IRR Là Gì? Cách Tính IRR Trong Excel Chi Tiết, Có Bài Tập Kèm Lời Giải

Trong lĩnh vực tài chính khi muốn đánh giá hiệu quả của một phương án đầu tư hoặc một dự án thì ngoài chỉ số NPV thì bạn còn cần phải xem xét đến chỉ số IRR. Đó là lí do, bài viết hôm nay mình sẽ chỉ cho các bạn về IRR là gì? Cách tính IRR trong Excel chi tiết, có bài tập kèm lời giải.

PK Back to school

Bài viết được thực hiện trên laptop hệ điều hành Windows với phiên bản Excel 2016. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện trên các phiên bản Excel 2010, 2013, 2019 và trên MacOS với thao tác tương tự.

I. IRR là gì? IRR được ứng dụng trong việc gì?

1. Định nghĩa

IRR hay còn gọi là suất sinh lời nội bộ là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá dòng tiền ròng đã xác định của dự án bằng không (NPV = 0 thì r = IRR).

IRR là gì?

IRR là gì?

Mua phần mềm Microsoft Office tại Thế Giới Di Động: Microsoft Office Home & Student 2021 chính hãng

Hết hàng tạm thời
Microsoft 365 Family chính hãng 1.490.000₫ 1.990.000₫ -25% Microsoft 365 Personal chính hãng 990.000₫ 1.490.000₫ -33% Xem thêm sản phẩm Phần mềm

2. Ý nghĩa

  • IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất tính toán.
  • Nếu xét trên phương diện sinh lời thì IRR phản ánh khả năng sinh lời tối đa của vốn đầu tư dự án.
  • IRR càng lớn thì càng tốt, khi IRR > suất chiết khấu ban đầu thì phương án đầu tư hoặc dự án có lãi.

3. Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

  • IRR dễ hấp dẫn nhà đầu tư vì cho thấy khả năng sinh lời của dự án và đây cũng là lãi suất tính toán lớn nhất có thể sử dụng. Chẳng hạn, IRR của dự án là 15%, điều này có nghĩa là vốn đầu tư vào dựa án này sẽ sinh lãi ở mức 15%.
  • Tính IRR dựa trên số liệu của dự án và không cần phải xác định chính xác lãi suất tính toán.
  • IRR khắc phục được nhược điểm của NPV ở chỗ có thể so sánh được các dự án có thời gian khác nhau hay quy mô vốn đầu tư khác nhau.

Nhược điểm:

  • Nếu ngân lưu ròng của dự án đổi dấu từ hai lần trở lên, ta sẽ tìm được nhiều IRR và không biết IRR thực của dự án là bao nhiêu.
  • Các dự án hầm mỏ, dự án bán nền nhà trước khi đền bù, giải phóng mặt bằng thường có dòng ngân lưu đổi dấu nhiều lần.

4. Các ứng dụng của IRR trong cuộc sống

  • Dùng để đo lường mức độ khả thi của dự án.
  • Giúp các nhà đầu tư dự đoán được khả năng sinh lời của dự án.
  • Từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.

II. Công thức tính IRR chính xác

Công thức tính IRR

Trong đó:

  • Co: Tổng chi phí đầu tư ban đầu (năm 0).
  • Ct: Dòng tiền thuần tại thời điểm t (thường tính theo năm).
  • IRR: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.
  • t: Thời gian thực hiện dự án.
  • NPV: Giá trị hiện tại ròng.

III. Cách tính IRR trong Excel

1. Cú pháp

Cú pháp hàm: =IRR(values, [guess])

Trong đó:

  • Values (bắt buộc): Một mảng hoặc tham chiếu tới các ô có chứa những số mà bạn muốn tính toán tỷ suất hoàn vốn nội bộ.
  • Guess (Tùy chọn): Một số mà bạn đoán là gần với kết quả của IRR.

Lưu ý:

Đối với phần tử Values

  • Các giá trị phải chứa ít nhất một giá trị dương và một giá trị âm thì mới tính toán được tỷ suất hoàn vốn nội bộ.
  • Hàm IRR sử dụng trật tự của các giá trị để diễn giải trật tự của dòng tiền. Hãy bảo đảm bạn nhập các giá trị thanh toán và thu nhập theo trình tự mong muốn.
  • Nếu một đối số mảng hoặc tham chiếu có chứa văn bản, giá trị lô-gic hoặc các ô trống, thì những giá trị này được bỏ qua.

Đối với phần tử Guess

  • Microsoft Excel sử dụng kỹ thuật lặp để tính toán IRR. Bắt đầu với số đoán, IRR quay vòng qua các tính toán cho đến khi kết quả chính xác trong phạm vi 0,00001 phần trăm. Nếu hàm IRR không tìm thấy kết quả có ý nghĩa sau 20 lần thử, nó sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!.
  • Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần phải cung cấp số đoán cho tính toán IRR. Nếu số đoán được bỏ qua, thì nó được giả định là 0,1 (10 phần trăm).
  • Nếu IRR cho giá trị lỗi #NUM!, hoặc nếu kết quả không giống như kỳ vọng của bạn, hãy thử lại với một giá trị khác cho số đoán.

