K9 - Căn Cứ địa Của Hồ Chủ Tịch - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Thời sự
Chủ nhật, 31/8/2014, 08:47 (GMT+7) K9 - căn cứ địa của Hồ Chủ Tịch

K9 nằm ẩn mình trong rừng cây rậm rạp, từng là căn cứ địa của Trung ương và Hồ Chủ Tịch thuộc địa phận Đá Chông (Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội) cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 70km.

Tháng 5/1957, trong một lần đi kiểm tra Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 diễn tập bên sông Đà, buổi trưa, Hồ chủ tịch nghỉ ăn cơm tại một khu đồi ở Đá Chông. Thấy nơi đây phong cảnh khí hậu mát mẻ, thuận lợi về nhiều mặt, Người trao đổi với các đồng chí trong đoàn muốn chọn nơi này làm khu căn cứ của Trung ương, đề phòng đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc.

Khi khu căn cứ Đá Chông bắt đầu hình thành, Cục Doanh trại (Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng) xây dựng ngôi nhà này cùng hệ thống hầm hào, công sự xung quanh từ những năm 1960 và gọi tên là công trường K9. Ngôi nhà 2 tầng được thiết kế theo kiểu nhà sàn, ngôi nhà quen thuộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Vì vậy ngôi nhà còn được gọi với cái tên thân mật là "Nhà sàn". Nhà được gắn biển "Nhà làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1960 đến 1969".

Tháng 5/1957, trong một lần đi kiểm tra Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 diễn tập bên sông Đà, buổi trưa, Hồ chủ tịch nghỉ ăn cơm tại một khu đồi ở Đá Chông. Thấy nơi đây phong cảnh khí hậu mát mẻ, thuận lợi về nhiều mặt, Người trao đổi với các đồng chí trong đoàn muốn chọn nơi này làm khu căn cứ của Trung ương, đề phòng đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc.

Khi khu căn cứ Đá Chông bắt đầu hình thành, Cục Doanh trại (Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng) xây dựng ngôi nhà này cùng hệ thống hầm hào, công sự xung quanh từ những năm 1960 và gọi tên là công trường K9. Ngôi nhà 2 tầng được thiết kế theo kiểu nhà sàn, ngôi nhà quen thuộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Vì vậy ngôi nhà còn được gọi với cái tên thân mật là "Nhà sàn". Nhà được gắn biển "Nhà làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1960 đến 1969".

Trong những năm Mỹ đánh phá Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Hồ chủ tịch và trung ương đã nhiều lần lên K9 làm việc và nghỉ ngơi. Khu căn cứ có 3 khu vực: Khu A dành cho Bộ Chính trị họp và tiếp khách; khu B dành cho các đồng chí lãnh đạo nghỉ; khu C dành cho các đồng chí bảo vệ và phục vụ. Căn phòng ăn rộng 17m2, có bố trí một bộ bàn ăn cho 6 người và 1 chiếc giá để chậu nước, khăn lau, phục vụ khách rửa tay trước và sau khi ăn. Chiến sĩ Nguyễn Văn Hùng nhân viên tổ bảo tàng lau chùi những vật trưng bày trong phòng ăn.

Trong những năm Mỹ đánh phá Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Hồ chủ tịch và trung ương đã nhiều lần lên K9 làm việc và nghỉ ngơi. Khu căn cứ có 3 khu vực: Khu A dành cho Bộ Chính trị họp và tiếp khách; khu B dành cho các đồng chí lãnh đạo nghỉ; khu C dành cho các đồng chí bảo vệ và phục vụ. Căn phòng ăn rộng 17m2, có bố trí một bộ bàn ăn cho 6 người và 1 chiếc giá để chậu nước, khăn lau, phục vụ khách rửa tay trước và sau khi ăn. Chiến sĩ Nguyễn Văn Hùng nhân viên tổ bảo tàng lau chùi những vật trưng bày trong phòng ăn.

Những kỷ vật trong phòng bếp từ chiếc phin pha caphê tới khay đựng đồ ăn, dao ăn, bát đũa....được gìn giữ cẩn thận hầu như không có sự thay đổi gì nhiều so với trước đây. Căn bếp liền với phòng ăn rộng 25m2 gồm có bếp gang, phía đối diện khu nấu bàn chế biến thức ăn có vòi nước, chậu rửa. Tất cả các bức tường trong khu bếp đều được ốp gach men trắng.

Những kỷ vật trong phòng bếp từ chiếc phin pha caphê tới khay đựng đồ ăn, dao ăn, bát đũa....được gìn giữ cẩn thận hầu như không có sự thay đổi gì nhiều so với trước đây. Căn bếp liền với phòng ăn rộng 25m2 gồm có bếp gang, phía đối diện khu nấu bàn chế biến thức ăn có vòi nước, chậu rửa. Tất cả các bức tường trong khu bếp đều được ốp gach men trắng.

