IPv6 Là Gì? Những Mục Tiêu Và Lợi Ích Của IPv6 - Máy Chủ Việt

IPv6 hiện tại là một khái niệm khá mới mẻ đối với đa số người dùng Internet tại Việt Nam. Nhưng trong tương lai không xa, IPv6 chắc chắn sẽ là một loại công nghệ được sử dụng rộng rãi tương tự như IPv4 hiện nay. Thậm chí IPv6 còn cho chất lượng vượt trội hơn IPv4 hiện tại.

IPv6 được ra đời là để giải quyết bài toán cạn kiệt địa chỉ IPv4 và đương nhiên cũng là để thay thế cho IPv4 hiện tại. Vì thế, Máy Chủ Việt ra mắt bài viết cung cấp một số thông tin về loại IPv6 đang ngày càng được sử dụng phổ biến này.

Mục Lục

  • 1 IPv6 là gì?
  • 2 Lịch sử ra đời của IPv6
  • 3 Mục tiêu và lợi ích của IPv6
  • 4 Tại sao phải chuyển IPv4 sang IPv6

IPv6 là gì?

IPv6 là viết tắt của cụm từ Internet Protocol version 6, là một phiên bản mới nhất của giao thức Internet (Internet Protocol – IP), giao thức truyền thông cung cấp hệ thống định vị vị trí cho các thiết bị máy tính trên mạng và định tuyến lưu lượng trên Internet.

Lịch sử ra đời của IPv6

Các tiêu chuẩn về giao thức Internet (IP) được chịu trách nhiệm bởi một tổ chức có tên là Internet Engineering Task Force (IETF). Khi phát triển IPv4, tổ chức IETF đã không dự đoán được sự phát triển quá nhanh của Internet trên toàn thế giới cũng như những vấn đề bảo mật Internet xung quanh khác.

Ban đầu, IPv4 không được coi trọng về vấn đề an ninh mạng. Vào những năm 1980, khi giao thức IPv4 đang được phát triển, thì Internet đang được xây dựng với sự hợp tác của một số tổ chức. Đến khi việc phát triển hoàn tất, đó cũng là lúc mà Internet bắt đầu phát triển bùng nổ, các mối đe dọa trên Internet ngày trở nên phổ biến. Nếu các mối đe dọa trực tuyến được dự đoán ngay từ lúc phát triển IPv4 thì chúng ta đã có nhiều biện pháp bảo mật hơn được kết hợp chung. Nhưng rất tiếc, điều này đã không xảy ra.

Thiết bị lưu trữ mạng Nas an toàn không thể bỏ qua

lịch sử ra đời ipv6 ipv4

Đầu những năm 1990, tổ chức IETF đã thừa nhận cần phải có một phiên bản mới của giao thức Internet (IP) và họ bắt đầu việc này bằng việc soạn ra các yêu cầu và phiên bản IP này cần có. IP Next Generation (IPng) đã được tạo ra, sau đó đã trở thành IPv6 (RFC 1883) như ngày nay.

IPv6 là giao thức lớp mạng chuẩn thứ 2 sau IPv4, được dùng cho việc truyền thông máy tính thông qua Internet và các mạng máy tính khác. IPv6 cung cấp một số chức năng hấp dẫn và thực sự là bước tiếp theo nổi bật trong quá trình phát triển của IP.

Những cải tiến này bao gồm việc tăng không gian các địa chỉ, định dạng header được sắp xếp hợp lý, header có thể mở rộng và khả năng duy trì tính riêng tư, toàn vẹn của thông tin được lan truyền trong mạng. IPv6 sau đó được chuẩn hóa hoàn chỉnh vào cuối năm 1998 trong RFC 2460. IPv6 đã hoàn thiện các thiếu sót mà IPv4 để lại, tạo ra những cách mới để truyền thông mà IPv4 trước đây không thể hỗ trợ.

IPv6 cung cấp một số cải tiến so với IPv4. Ưu điểm của IPv6 được trình bày chi tiết trong các tài liệu liên quan. Dưới đây là một số đặc điểm tóm tắt của IPv6 và những cải tiến mà nó cung cấp:

  • Không gian địa chỉ mạng lớn hơn: từ 32bit lên 128bit
  • Header của giao thức được cải tiến: cải thiện hiệu suất chuyển tiếp gói tin
  • Tự động cấu hình không trạng thái: để các nút mạng tự xác định địa chỉ của riêng mình
  • Multicast: tăng cường việc sử dụng truyền thông một chiều hiệu quả
  • Jumbograms: hỗ trợ các packet payload cực lớn và cho hiệu quả cao hơn
  • Bảo mật lớp mạng: xác thực truyền thông và mã hóa
  • Khả năng QoS (Quality of service): dán nhãn và đánh dấu QoS cho các gói tin để giúp xác định những traffic cần được ưu tiên.
  • Anycast: Dịch vụ dự phòng sử dụng những địa chỉ không có cấu trúc đặc biệt.
  • Tính di động: Dễ dàng hơn khi xử lý với thiết bị di động hay chuyển vùng.

