K'lông Pút – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
K'lông pút là nhạc cụ của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Người Gia Rai gọi nó là Đinh pút, còn người Ba Na ở vùng An Khê gọi nhạc cụ này là Đinh pơl. Tuy nhiên cái tên K'lông pút đã trở nên quen thuộc với mọi người, dù ở trong hay ngoài nước.
Cách sử dụng K'lông pút khá lạ so với những nhạc cụ khác. Người ta để hai bàn tay gần đầu ống nứa rồi vỗ tay vào nhau khiến hơi tác động vào cột không khí của ống phát ra âm thanh, nghĩa là người sử dụng không cần chạm tay vào nhạc cụ.
K'lông pút là nhạc cụ do nữ giới sử dụng, thường được chơi trên nương rẫy vào mùa lúa. Người ta tin rằng những ống nứa, tre của k'lông pút có "họ hàng" với những ống tre, nứa đựng hạt giống, mà trong các ống đựng hạt thì có hồn của "Mẹ lúa" trú ngụ, do đó đánh k'lông pút trên nương rẫy hay trong những việc có liên quan đến lúa thóc "mẹ lúa" sẽ giúp cho công việc tốt đẹp. K'lông pút dân gian có từ 2 đến 5 ống nứa rỗng loại lớn, dài ngắn khác nhau. Ống ngắn nhất từ 60 đến 70 cm, ống dài nhất từ 110 đến 120 cm. Đường kính ống từ 5 đến 8 cm. Những ống này xếp thanh một hàng trên giá, các đầu ống xếp bằng nhau ở một bên, còn bên kia có đường xéo vì xếp theo thứ tự từ ống ngắn nhất đến ống dài nhất.
K’lông pút có âm sắc độc đáo, vừa có tính chất âm hơi lẫn âm vỗ. Nó diễn đạt tình cảm mênh mông khoáng đạt hay xa xăm, huyền bí.
K’lông pút dân gian có âm vực từ nốt đô của khóa fa đến nốt sol của khóa sol. Về sau để diễn tốt hơn một số nghệ nhân cải tiến K’lông pút bằng cách thêm một số ống bổ sung, sắp xếp thành hàng trên những ống của loại K’lông pút bình thường, hoặc xen kẽ mới những ống cũ. Do đó loại cải tiến có âm vực từ 2 quãng tám trở lên, tính từ nốt sol của khóa fa đến nốt sol của khóa sol. Loại này có đủ các âm và nửa âm trong 2 quãng tám.
Có hai cách chính để chơi K’lông pút:
- Các ống nằm ngang trên một tản đán hoặc gác lên hai thân cây, làm sao để vừa tầm cúi của người sử dụng. Cô gái khum 2 bàn tay trước miệng ống cách khoảng 10 cm rồi vỗ hơi bàn tay vào nhau để luồng hơi phát ra lùa vào miệng ống, làm chuyển động cột không khí bên trong phát ra âm thanh.
- Có hai cô gái cùng sử dụng nhạc cụ này. Một cô giá có nhiệm vụ chơi một số ống. Họ chơi những bài nhạc hai bè hoặc một bè nền kéo dài trong lúc bè kia chạy giai điệu.
| |
---|---|
Dây (Đàn bầu • Đàn đáy • Đàn nhị/Đàn hồ • Đàn tam • Đàn tranh • Đàn tứ • Đàn tỳ bà • Đàn nguyệt • Đàn sến • Guitar phím lõm • Tam thập lục • Trống quân) Màng rung (Trống bản • Trống bộc • Trống cái • Trống cơm • Trống chầu • Trống chiến • Trống đế • Trống mảnh • Trống khẩu • Bồng) Hơi (Kèn bầu • Tù và • Sáo trúc • Tiêu) Tự thân vang (Biên chung • Chiêng • Chũm chọe • Chuông • Khánh/Biên khánh • Mõ • Phách • Sênh sứa • Sênh tiền • Song lang • Thanh la • Tiu/Cảnh • Trống đồng) | |
Miền núi phía Bắc | Bẳng bu • Cò ke • Đao đao • Đàn môi • Đuống/Luống • Kèn lá • Khèn H'Mông • Linh • Pi cổng • Pí đôi/Pí pặp • Pí lè • Pí một lao • Pí phướng • Púa • Sáo H'Mông • Ta in • Tính tẩu • Trống nêm • Trống tang sành |
Bắc Trung Bộ | Abel • Khèn bè • Cr'tót • Ta lư |
Tây Nguyên | Cồng chiêng (Aráp • Knăh ring • M’nhum • T’rum • Vang) Trống cái (H'gơr • Pơ nưng yun) Alal • Bro • Chênh kial • Chiêng tre • Chapi • Đàn đá • Đing năm • Đinh đuk • Đing ktút • Đuk đik • Goong • Goong đe • K'lông pút • K’ny • Khinh khung • Pơ nưng yun • Rang leh • Rang rai • T'rưng • Ta pòl • Tol alao • Tông đing • Tơ đjếp • Tơ nốt |
Duyên hải Nam Trung Bộ | Trống Paranưng • Trống Ghinăng |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Từ khóa » đàn Krong Put
-
Độc Tấu Đàn K'Long Put Mùa Xuân Đến - Bích Đào [Official]
-
Nhạc Cụ Cổ Truyền VN – Đàn K'lông Pút | Đọt Chuối Non
-
Đàn Klông Pút Và Thơ
-
Đàn K'lông Pút Của Người Tây Nguyên - Ủy Ban Dân Tộc
-
Nhạc Cụ Cổ Truyền Dân Tộc Việt Nam - Đàn Klông Pút - Du Lịch Việt
-
Đàn K'lông Pút Nhạc Cụ độc đáo ở Tây Nguyên - Bazan Travel
-
Đàn Klông-pút Và Thơ - Báo Biên Phòng
-
Rộn Ràng Tiếng đàn Tơrưng Và Klông Put | VOV.VN
-
Tiếng Đàn K'lông Pút Đón Mùa Xuân - Y Jang Tuyn
-
Tiếng Đàn Klongput Đón Mùa Xuân - Y Jang Tuyn - Zing MP3
-
BÁN ĐÀN K'LÔNG PÚT TÂY NGUYÊN GIÁ RẺ
-
Put, đàn Này Do Một Nghệ Sĩ Chơi Bằng Cách Vỗ Hai Bàn Tay để Tạo Ra M
-
Nghệ Sỹ ưu Tú Y Sinh : Người Tâm Huyết Với Tiếng đàn Klông Pút