IQ Là Gì? Chỉ Số IQ Và EQ Cái Nào Quan Trọng Hơn? - Tuyển Dụng

Chỉ số IQ là gì? Bạn không biết chỉ số IQ của mình là bao nhiêu, cách tính như thế nào, có ảnh hưởng gì đến tương lai của mình không? Hay không biết giữa chỉ số IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? Để trả lời hàng loạt câu hỏi đó hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

IQ là gì? Chỉ số IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?

Có thể bạn chưa biết: Kỹ năng mềm là gì?

I. Chỉ số IQ là gì?

Chỉ số IQ là gì?

1. Định nghĩa IQ

IQ là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Intelligent Quotient”, hay còn gọi là chỉ số thông minh của con người. Chỉ số IQ là thước đo khả năng xử lý tình huống, khả năng phản biện cũng như sự nhạy bén trong suy nghĩ của con người đến đâu.

Những người sở hữu chỉ số IQ càng cao thì càng có khả năng xử lý, phản xạ và phân tích thông tin nhanh nhạy. Đặc biệt là với trẻ em, vì não chưa phát triển toàn diện nên giai đoạn này sẽ dễ dàng điều chỉnh chỉ số IQ cho bé.

2. Nguồn gốc chỉ số IQ

Thuật ngữ IQ được ra đời bởi nhà tâm lý học nổi tiếng William Stern vào năm 1912, với tên tiếng Đức là Intelligenzquotient. Tuy nhiên, thời điểm đó chỉ số IQ chưa có sự phát triển mạnh mẽ như bây giờ.

Sau đó, khái niệm này được ra mắt với công chúng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX. Trong quyển sách Hereditary Genius chuyên nghiên cứu về trí tuệ con người, nhà khoa học người Anh - Francis Galton đã giới thiệu chi tiết và đầy đủ sự hiểu biết của ông về chỉ số IQ.

Tìm việc làm, tuyển dụng IT có thể bạn quan tâm:

- Software Developer (ReactJs/ React Native)

- Nhân viên Kiểm thử phần mềm Tester QC

II. IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?

IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?

EQ là viết tắt của cụm từ Emotional intelligence, hay còn gọi là chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người. Chỉ số này được thể hiện qua khả năng nhận thức, đánh giá và quản lý cảm xúc của cá nhân và tác động lên cảm xúc của người khác. Những người có chỉ số EQ càng cao thì lại càng khéo léo trong cách ứng xử và nắm bắt được tâm lý của người khác. Thế nên trong giao tiếp, những người này rất được lòng mọi người dù sống ở bất kỳ nơi đâu hay làm bất cứ công việc nào. 

Chính vì những ưu điểm trên mà chỉ số IQ và EQ luôn được đặt lên bàn cân so sánh. Mặc dù vậy, không thể phủ định giá trị nổi bật của IQ và EQ trong hành trình bản thân phát triển và đạt được thành công.

Những người có chỉ số IQ cao sẽ có khả năng phản xạ, tư duy ở mức vượt trội. Họ có thể ghi nhớ và phân tích mọi vấn đề trong thời gian ngắn. Tương tự như IQ, những người có chỉ số EQ vượt trội sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của mình theo hướng tốt nhất. Tuy cả hai chỉ số đều giúp con người hoàn thiện, nhưng nếu đặt lên bàn cân so sánh phải buộc chọn 1 trong 2 thì nhiều người vẫn chọn chỉ số IQ quan trọng hơn so với EQ. 

Song thực tế, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học thì chỉ số quyết định thành công của con người có đến 80% thuộc về chỉ số EQ còn lại 20% thuộc về IQ. Mặc khác, một người có chỉ số IQ cao sẽ được trọng dụng hơn trong một thời điểm, nhưng để cộng tác và làm việc lâu dài thì rất cần những người có chỉ số EQ cao hơn. Tóm lại, mỗi chỉ số đều có một thế mạnh riêng, nếu ai may mắn sở hữu cả hai chỉ số này với mức vượt trội thì sẽ dễ dàng thành công trong cuộc sống.