Phía ngoài có chiếc bàn hình chữ L ốp gạch men và chiếc lồng bàn to để bảo quản thức ăn.

Phía ngoài có chiếc bàn hình chữ L ốp gạch men và chiếc lồng bàn to để bảo quản thức ăn.

Phòng của Hồ chủ tịch được bố trí những đồ dùng giản dị quen thuộc và có chiếc đệm cỏ của đồng bào Thái (Sơn La). Khi đến làm việc và nghỉ ngơi tại đây, người đứng đầu đất nước vẫn thường căn dặn anh em phục vụ: Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu khách, tôn trọng bạn bè nên những thứ tốt, đồ dùng khá hơn nên dành cho khách.

Phòng của Hồ chủ tịch được bố trí những đồ dùng giản dị quen thuộc và có chiếc đệm cỏ của đồng bào Thái (Sơn La). Khi đến làm việc và nghỉ ngơi tại đây, người đứng đầu đất nước vẫn thường căn dặn anh em phục vụ: Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu khách, tôn trọng bạn bè nên những thứ tốt, đồ dùng khá hơn nên dành cho khách.

Trong khuôn viên nhà sàn có 2 phòng khách được bố trí sắp đặt giống nhau. Tại căn phòng này, năm 1961, Hồ chủ tịch đã tiếp bà Đặng Dĩnh Siêu (Phu nhân Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai) và năm 1962 đón tiếp Anh hùng vũ trụ Liên Xô G.Titop.

Trong khuôn viên nhà sàn có 2 phòng khách được bố trí sắp đặt giống nhau. Tại căn phòng này, năm 1961, Hồ chủ tịch đã tiếp bà Đặng Dĩnh Siêu (Phu nhân Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai) và năm 1962 đón tiếp Anh hùng vũ trụ Liên Xô G.Titop.

Chiếc đèn được đặt ngay cạnh giường ngủ của Hồ chủ tịch là quà tặng khi Người sang thăm Trung Quốc. Mỗi khi lên làm việc và nghỉ ngơi tại K9, trên bàn làm việc của Người thường có một lọ hoa huệ.

Chiếc đèn được đặt ngay cạnh giường ngủ của Hồ chủ tịch là quà tặng khi Người sang thăm Trung Quốc. Mỗi khi lên làm việc và nghỉ ngơi tại K9, trên bàn làm việc của Người thường có một lọ hoa huệ.

Trong khuôn viên K9, xuôi về sườn đồi phía sông Đà, được có ba mỏm đá được sắp xếp tựa như núi Ba Vì thu nhỏ. Theo truyền thuyết cả khu Đá Chông như một con rồng uốn khúc. Đỉnh núi cao nhất phía Đông Bắc được người dân gọi là đỉnh U Rồng. 

K9, hay còn được gọi là Khu di tích Đá Chông cách thị xã Sơn Tây về phía Tây khoảng 25 km. Diện tích rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng, có 2 hồ rộng. Nơi đây có nhiều tảng đá thon nhọn tựa mũi chông, ngọn mác như mọc ở dưới đất lên, có thể vì thế mà nhân dân địa phương gọi địa danh này là Đá Chông.

Trong khuôn viên K9, xuôi về sườn đồi phía sông Đà, được có ba mỏm đá được sắp xếp tựa như núi Ba Vì thu nhỏ. Theo truyền thuyết cả khu Đá Chông như một con rồng uốn khúc. Đỉnh núi cao nhất phía Đông Bắc được người dân gọi là đỉnh U Rồng. 

K9, hay còn được gọi là Khu di tích Đá Chông cách thị xã Sơn Tây về phía Tây khoảng 25 km. Diện tích rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng, có 2 hồ rộng. Nơi đây có nhiều tảng đá thon nhọn tựa mũi chông, ngọn mác như mọc ở dưới đất lên, có thể vì thế mà nhân dân địa phương gọi địa danh này là Đá Chông.

Từ "nhà sàn" xuống đồi,  từng bậc và chiếu nghỉ được trải bằng sỏi cuội (có 81 bậc). Con đường được làm cùng thời điểm với ngôi nhà 2 tầng, Hồ chủ tịch yêu cầu đổ sỏi cho mát khi anh em định lát gạch. Nhìn Người mỗi lần leo dốc rèn luyện thân thể anh em tự đặt tên cho đường là "Đường rèn luyện sức khoẻ". Cách con đường này không xa còn có cả bãi đỗ cho máy bay trực thăng.

