JAMA: Liệu Pháp Kháng đông ở Bệnh Nhân COVID-19 Nhập Viện

Mặc dù có một số khác biệt về phương pháp nghiên cứu, dữ liệu từ các nghiên cứu được công bố gần đây giúp đưa ra ba kết luận quan trọng về hiệu quả và an toàn khi sử dụng liệu pháp kháng đông ở bệnh nhân Covid nhập viện. Đầu tiên, điều trị bằng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hoặc heparin không phân đoạn (UFH) cải thiện kết cục của bệnh nhân COVID-19 nhập viện mức độ không nặng hoặc không nhập ICU, đặc biệt ở bệnh nhân nồng độ D-dimer cao. Thứ hai, trường hợp bệnh nặng và/hoặc nhập ICU không những không được hưởng lợi khi sử dụng kháng đông ở liều điều trị mà còn làm tăng nguy cơ chảy máu so với liều dự phòng. Cuối cùng, không có nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng thuốc kháng đông với mức liều trong khoảng liều dự phòng và liều điều trị, cho dù bệnh nhân nhập ICU hay không nhập ICU.

Ngay từ những ngày đầu đại dịch COVID-19, các bác sĩ lâm sàng đã báo cáo về sự thay đổi đông máu ở bệnh nhân nhập viện với biến cố huyết khối và xuất huyết. Một số cơ chế làm tăng nguy cơ huyết khối đã được xác định, tuy nhiênnhiều bệnh nhân nhập viện vìSARS-CoV-2 có tình trạng cơn bão cytokin dẫn đến phản ứng viêm quá mức gây phá vỡ tế bào nội mô, hoạt hóa tiểu cầu và rối loạn đông máu, góp phần dẫnđến các biến chứng cầm máu và huyết khối. Dữ liệu từ một số thử nghiệm lớn được công bố gần đây đã cung cấp thêm bằng chứng chocác chiến lược điều trị bệnh nhân COVID-19 nhập viện. Nghiên cứu HEP-COVID bổ sung các bằng chứng về vai trò của liều điều trị so với liều dự phòng huyết khối của heparin ở bệnh nhân nhập viện docác bệnh lýliên quan đến COVID-19.

Nghiên cứu HEP-COVID là thử nghiệm ngẫu nhiên trên các bệnh nhân người lớn nhập viện vì COVID-19 và có rối loạn đông máu (nồng độ D-dimer cao gấp 4 lần giới hạn bình thường trênhoặc điểm rối loạn đông máu do sepsistừ 4 trở lên) sử dụng thuốc kháng đông với:

(1) Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hoặc heparin không phân đoạn (UFH) liều trung bình hoặc liều dự phòng tiêu chuẩn.

(2) Hoặc LMWH liều điều trị trong suốt thời gian nằmviện;

Kết quả cho thấy tiêu chí chính về hiệu quả như huyết khối tĩnh mạch(VTE), huyết khối động mạch (ATE) hoặc tử vong do mọi nguyên nhân đều giảm đáng kể ở bệnh nhân không nhập ICU khi sử dụng thuốc kháng đông ở liều điều trị; tuy nhiên, không ghi nhận kết quả tương tự ở bệnh nhân nhập ICU. Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể về biến cố xuất huyết nghiêm trọng giữa bệnh nhân nhập ICU hoặc không nhập ICU, mặc dù khoảng tin cậy dao động lớn.

Nghiên cứu HEP-COVID được xây dựng dựa trêncác báo cáo quan sát gần đây của các điều tra viên trong 2 thử nghiệm nghiên cứu sự khác nhau giữa liều điều trị so với liều dự phòng huyết khối của thuốc kháng đông ở bệnh nhân nhập viện vì COVID-19. Ngoài ra, JAMA cũng xem xét các báo cáo của các điều tra viên khác trước khi đưa ra kết luận mặc dù có một số khác biệt về phương pháp giữa các nghiên cứu này.

Cộng đồng nghiên cứu đã nhanh chóng xây dựng và điều chỉnh các hướng dẫn sử dụng thuốc kháng đông ở bệnh nhân COVID-19 nhập viện dựa trên các tài liệu này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã đặt ra những vấn đề cần phải nghiên cứu thêm trong tương lai.

Nguồn: https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/2785005?guestAccessKey=f49ad959-c87b-4025-a759-36d3a4180147&utm_source=silverchair&utm_medium=email&utm_campaign=article_alert-jamainternalmedicine&utm_content=olf&utm_term=100721

Điểm tin: CTV. Hồ Thị Thanh Mai, ThS.DS. Nguyễn Thị Tuyến

Từ khóa » Tác Dụng Thuốc Chống đông Máu Trong điều Trị Covid