III. Tầm quan trọng của IQ đối với con người

Tầm quan trọng của IQ đối với con người

IQ là chỉ số biểu hiện khả năng tư duy của con người. Mà tư duy lại là một kỹ năng cần thiết, có tính ứng dụng cao nhất mà chúng ta đều cần phải có. Bạn cần phải biết vận dụng chỉ số IQ sẵn có của mình vào công việc để có thể phân tích, giải quyết vấn đề một cách tích cực và đạt hiệu quả nhất.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, hơn một nửa những kỹ năng cần thiết cho nhân viên khi làm bất cứ công việc nào đều có liên quan đến chỉ số IQ của họ. Chẳng hạn như kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định,...

Chỉ số IQ cũng quyết định phần nào sự thành công của con người. Một người có chỉ số IQ vượt trội sẽ dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp, đóng góp nhiều ý tưởng hữu ích cho môi trường làm việc cũng như thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh đó, những người có IQ cao thường khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, vì họ biết điều gì là tốt cho bản thân.

Theo một khảo sát, chỉ số IQ của vợ và chồng có mối liên quan đến hạnh phúc hôn nhân. Khi vợ chồng có chỉ số IQ giống hoặc gần bằng nhau, họ thường trở nên hòa hợp và ăn ý hơn. Vì thế, có thể nói chỉ số IQ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ

Chỉ số IQ được quyết định không chỉ ở các yếu tố chủ quan, mà còn có thể điều chỉnh và phát triển bởi các yếu tố khách quan. Cụ thể như sau:

1. Do di truyền

Ba mẹ có chỉ số IQ cao vượt trội thì con cái cũng sẽ được thừa hưởng chỉ số tương tự. Ngoài ba mẹ, chỉ số IQ của những đứa trẻ còn bị ảnh hưởng bởi những người có chung huyết thống. Thực tế thấy rằng những dòng họ có truyền thống học cao hiểu rộng thì con cháu đời sau của họ sẽ có chỉ số IQ rất cao.

2. Phương pháp giáo dục

Theo các nghiên cứu, khi trẻ chưa trưởng thành thì não bộ thường chưa phát triển hoàn thiện. Thời điểm này, chúng ta vẫn có thể giúp trẻ phát triển chỉ số IQ thông qua các hình thức giáo dục. Những đứa trẻ có phương pháp giáo dục tốt, được đầu tư tiếp xúc với các chữ cái, con số từ nhỏ sẽ có chỉ số IQ cao hơn so với những người cùng lứa tuổi.

3. Chế độ ăn uống

Nhiều người nghĩ rằng thức ăn đầy chất đạm như thịt bò, thịt heo,... sẽ giúp cho não bộ phát triển tốt hơn. Nhưng thực tế, các nhà nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho rằng hơn 8 nghìn người thường ăn cơm với rau củ sẽ có chỉ số IQ tăng lên 38% so với lúc nhỏ. Còn những người có thói quen ăn thịt thì sẽ có chỉ số IQ giảm thấp hơn 15% so với trước. 

Ngoài ra, buổi ăn sáng là cực kỳ quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng. Việc buổi ăn sáng không đảm bảo đầy đủ dưỡng chất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trí thông minh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Vì thế, ba mẹ cần phải quan tâm đến bữa sáng của con trẻ. Đảm bảo khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, nguyên tố vi lượng và các vitamin có tác dụng tốt cho bộ não để con trẻ có phản xạ trí não tốt hơn.

4. Chế độ luyện tập

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng là một cách để phát triển chỉ số IQ. Khi bạn tìm ra được phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân, không chỉ giúp cho sức khỏe dẻo dai hơn mà con trí não được thoải mái, giải tỏa được áp lực trong công việc. Từ đó, chỉ số IQ của não bộ cũng ngày càng tăng cao hơn.

