đầu mỗi nhóm để rút gọn. Đối với nhóm nào chỉ có duy nhất dãy số 0 thì nó sẽ được biểu diễn bằng dấu “::”
*Cấu trúc của Address Prefixes
Address Prefixes có cấu trúc tương tự IPv4 CIDR. Cách thể hiện của nó là IPv6-address/ prefix-length.
Trong đó:
- IPv6-address: Địa chỉ IPv6 với giá trị bất kỳ.
- Prefix-length: Số bit liền kề nhau trong prefix.
*Ví dụ: Quy tắc biểu diễn của 56 bit prefix 200F00000000AB là
200F::AB00:0:0:0:0/56
200F:0:0:AB00::/56
*Lưu ý: Với địa chỉ IPv6, kí hiệu “::” chỉ được dùng duy nhất 1 lần trong một sự biểu diễn.
Các thành phần của IPv6
Địa chỉ IPv6 có 3 thành phần
- Site prefix: Đây là thông số được gán với website thông qua ISP. Do đó, toàn bộ máy tính ở cùng vị trí sẽ chia sẻ với nhau bằng một site prefix. Có thể thấy, đặc tính của site prefix là khi đã nhận ra mạng của người dùng và cho phép truy cập thông qua internet thì nó sẽ hướng đến việc dùng chung.
- Subnet ID: Đây là thành phần bên trong website. Nó được dùng để miêu tả cấu trúc site của mạng. Vì thế, một IPv6 subnet sẽ có cấu trúc tương đương một nhánh mạng đơn.
- Interface ID: Cấu trúc của nó tương tự ID trong IPv4. Các thông số sẽ nhận dạng một host riêng. Interface ID có cấu hình tự động.
*Ví dụ: Địa chỉ IPv6 có cấu trúc: 2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69af bao gồm:
- Site prefix: 2001:0f68:0000
- Subnet ID: 0000
- Interface ID: 0000:0000:1986:69af
Phân loại địa chỉ IPv6 connectivity
Có 3 loại địa chỉ IPv6
- Unicast: Một địa chỉ Unicast được chỉ định riêng cho một cổng của node IPv6. Khi có một gói tin gửi đến địa chỉ Unicast, nó sẽ được đưa đến cổng đã chỉ định bởi địa chỉ đó.
- Multicast: Đây là nhóm các cổng IPv6. Khi một gói tin gửi đến địa chỉ Multicast thì nó sẽ được toàn bộ thành viên trong nhóm multicast xử lý.
- Anycast: Đây là địa chỉ đăng ký cho nhiều cổng (tức trên nhiều node). Khi có gói tin gửi đến địa chỉ Anycast, nó sẽ được chuyển đến một cổng bất kỳ, tuy nhiên, phần lớn là đến cổng gần nhất.
Hướng dẫn cách đặt địa chỉ IPv6 cho win 7, 8, 10
Để đặt địa chỉ Ipv6 cho win 7, 8, 10, bạn thực hiện như sau:
- Bước 1: Click vào biểu tượng Window, chọn tiếp Run. Trong cửa sổ Run, nhập dòng chữ ncpa.cpl.
- Bước 2: Bạn chọn card mạng muốn gán IPv6, sau đó chọn tiếp Properties.
- Bước 3: Tiếp tục chọn Internet Protocol Version 6 (TCP/IPv6), rồi chọn Properties.
- Bước 4: Bạn tiến hành điền các thông số giá trị IPv6 của nhà cung cấp (tham khảo hình bên dưới).
- Bước 5: Sử dụng câu lệnh ipconfig ở cmd để thực hiện ping kiểm tra kết quả IPv6. Bằng cách, mở cmd, gõ tiếp lệnh ipconfig. Lúc này, một cửa sổ hiển thị như hình sau.
Kế đến, sử dụng dòng lệnh ping -6 ipv6.google.com để kiểm tra IPv6:
Nếu hệ thống hiển thị kết quả trả lời tức là bạn đã cài đặt thành công địa chỉ IPv6.
Hướng dẫn cách sử dụng IPv6 - đặt địa chỉ IPv6 thông qua Remote UI
Các thao tác thực hiện đặt địa chỉ IPv6 bằng cách sử dụng Remote UI được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn khởi động Remote UI và đăng nhập vào hệ thống.