Từ "nhà sàn" xuống đồi,  từng bậc và chiếu nghỉ được trải bằng sỏi cuội (có 81 bậc). Con đường được làm cùng thời điểm với ngôi nhà 2 tầng, Hồ chủ tịch yêu cầu đổ sỏi cho mát khi anh em định lát gạch. Nhìn Người mỗi lần leo dốc rèn luyện thân thể anh em tự đặt tên cho đường là "Đường rèn luyện sức khoẻ". Cách con đường này không xa còn có cả bãi đỗ cho máy bay trực thăng.

Khi Hồ chủ tịch qua đời (2/9/1969), Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn Khu căn cứ Đá Chông (K9) để xây dựng thêm công trình "Ngôi nhà kính", "Hầm ngầm" phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác do nơi đây bảo đảm được các yếu tố: yên tĩnh, bí mật, thuận tiện giao thông.  Nhà kính được các chuyên gia y tế Liên Xô sử dụng trong 6 năm chiến tranh (1969 - 1975) để thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ Việt Nam giữ gìn lâu dài thi thể Hồ chủ tịch.

Từ ngày 24/12/1969, thi hài Hồ chủ tịch được chuyển từ Hà Nội lên K 9. Khu căn cứ Đá Chông bước vào giai đoạn thực hiện nhiệm vụ đặc biệt "Giữ yên giấc ngủ của Người". Trong thời gian giữ gìn thi hài Bác ở đây, nhiều lần các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam ra công tác đều lên thăm viếng Người.

Ngày 18/7/1975, thi hài Hồ chủ tịch được di chuyển về công trình Lăng của Người tại Ba Đình lịch sử. 

Khi Hồ chủ tịch qua đời (2/9/1969), Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn Khu căn cứ Đá Chông (K9) để xây dựng thêm công trình "Ngôi nhà kính", "Hầm ngầm" phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác do nơi đây bảo đảm được các yếu tố: yên tĩnh, bí mật, thuận tiện giao thông.  Nhà kính được các chuyên gia y tế Liên Xô sử dụng trong 6 năm chiến tranh (1969 - 1975) để thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ Việt Nam giữ gìn lâu dài thi thể Hồ chủ tịch.

Từ ngày 24/12/1969, thi hài Hồ chủ tịch được chuyển từ Hà Nội lên K 9. Khu căn cứ Đá Chông bước vào giai đoạn thực hiện nhiệm vụ đặc biệt "Giữ yên giấc ngủ của Người". Trong thời gian giữ gìn thi hài Bác ở đây, nhiều lần các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam ra công tác đều lên thăm viếng Người.

Ngày 18/7/1975, thi hài Hồ chủ tịch được di chuyển về công trình Lăng của Người tại Ba Đình lịch sử. 

Trong khu di tích có 3 chiếc xe: xe UAZ cứu thương biển số FH-1468, xe Zin 157 biển số 470-189 cùng chiếc xe Páp biển số 31-162 là những "người bạn chiến đấu" thân thuộc đã cùng cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 (đơn vị tiền thân của Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) di chuyển thi hài Hồ chủ tịch 6 lần vượt qua mọi địa hình thời tiết, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

"Chúng tôi cảm thấy vô cùng vinh dự và tự hào khi Đoàn 285 được giao trọng trách giữ gìn, bảo vệ và bảo quản nguyên vẹn khu di tích lịch sử K9. Thời gian tới tại K9 cũng sẽ đươc đầu tư hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật để phục vụ công tác và như cầu tham quan di lịch của nhân dân", Đại tá Nguyễn Bá Trí Đoàn, lãnh đạo Đoàn 285 nói.

Trong khu di tích có 3 chiếc xe: xe UAZ cứu thương biển số FH-1468, xe Zin 157 biển số 470-189 cùng chiếc xe Páp biển số 31-162 là những "người bạn chiến đấu" thân thuộc đã cùng cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 (đơn vị tiền thân của Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) di chuyển thi hài Hồ chủ tịch 6 lần vượt qua mọi địa hình thời tiết, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

"Chúng tôi cảm thấy vô cùng vinh dự và tự hào khi Đoàn 285 được giao trọng trách giữ gìn, bảo vệ và bảo quản nguyên vẹn khu di tích lịch sử K9. Thời gian tới tại K9 cũng sẽ đươc đầu tư hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật để phục vụ công tác và như cầu tham quan di lịch của nhân dân", Đại tá Nguyễn Bá Trí Đoàn, lãnh đạo Đoàn 285 nói.

Giang Huy

  • Vì sao 20 năm mới công bố ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×

Từ khóa » K9 Hàm