5. Trọng lượng cơ thể

Theo nghiên cứu, người có cân nặng cao hơn 20% so với cân nặng thông thường thì sẽ có khả năng tiếp thu, thị giác và thính giác kém hơn cũng như chỉ số IQ thấp hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do béo phì khiến các dây thần kinh bị chèn ép và sẽ không phát triển bình thường.

Bên cạnh bệnh béo phì, thì suy dinh dưỡng cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Tóm lại, những người suy dinh dưỡng hoặc béo phì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số IQ và thường sẽ làm giảm chỉ số này xuống so với chỉ số chuẩn.

6. Tác động của môi trường xung quanh

Thực tế cho thấy, người sống trong hoàn cảnh thiếu thốn về tinh thần thường có chỉ số IQ thấp hơn so với những người có đời sống tinh thần thoải mái. Theo số liệu khảo sát, trẻ em sống trong trại trẻ mô côi hay thiếu thốn tình thương thì chỉ số IQ chỉ ở mức 60,5 điểm. Ngược lại, những trẻ em sống trong môi trường đầy đủ thì sẽ có chỉ số IQ cao hơn.

V. Kiểm tra và đo lường chỉ số IQ

Kiểm tra và đo lường chỉ số IQ

1. Cách xác định chỉ số IQ

Ngày nay, người ta thường sử dụng các bài kiểm tra chuẩn của các chuyên gia tâm lý để xác định chỉ số IQ của một con người. Cụ thể, bài test chuẩn sẽ hình thành dưới dạng một bài trắc nghiệm gồm 26 câu làm trong 24 phút nhằm đánh giá khả năng tư duy của người làm.

Bài test bao gồm các dạng câu hỏi liên quan đến hình ảnh, logic, số học, so sánh, kiến thức tổng quát, trí nhớ, tính toán,... Sau khi thực hiện xong bài test, bạn sẽ so sánh điểm số đạt được theo nhóm tuổi phù hợp để xếp loại IQ.

Hiện nay, có rất nhiều bài test IQ cho bạn lựa chọn và kiểm tra thử tư duy của chính mình. Một số bài kiểm tra được mở miễn phí, có thể làm mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác, bạn nên lựa chọn trang web hoặc địa chỉ uy tín nhé! Một số bài test phổ biến hiện nay: 

- Bài test Wechsler dành cho người lớn.

- Bài test Wechsler cho trẻ em.

- Bài test trí tuệ Stanford-Binet.

- Bài test Kaufman dành cho Trẻ em.

- Hệ thống đánh giá nhận thức.

- Bài test khả năng khác biệt.

- Bài test của Woodcock-Johnson về khả năng nhận thức.

2. Thang đo WAIS IV là gì?

Thang đo WAIS IV là một bài kiểm tra chỉ số IQ chuẩn nhất hiện nay bao gồm 10 tiểu nghiệm và 4 chỉ số chính:

- Chỉ số hiểu lời nói: Đưa ra các khái niệm ngôn ngữ, suy luận, kiến thức cá nhân về sự hiểu biết của môi trường xung quanh thông qua các tiểu test về so sánh, vốn từ và thông tin. 

- Chỉ số suy luận chi giác: Yêu cầu xử lý không gian, tích hợp vận động - thị giá với 3 bài kiểm tra nhỏ về ghép hình, tư duy ma trận, bài tập thị giác. 

- Trí nhớ hoạt động: Đòi hỏi bộ não ghi nhớ lâu dài và suy luận ngôn ngữ với 2 bài test nhỏ về nhớ dãy số, số học. 

- Chỉ số tốc độ xử lý: Yêu cầu đo tốc độ xử lý thông tin khi kết hợp giữa mắt và tay với 2 tiểu test là mã hóa và tìm ký hiệu.