- Bước 2: Click chọn thư mục Setting/Registration ở cột bên phải như hình sau.
- Bước 3: Trong bảng hiện ra, click chọn Network Setting, rồi chọn tiếp TCP/ IP Settings.
- Bước 4: Tại mục IPv6 Setting, bạn click chọn Exit.
- Bước 5: Lúc này một bảng thoại xuất hiện. Bạn chọn hộp kiểm tra rồi tiến hành cấu hình cài đặt.
- Bước 6: Khi đã hoàn tất cài đặt ở bước 5, bạn click OK để kết thúc cài đặt IPv6.
Cấu hình IPv6 trên Router Cisco
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Tiến hành cấu hình IPv4, giao thức OSPFv2 trên các Router Thename và Thename1. Đây là những tên router giả định mà Hosting Việt đặt cho ví dụ minh họa sau để bạn dễ hiểu. Trong thực tế, bạn có thể đặt tên tùy ý theo nhu cầu sử dụng.
- Thename:
Cú pháp câu lệnh thực hiện:
Thename#config terminal
Thename(Config)#interface fastethernet 0/0
Thename(Config-if)#ip address 192.168.12.1 255.255.255.0
Thename(Config-if)#no shut
Thename(Config-if)#interface loopback 0
Thename(Config-if)#ip address 1.1.1.1 255.255.255.255
Thename(Config-if)#no shut
Thename(Config-if)#interface fastethernet 0/1
Thename(Config-if)#no ip address
Thename(Config-if)#ipv6 enable
Thename(Config-if)#ipv6 address 2000::1/64
Thename(Config-if)#no shut
Thename(Config-if)#exit
Thename(Config)#router ospf 100
Thename(Config-router)#network 1.1.1.1 0.0.0.0 area 0
Thename(Config-router)#network 192.168.12.0 0.0.0.255 area 0
- Trên ISP:
Cú pháp câu lệnh:
ISP#config terminal
ISP(Config)#interface fastethernet 0/0
ISP(Config-if)#ip address 192.168.12.2 255.255.255.0
ISP(Config-if)#no shut
ISP(Config-if)#interface fastethernet 0/1
ISP(Config-if)#ip address 192.168.23.2 255.255.255.0
ISP(Config-if)#no shut
ISP(Config-if)#exitISP(Config)#router ospf 100
ISP(Config-router)#network 192.168.12.0 0.0.0.255 area 0
ISP(Config-router)#network 192.168.23.0 0.0.0.255 area 0
Hình trên là bảng định tuyến IPv4 trên Thename.
- Thename1
Cú pháp câu lệnh:
Thename1#config terminal
Thename1(Config)#interface fastethernet 0/0
Thename1(Config-if)#ip address 192.168.23.3 255.255.255.0
Thename1(Config-if)#no shut
Thename1(Config-if)#exit
Thename1(Config)#router ospf 100
Thename1(Config-router)#network 192.168.23.0 0.0.0.255 area 0
Bảng định tuyến IPv4 trên Thename1.
Lúc này, các mạng IPv4 đã có thể thấy và kết nối với nhau.
- Bước 2: Tạo interface tunnel 0 trên Thename và Thename1
- Thename
Câu lệnh:
Thename(config)#ipv6 unicast-routing
Thename(config)#interface tunnel 0
Thename(config-if)#ipv6 address 3000::1/64 eui-64
Thename(config-if)#no ipv6 nd suppress-ra
Thename(config-if)#tunnel source loopback 0
Thename(config-if)#tunnel mode ipv6ip isatap
Để kiểm tra Tunnel vừa tạo, bạn dùng lệnh show ipv6 interface brief.
Theo hình trên, Thename có địa chỉ IPv6 của tunnel 0 là 3000::5EFE:101:101
- Thename1:
Cú pháp câu lệnh như sau:
Thename1(Config)#interface tunnel 0
Thename1(Config-if)#ipv6 enable
Thename1(Config-if)#ipv6 address autoconfig
Thename1(Config-if)#tunnel mode ipv6ip
Thename1(Config-if)#tunnel source fastethernet 0/0
Thename1(Config-if)#tunnel destination 1.1.1.1
Để kiểm tra tunnel 0 vừa tạo, bạn cũng thực hiện câu lệnh tương tự như trên là dùng lệnh show ipv6 interface brief.
