JavaScript Là Gì? Có Vai Trò Gì? Cách Bật JavaScript Trên điện Thoại

Một số mẫu điện thoại đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động: Trả chậm 0% HONOR Magic V3 5G 12GB/512GB 39.990.000₫

Quà 4.990.000₫

Trả chậm 0% OPPO Find X8 Pro 5G 16GB/512GB 29.990.000₫ Trả chậm 0% OPPO Find X8 5G 16GB/512GB 22.990.000₫ Trả chậm 0% label templateMUA TRẢ CHẬM iPhone 13 256GB
Online giá rẻ quá
17.490.000₫ 17.990.000₫ -2% Trả chậm 0% label templateNoel Sale Đậm realme C75 8GB/256GB 6.490.000₫

Quà 200.000₫

Trả chậm 0% label templateMUA TRẢ CHẬM iPhone 16 Pro Max 1TB 46.590.000₫ 46.990.000₫

Quà 500.000₫

Trả chậm 0% label templateMUA TRẢ CHẬM iPhone 16 Pro Max 512GB
Online giá rẻ quá
39.790.000₫ 40.990.000₫ -2% Trả chậm 0% label templateMUA TRẢ CHẬM iPhone 16 Pro Max 256GB
Online giá rẻ quá
34.090.000₫ 34.990.000₫ -2% Trả chậm 0% label templateMUA TRẢ CHẬM iPhone 16 Pro 1TB
Online giá rẻ quá
42.790.000₫ 43.990.000₫ -2% Xem thêm sản phẩm Điện thoại

JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình vô cùng phổ biến, có đóng vai trò lớn trong việc “vận hành” các trang web hiện nay. Vậy JavaScript là gì, nó có vai trò gì, và làm thế nào để bật JavaScript trên điện thoại để tận hưởng ích lợi của nó? Cùng xem câu trả lời trong bài viết nhé!

1. JavaScript là gì?

JavaScript là 1 trong 3 ngôn ngữ chính của lập trình web, và nó được dùng phổ biến trong suốt 20 năm qua. Từ thuở sơ khai, nó còn có tên là Mocha (năm 1995), sau đó được đổi thành Mona, Livescript, và cuối cùng là JavaScript như hiện nay.

Tính đến năm 2016, có đến 92% trang web hiện nay đang sử dụng JavaScript, và rất có thể bạn đã dùng qua rất nhiều trang web có sử dụng ngôn ngữ lập trình này.

Ngôn ngữ JavaScript

Ngôn ngữ JavaScript

2. JavaScript có vai trò gì trong trình duyệt?

Thông thường, các trang web sẽ được nhúng trực tiếp JavaScript vào, hoặc sẽ sử dụng file .js để tham chiếu qua. Đây là ngôn ngữ phía máy khách, nghĩa là thay vì xử lý tập lệnh trên server của trang web, nó sẽ được tải về máy của khách truy cập và xử lý trên chính chiếc máy đó.

Cần chú ý, hiện nay có một số trình duyệt web phổ biến cho phép bạn bật/tắt JavaScript theo ý của bạn. Vậy nên, bạn cần biết những trang web mà bạn muốn truy cập sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu như không có JavaScript hoạt động, từ đó sẽ quyết định có bật/tắt nó hay không.

JavaScript đóng vai trò quan trọng đối với các trình duyệt web

JavaScript đóng vai trò quan trọng đối với các trình duyệt web

3. Ưu và nhược điểm của JavaScript

Khi so sánh với các đối thủ khác thì JavaScript có rất nhiều điểm mạnh có thể được kể đến dưới đây.

- Đối với lập trình viên: Đây là ngôn ngữ dễ học, dễ để phát hiện và sửa lỗi hơn. Thông qua JavaScript thì lập trình viên cũng có thể kiểm tra dữ liệu đầu vào, nhằm giảm bớt công việc kiểm tra thủ công. JavaScript cũng khá linh hoạt, và nó có thể được sử dụng ở nhiều nền tảng, trình duyệt, và không cần những công cụ quá phức tạp bởi chúng có thể được biên dịch bởi HTML từ trình duyệt web.

- Đối với khách truy cập: Ta có thể truy cập và tương tác với website hiệu quả hơn. Nhờ đặc tính gọn nhẹ mà chúng sẽ cho phép thực hiện các tác vụ trên trang web nhanh hơn.