3. Chỉ số IQ trung bình của người Việt Nam

Sau khi hoàn thành bài kiểm tra đo lường chỉ số IQ, bạn sẽ lấy điểm số đạt được so sánh với nhóm tuổi phù hợp. Từ đó mới đánh giá được bạn thuộc nhóm IQ cao hay thấp. Tuy nhiên nhìn ở góc độ trung bình, chúng ta có các mốc chỉ số IQ như sau:

- Từ dưới 70: chỉ số IQ rất thấp.

- Từ dưới 85: chỉ số IQ thấp.

- Từ 85-115: chỉ số IQ bình thường.

- Từ 115-130: chỉ số IQ thuộc loại thông minh.

- Từ 130-145: chỉ số IQ thuộc loại rất thông minh.

- Từ 145 trở đi: chỉ số IQ thuộc loại thiên tài hoặc cận thiên tài.

Theo các bài test IQ quốc tế thì chỉ số IQ trung bình của người Việt Nam ở mức 96, cao hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt là cao hơn chỉ số bình quân của người dân thuộc khu vực Đông Nam Á.

VI. Cách để cải thiện chỉ số IQ

Cách để cải thiện chỉ số IQ

- Ăn uống đúng giờ, đủ chất: Thói quen ăn uống đúng giờ không chỉ tốt cho bao tử, mà còn giúp chỉ số IQ của bạn tăng cao khi duy trì trong thời gian dài. Bên cạnh ăn uống đúng giờ, bạn cần phải đảm bảo bữa ăn của mình luôn đủ chất thì mới có thể tăng cường sức khỏe và thể lực.

- Bổ sung vitamin D: Ngoài ăn uống đúng giờ giấc bạn cần chú ý đến dinh dưỡng của bữa ăn. Bạn nên nạp đầy đủ các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin D. Bởi vì các nhà khoa học đã tìm thấy sự chuyển hóa vitamin D ở vùng hải mã và tiểu não, khu vực liên quan đến việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Hơn thế nữa, vitamin D không chỉ giúp tăng chỉ số IQ cho những người trẻ tuổi mà còn giúp phục hồi chức năng não cho những người lớn tuổi.

- Bổ sung dầu cá (cá hồi, cá thu, cá mòi): Ngoài bổ sung các loại vitamin cần thiết, bạn nên cung cấp cho cơ thể dầu cá từ cá hồi, cá thu,... Dầu cá sẽ giúp tăng đề kháng cho cơ thể của bạn và giúp chỉ số IQ phát triển, tăng cao hơn.

- Luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục thể thao như: yoga, gym,... không chỉ giúp cơ thể cân đối, săn chắc mà còn giúp trí nào được giải tỏa áp lực. Khi não bộ của bạn thoải mái thì chỉ số IQ từ đấy sẽ tăng lên.

- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Nếu bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ trở nên uể oải, mệt mỏi, đầu óc mơ màng và thiếu tỉnh táo. Dẫn đến bạn không đạt được chất lượng cao trong công việc. Giấc ngủ còn được biết đến như một biện pháp tăng cường trí nhớ, thế nên bạn cần tập thói quen ngủ đủ giấc để cho não bộ được khỏe hơn.

- Tập hít thở sâu: Hít thở sâu là một trong những cách tuy đơn giản nhưng lại rất tốt cho não bộ của bạn. Chúng mang lại hiệu quả bất ngờ trong việc giảm stress và làm tăng chỉ số IQ.

- Tập chơi một loại nhạc cụ: Bạn nên tập chơi một loại nhạc cụ như: piano, organ, guitar,... Điều này sẽ giúp cho não bộ của bạn hoạt động một cách nhanh nhạy hơn. Để minh chứng, một cuộc khảo sát chỉ số IQ của trẻ em từ 4-6 tuổi đã được thực hiện vào năm 2011. Kết quả của khảo sát cho thấy rằng những sẽ em nào được tiếp xúc với các loại nhạc cụ sẽ có chỉ số IQ cao hơn so với các bé còn lại. 