Theo bảng trên, địa chỉ IPv6 của tunnel0 trên Thename1 là 3000::C0A8:1703
- Bước 3: Thực hiện định tuyến tĩnh trên các router IPv6 để các mạng con thấy nhau, bằng cách dùng câu lệnh ipv6 route x:x:x:x::x/<0-128> next-hop hoặc interface.
- Thename: Thename(config)#ipv6 route 4000::/64 3000::c0a8:1703
- Thename1: Thename1(config)#ipv6 route 2000::/64 3000::5efe:101:101
Sau đó, bạn kiểm tra các bảng định tuyến.
Hình sau là bảng định tuyến IPv6 trên Thename.
Dưới đây là bảng định tuyến IPv6 trên Thename1.
- Bước 4: Thực hiện cài đặt IPv6 cho các host và ping để kiểm tra kết nối
Cách thực hiện như sau:
- Đặt IPv6 cho máy tính sử dụng Window Vista, 7, 8, 10, bạn thực hiện như hướng dẫn cách đặt địa chỉ IPv6 ở mục trên. Đó là vào Start / chọn Control panel / chọn tiếp Network and Internet / click chọn Network and Sharing Center /click mục Change adapter setting / và chọn Properties Local Area Connection / sau đó, click vào Internet Protocol Version 6 để cài đặt địa chỉ IPv6.
- Đặt IPv6 cho máy tính sử dụng Window XP: Click vào nút Start / gõ Cmd trong thanh tìm kiếm / kích hoạt tính năng IPv6 bằng cách gõ câu lệnh “netsh interface ipv6 install”. Sau đó, dùng tiếp lệnh “netsh interface ipv6 add address “Local Area Connection” 2000::2/64” để đặt địa chỉ IPv6.
Sau khi hoàn tất đặt địa chỉ IPv6 cho host, bạn tiến hành ping để kiểm tra kết nối:
- Kiểm tra kết nối từ host 1 đến host 2
- Kiểm tra kết nối chiều ngược lại từ host 2 đến 1
Lúc này, 2 host đã thấy nhau. Đây là hướng dẫn về cách dùng cơ chế ISATAP thiết lập kết nối của IPv6 là gì. Mô hình mạng này tương đối đơn giản và bạn dễ dàng mở rộng với nhiều router khác nhau, kết hợp sử dụng định tuyến cao cấp hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý là trước khi dùng ping để kiểm tra kết nối, bạn phải đảm bảo Window Firewall đã được tắt.
>>Xem thêm: IP Khác Class C Là Gì? Cấu Trúc Của IPv4
Qua những thông tin trên Hosting Việt mong muốn có thể cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng thể nhất về kết nối của IPv6 và các cách cài đặt IPv6. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Hosting Việt để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhé!
Từ khóa » Có Nên Bật Ipv6 Trên Router
-
Cách Kích Hoạt IPv6 Trên Router TP-Link WiFi 6
-
IPv6 Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Khi Sử Dụng địa Chỉ IPv6
-
Thắc Mắc - Xin Tư Vấn Về Ipv4 Và Ipv6 | TheNEXTvoz
-
Vì Sao Tắt IPv6 Không Làm Mạng Nhanh Hơn? - Khoa Học Phổ Thông
-
So Sánh Những điểm Tối ưu Của IPv6 So Với IPv4 - VNNIC Academy
-
Cách Kích Hoạt IPv6 Trên Router TP-Link WiFi 6 - Trường Tín
-
Cách Bật IPv6 Trên Bộ định Tuyến TP-Link Wi-Fi 6 Của Bạn - - 101 Help
-
IPV6 Là Gì? 3 Cơ Chế Chuyển Từ IPV4 Sang IPV6 - TOTOLINK Việt Nam
-
Có Nên Bật IPv6 Trên Router - Hỏi Đáp
-
Cách Kích Hoạt IPv6 Trên Router TP-Link WiFi 6
-
IPv6 Là Gì? Cách đổi IPv4 Sang IPv6 & So Sánh IPv4 Và IPv6
-
Tìm Hiểu Về IPv6 - Viblo
-
Cài đặt Kết Nối Internet IPv6 Trên Deco Như Thế Nào? - TP-Link
-
Cài đặt Tự động Cấu Hình địa Chỉ Trong IPv6