Mục tiêu và lợi ích của IPv6

IPv6 được thiết kế với những mục tiêu và lợi ích như sau:

  • Không gian địa chỉ lớn hơn và dễ dàng quản lý.
  • Khôi phục lại nguyên lý kết nối đầu cuối-đầu cuối của Internet đồng thời loại bỏ hoàn toàn công nghệ NAT
  • Quản trị TCP/IP dễ dàng hơn: DHCP được sử dụng trong IPv4 nhằm giảm cấu hình thủ công TCP/IP cho các host. IPv6 được thiết kế với khả năng tự động cấu hình mà không cần sử dụng máy chủ DHCP, hỗ trợ tốt hơn trong việc giảm cấu hình thủ công.
  • Cấu trúc định tuyến tốt hơn: Định tuyến IPv6 được thiết kế hoàn toàn phân cấp.

ipv6 connect

  • Hỗ trợ tốt hơn Multicast: Multicast là một tùy chọn của IPv4, tuy nhiên khả năng hỗ trợ và tính phổ biến chưa cao.
  • Hỗ trợ bảo mật tốt hơn: IPv4 được thiết kế tại thời điểm chỉ có các hệ thống mạng nhỏ, biết rõ nhau kết nối với nhau. Vì thế vấn đề bảo mật chưa phải là một vấn đề được quan tâm. Song hiện nay, bảo mật mạng internet trở thành một vấn đề rất lớn, là mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới.
  • Hỗ trợ tốt hơn cho di động: Thời điểm IPv4 được thiết kế, chưa tồn tại khái niệm về thiết bị di động. Trong thế hệ mạng mới, dạng thiết bị di động này ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi cấu trúc giao thức Internet có sự hỗ trợ tốt hơn.

>>>Máy chủ HPE Gen11 bán chạy nhất

DL360 Gen11

DL380 Gen11

Tại sao phải chuyển IPv4 sang IPv6

Trước sự cạn kiệt của IPv4, việc chuyển đổi sang IPV6 được xem là giải pháp thông minh. Thực tế cho thấy, IPv6 mang đến cho người dùng Internet nhiều lợi ích khác nhau. Vậy những lợi ích to lớn khiến người dùng Internet chuyển đổi từ IPv4 sang địa chỉ IPv6 là gì?

Đầu tiên, địa chỉ IPv6 có khả năng cung cấp số lượng lớn địa chỉ IP hơn so với IPv4. Nếu IPv4 chỉ cung cấp được 4,3 tỷ địa chỉ, thì IPv6 có thể cung cấp đến hàng tỷ tỷ địa chỉ IP cho người dùng Internet trên toàn thế giới.

Mặt khác IPv6 có khả năng tương thích ngược với IPv4. Việc này giúp cho các nhà sản xuất thiết bị phần cứng dễ dàng nâng cấp địa chỉ IP bất cứ lúc nào mà không làm ảnh hưởng sự phát triển của dữ liệu Internet. Nhờ tính năng trên, IPv6 được dự đoán sẽ thay thế hoàn toàn IPv4 trong tương lại.

ipv6 matrix

Thêm một động lực thúc đẩy mọi người chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 là IPv6 sở hữu công nghệ mã hóa thông minh. Sản phẩm được cung cấp tính năng xác thực an toàn hơn IPv4. Điều này được thể hiện rõ nét khi IPsec được xem là thành phần bắt buộc của IPv6. Trong khi đó, IPsec chỉ là một thành phần bảo mật của IPv4.

Sau tất cả, địa chỉ IPv6 cho hiệu suất hoạt động tốt hơn IPv4. Nhất là khi IPv6 có khả năng hạn chế tối đa tình trạng mất dữ liệu. Dựa vào đó, công nghệ đem đến độ tin cậy cao hơn nhờ hiệu quả kết nối tốt hơn IPv4.

>>Xem thêm: Cấu Trúc IPv6 Và Các Loại Địa Chỉ IPv6 Đặc Biệt

Từ khóa » Trình Bày Ipv6