2. Cách sử dụng

Ví dụ: Hãy dùng hàm IRR để tính toán tỷ suất sinh lời nội bộ của bảng sau:

Ví dụ

Ví dụ

Bước 1: Nhập hàm =IRR(C4:H4)

Giải thích hàm:

  • Valuse: Là mảng tham chiếu từ ô C4 đến ô H4.
  • Guess: Ở đây mình không nhập guess, excel sẽ tự hiểu guess là 0,1 (10%).

Nhập hàm =IRR(C4:H4)

Nhập hàm =IRR(C4:H4)

Bước 2: Nhấn Enter và kiểm tra kết quả.

Nhấn Enter và kiểm tra kết quả

Nhấn Enter và kiểm tra kết quả

IV. Mối quan hệ giữa IRR và NPV

1. NPV

  • Net present value (NPV) là thuật ngữ tiếng Anh dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Giá trị hiện tại thuần. NPV là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào (Cash inflows) và giá trị hiện tại của dòng tiền ra (Cash outflows).
  • NPV giúp nhà đầu tư đo lường giá trị hiện tại của một khoản đầu tư hay một dự án. Nói 1 cách dễ hiểu thì nó là phần “lãi” của 1 dự án.

NPV là gì?

NPV là gì?

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về NPV thì bạn có thể tham khảo trong bài viết sau Tại đây!!!

2. Mối quan hệ giữa IRR và NPV

Theo định nghĩa, IRR chính là nghiệm của phương trình NPV= 0. Có nghĩa là muốn tìm IRR chỉ cần giải phương trình NPV(IRR)= 0.

Từ phương trình này, chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa IRR và NPV như sau:

  • Phương trình vô nghiệm (Không có IRR): Phương pháp hoàn toàn không sử dụng được. Trong khi đó, NPV luôn tính ra được với dữ kiện đầy đủ.
  • Phương trình có nhiều nghiệm (Có nhiều IRR): Bạn sẽ không biết dùng nghiệm nào làm mốc chuẩn để so sánh. Trong khi đó thì NPV luôn chỉ cho ra 1 giá trị để dễ xác định.

IRR chỉ dùng để đánh giá độc lập một dự án, khả năng so sánh giữa 2 dự án không bằng NPV.

IRR giả định mọi dòng tiền đều được chiết khấu chỉ với một tỷ suất. Nó hoàn toàn bỏ qua khả năng dòng tiền được chiết khấu với các tỷ suất khác nhau qua từng thời kỳ, điều trên thực tế xảy ra với các dự án dài hạn.

Khả năng so sánh giữa 2 dự án của IRR và NPV

Khả năng so sánh giữa 2 dự án của IRR và NPV

Vì vậy tuy IRR đem lại tính đơn giản và dễ hiểu cao, nhưng với những dự án dài hạn có nhiều dòng tiền ở những mức chiết khấu khác nhau, hoặc có dòng tiền không chắc chắn thì NPV chắc chắn là sự lựa chọn tốt hơn để đưa ra quyết định đầu tư.

V. Bài tập về IRR

Đề bài: Một dự án có chi phí đầu tư ở năm 0 là 100 triệu, chi phí sản xuất năm 1 là 30 triệu, bán hàng là 5 triệu, quản lý là 8 triệu như bảng bên dưới. Hãy tính:

  1. IRR mỗi năm.
  2. IRR của cả dự án.

a) IRR mỗi năm

Bước 1: Nhập hàm =IRR($B$12:C12). Ở đây mình cố định B12 (B12 phải là địa chỉ tuyệt đối) để dễ dàng tính các năm còn lại và tiết kiệm thời gian.

Lưu ý: Nếu không cố định B12 thì qua các năm khác bạn phải nhập lại công thức.

hập hàm =IRR($B$12:C12) để tính IRR cho từng năm

hập hàm =IRR($B$12:C12) để tính IRR cho từng năm

Bước 2: Nhấn Enter và kiểm tra kết quả.

Nhấn Enter và kiểm tra kết quả

Nhấn Enter và kiểm tra kết quả

Bước 3: Để tính IRR của những năm tiếp theo, để con chuột vào ô chứa kết quả trên, kéo hình vuông nhỏ ở góc dưới ô sang các năm tiếp theo để áp dụng cho tất cả các ô còn lại.

Để con chuột vào ô chứa kết quả trên, kéo hình vuông nhỏ ở góc dưới ô sang các năm tiếp theo để áp dụng cho tất cả các ô còn lại

Để con chuột vào ô chứa kết quả trên, kéo hình vuông nhỏ ở góc dưới ô sang các năm tiếp theo để áp dụng cho tất cả các ô còn lại

b) IRR của cả dự án

Bước 1: Nhập hàm: =IRR(B12:G12).

Nhập hàm: =IRR(B12:G12) để tính IRR cho cả dự án

Nhập hàm: =IRR(B12:G12) để tính IRR cho cả dự án

Bước 2: Nhấn Enter và kiểm tra kết quả.

Nhấn Enter và kiểm tra kết quả

Nhấn Enter và kiểm tra kết quả

Và mình đã giới thiệu cho các bạn về IRR cũng như ứng dụng của IRR và công thức trong Excel. Nếu bạn có thắc mắc gì về bài viết thì hãy bình luận ở bên dưới để mình có thể hỗ trợ nhé. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!!

Từ khóa » Cách Bấm Máy Irr