- Học một ngoại ngữ mới: Học thêm nhiều ngoại ngữ mới sẽ khiến thông minh hơn. Bởi khi tiếp xúc một ngoại ngữ, não bộ của bạn cần phải hoạt động để ghi nhớ ngôn ngữ đó. Vì thế, nó cũng là cách khá hay để cho não bộ được phát triển toàn diện và tăng chỉ số IQ.

- Thử thách giải ô chữ: Theo các nghiên cứu cho thấy thì giải ô chữ là một trò chơi kích thích não phát triển vượt bậc. Trò chơi này sẽ giúp não hoạt động liên tục, kích thích và vận dụng tối đa tư duy logic sẵn có để giải đáp kết quả.

VII. Các chỉ số khác liên quan đến IQ

Các chỉ số khác liên quan đến IQ

1. SI là gì?

SI là từ viết tắt của cụm Social intelligence, hay còn được gọi là trí thông minh xã hội. SI bao gồm những kiến thức mà con người có được thông qua học tập. Nếu chỉ số IQ liên quan chủ yếu đến yếu tố di truyền thì chỉ số SI lại được hình thành và phát triển từ kinh nghiệm của bản thân, được học hỏi từ sự thành công và thất bại trong các mối quan hệ xã hội

2. SQ là gì?

SQ là viết tắt của cụm từ Spiritual Quotient, hay còn được gọi là trí thông minh tâm linh. Nghe tên gọi có vẻ nghiêng về tín ngưỡng tôn giáo nhưng thực tế không phải thế. Chỉ số SQ cho phép não bộ hình dung, hy vọng, mơ ước và kết nối với mục đích của chúng ta trong cuộc sống. Chỉ số SQ kích hoạt trí óc của con người, giúp chúng ta phân biệt được thiện và ác. Từ đó mà chúng ta trở nên hoàn thiện và sống tích cực hơn.

3. PQ là gì?

PQ là viết tắt của cụm từ Passion Quotient, hay còn gọi là chỉ số say mê. Đây là một thuật ngữ mới, được tác giả Virender Kapoor sáng tạo ra nhằm đề cập đến niềm đam mê, lòng nhiệt huyết của con người với một đối tượng nào đó.

4. CQ là gì?

CQ là viết tắt của cụm từ Cultural Quotient hay còn gọi là trí tuệ văn hóa. Chỉ số này được dùng để đánh giá về khả năng liên hệ và làm việc hiệu quả giữa một người với những người đến từ nền văn hóa khác. Đây là một chỉ số được công nhận về tính hiệu quả trên toàn cầu.

Những người có chỉ số CQ cao là những người có trí thông minh văn hóa. Họ sẽ biết cách đưa ra những giải pháp sáng tạo dù khác biệt văn hóa.

5. AQ là gì?

AQ là viết tắt của cụm từ Adversity Quotient hay còn gọi là chỉ số chỉ số vượt khó. Chỉ số này biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống của con người. Ngoài ra, chỉ số AQ còn được Paul Stoltz đưa ra vào năm 1997 trong cuốn sách “Adversity Quotient” với tên gọi là khả năng phục hồi. 

6. MQ là gì?

MQ viết tắt của cụm từ Moral Quotient, hay còn gọi là chỉ số đạo. Chỉ số MQ được sử dụng để đánh giá các kỹ năng riêng tư, xã hội, tình cảm, đạo đức và những kỹ năng tạo nên tính cách, hành vi đạo đức của con người. Những kỹ năng này vô cùng cần thiết giúp bạn đối phó với các áp lực và làm việc đúng đắn, chuẩn mực.

Xem thêm:

>> Social Media là gì? Vai trò chiến lược Social Media trong Marketing

>> Kỹ năng lập kế hoạch: Vai trò, phương pháp, quy trình lập kế hoạch

>> 10 kỹ năng lãnh đạo và phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo giỏi

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về chỉ số IQ, đồng thời nhận định được chỉ số IQ hay EQ mới là quan trọng với mình. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!

Từ khóa » Chỉ Số Iq Bao Nhiêu được Gọi Là Thông Minh