Ưu điểm cho JavaScript

Ưu điểm cho JavaScript

Tuy nhiên, công cụ nào cũng sẽ điểm mạnh và điểm yếu. Dưới đây là một số điểm yếu mà bạn nên cân nhắc qua.

- Nó rất dễ bị khai thác, thế nên chúng thu hút rất nhiều hacker thực hiện tìm kiếm lỗi bảo mật để lợi dụng, từ đó sẽ chèn cắm các mã độc vào máy tính của người sử dụng.

- Việc linh hoạt hỗ trợ cho các thiết bị cũng có thể tạo ra trải nghiệm không đồng nhất trên các thiết bị này, và đôi khi một số trình duyệt sẽ không hỗ trợ sử dụng JavaScript.

JavaScript rất dễ bị khai thác

JavaScript rất dễ bị khai thác

4. Một số công cụ phát triển JavaScript

Hiện nay, với sự phát triển của các nền tảng đám mây thì các IDE hỗ trợ cho việc viết lệnh bằng JavaScript cũng ngày một tăng. Lợi thế của việc sử dụng các IDE đám mây khi so sánh với các trình soạn thảo văn bản khác đó là khả năng chia sẻ các đoạn code (mã hiệu) cho đồng nghiệp một cách dễ dàng. Dưới đây là một số công cụ phát triển JavaScript mà bạn nên biết.

- Google Cloud Shell

Google Cloud Shell sẽ là một nền tảng hoàn hảo dành cho người dùng cần một máy ảo mạnh mẽ, có khả năng truy cập bất kỳ địa điểm và thời gian nào. Đặc biệt, nếu bạn sở hữu một chiếc Chromebook thì nó sẽ là một sự lựa chọn vô cùng hấp dẫn. Hiện nay, Google Cloud Shell đang cung cấp 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí cho người sử dụng.

Google Cloud

Google Cloud

- Codetable

Đây là một IDE vô cùng đơn giản, và các đoạn code do bạn tạo ra trên đây sẽ được thực thi trên máy chủ của nền tảng lập trình HackerEarth. Thông thường, đây là IDE thường được sử dụng cho các cuộc thi về lập trình do các công ty thực hiện. Và mặc dù chỉ có các tính năng cơ bản, nhưng chúng sẽ là một sự lựa chọn đủ dùng dành cho những người mới bắt đầu.

- JSFiddle

Là một trong những IDE được nhiều người sử dụng bởi khả năng kiểm tra mã theo thời gian thực, và hỗ trợ đa ngôn ngữ. Ngoài những tính năng cơ bản như các IDE khác, nó còn có khả năng báo lỗi thông qua GitHub, hay là thêm mã vào StackOverflow - trang hỏi đáp dành cho những lập trình viên chuyên nghiệp.

JSFiddle

JSFiddle

5. Cách bật JavaScript trên trình duyệt Google Chrome

Lưu ý: Thiết bị được sử dụng ở đây là Samsung Galaxy S10+, chạy hệ điều hành Android 10. Trên các thiết bị khác cũng có thể được thực hiện tương tự, tuy nhiên sẽ có thể xuất hiện một số thay đổi nhỏ.

Ngoài ra, hướng dẫn cũng được thực hiện dựa trên ngôn ngữ máy là tiếng Việt. Để chuyển đổi ngôn ngữ máy trên thiết bị của bạn, hãy nhấn vào hướng dẫn dưới đây.

>>> Hướng dẫn cách thay đổi ngôn ngữ từ Anh sang Việt trên máy Android.

- Bước 1: Truy cập vào trình duyệt Google Chrome trên thiết bị > Nhấn chọn vào biểu tượng ba chấm góc trên bên phải > Chọn Cài đặt > Cài đặt trang web.

Truy cập mục Cài đặt trang web

Truy cập mục Cài đặt trang web

- Bước 2: Tìm chọn mục JavaScript > Chọn Bật JavaScript bằng cách bật thanh trượt.

Bật JavaScript

Bật JavaScript

Trên đây là tất cả những gì về JavaScript, và cách để bật chúng trên điện thoại. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết khác!

3.152 lượt xem

Bạn có làm được hướng dẫn này không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Đang làm gặp lỗi, không có trong hướng dẫn Đã làm nhưng không thành công Bài viết không đúng nhu cầu Bài viết đã cũ, thiếu thông tin GỬI

Từ khóa » Trình Duyệt Javascript