Kahoot Là Gì? Cách Sử Dụng Kahoot Trong Dạy Học - DIỄN ĐÀN
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình dạy học chắc chắn nhiều thầy cô đã nghe nói đến ứng dụng Kahoot. Vậy Kahoot là gì? Cách sử dụng Kahoot trong dạy học như thế nào? Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ hướng dẫn đến quý thầy cô cách sử dụng phần mềm ứng dụng này trong các hoạt động dạy học.
Mục lục bài viết
- 1. Kahoot là gì?
- 2. Ứng dụng Kahoot! vào dạy học như thế nào?
- 3. Cách Sử dụng Kahoot trong dạy học
- 3.1. Đăng ký tài khoản trên Kahoot.
- 3.2. Sử dụng Kahoot
1. Kahoot là gì?
Kahoot! là một công cụ hỗ trợ dạy học miễn phí dựa trên nền tảng trò chơi (a free game-based learning plattform) và được nhiều trường trên thế giới sử dụng như một Hệ thống Lớp học Tương tác (Classroom Response System).
Kahoot! được phát triển bởi ba nhà sáng lập, Johan Brand, Jamie Brooker và Morten Versvik, như là một dự án chung giữa Mobitroll và Đại học Công nghệ Na Uy & Science. Được ra mắt vào tháng 8 năm 2013 tại Na Uy, và cho đến nay, Kahoot! đã được sử dụng bởi hơn 50 triệu người ở 180 quốc gia trên thế giới.
Về bản chất Kahoot! là một website, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị: laptop, tablet, smartphone, máy tính; trên mọi nền tảng: Windows, Android, iOs…miễn là thiết bị đó kết nối mạng được, hỗ trợ cho việc học “mọi lúc, mọi nơi”.
Kahoot! miễn phí, dễ sử dụng, một bài trắc nghiệm Kahoot! (a Kahoot!) có thể được tạo bởi bất cứ ai, cho bất cứ chủ đề gì, và cho mọi đối tượng người học.
Nhờ vào những tiện ích trên, Kahoot! đã được xếp đứng thứ 17 trong 100 công cụ hỗ trợ dạy học tốt nhất thế giới năm 2015 ( tức tăng 64 bậc so với năm 2014, đứng thứ 81) và là một trong những công nghệ giáo dục phát triển nhanh nhất thế giới.
2. Ứng dụng Kahoot! vào dạy học như thế nào?
Kahoot! hỗ trợ người dùng tạo một trò chơi (một bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn) đầy màu sắc với tính năng có thể tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Giáo viên sẽ tạo một trò chơi Kahoot! sau đó kết nối với thiết bị trình chiếu để chiếu cho học sinh xem, học sinh sẽ dựa trên câu hỏi trên màn hình chiếu và lựa chọn đáp án trên thiết bị đã được kết nối Kahoot! của mình. Hệ thống Kahoot! sẽ dựa trên độ chính xác của câu trả lời và tốc độ trả lời để tiến hành cho điểm và thông báo đáp án. Sau khi kết thúc trò chơi hệ thống sẽ thống kê 5 học sinh có điểm cao nhất trên màn hình chiếu, đồng thời thông báo thứ hạng trên mỗi thiết bị của học sinh. Hệ thống còn hỗ trợ tải báo cáo chi tiết về điểm và câu trả lời của học sinh dưới dạng tập tin Excel.
Kahoot! thường được sử dụng cho việc đánh giá thường xuyên ( Formative assessment), theo dõi tiến độ học tập của từng học sinh, xác định kiến thức đã biết, tạo động cơ học tập, ôn lại kiến thức cũ cho học sinh, lấy ý kiến khảo sát hay thảo luận.
Điểm nổi bật của Kahoot! so với các công cụ tạo và tương tác câu hỏi trắc nghiệm khác là Kahoot! dựa trên nền tảng trò chơi, tạo ra nhiều sự hấp dẫn, hứng thú và tính cạnh tranh cho học sinh khi tham gia. Kahoot! được mô tả như một “PlayStation dành cho giáo dục”.
3. Cách Sử dụng Kahoot trong dạy học
3.1. Đăng ký tài khoản trên Kahoot.
Giáo viên cần đăng ký tài khoản tại địa chỉ: https://create.kahoot.it/register?
chọn vai trò người đăng ký là giáo viên
3.2. Sử dụng Kahoot
2.1. Xây dựng bộ câu hỏi trên Kahoot
Trước hết GV cần đăng nhập. Màn hình giao diện khi đăng nhập:
Chọn Tab New K → Nhấn Create new Kahoot! → Tùy theo thể loại câu hỏi định soạn mà chọn Quiz (Câu đố), Jumble (Sắp xếp ô chữ), Discussion (Thảo luận), hay Survey (Khảo sát)
Các bạn phải chọn mình muốn tạo gì. Có 3 lựa chọn:
Quiz (Câu đố): Tạo một bài quiz với các câu hỏi để cả lớp cùng làm. Cách này phù hợp để giúp cả lớp ôn lại những gì mình vừa thuyết trình xong, và để mọi người hào hứng vào bài thuyết trình hơn (vì được chơi game và thi đua với nhau xem ai trả lời đúng nhiều hơn).E Ứng dụng vào luyện tập các câu hỏi trắc nghiệm
Jumble (Sắp xếp ô chữ): là một câu đố chữ được chơi bằng cách xáo trộn các chữ cái để tạo ra một đảo chữ cái, dựa trên một số đầu mối. Jumble Solver là một giải pháp đơn giản, nhanh chóng và dễ sử dụng. Bạn nhập các từ bị xáo trộn / tranh giành và nó sẽ cho bạn biết các từ hoặc câu trả lời có thể, có thể được làm từ những chữ cái đó (loại từ đảo chữ cái duy nhất)E Ứng dụng vào xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm như: sắp xếp các đối tượng địa lí tự nhien và kinh tế – xã hội theo phương hướng trên bản đồ (Atlat ĐL Việt Nam), theo thứ từ quy mô, hỏi một câu hỏi yêu cầu sắp xếp ô chữ theo thành một đáp án hoàn chỉnh…
Discussion (Thảo luận): Đặt ra một câu hỏi để cả lớp cùng thảo luận. Cách này hợp để mở đầu bài thuyết trình. Các bạn có thể đưa ra một câu hỏi nhỏ cho cả lớp, để mọi người suy nghĩ, tranh luận, xong rồi mình bắt đầu bài thuyết trình nhằm đưa ra kết luận cho câu hỏi đó.
Survey (Khảo sát): Tạo một bảng khảo sát để xem ý kiến số đông là gì. Cách này phù hợp trong lúc thuyết trình để cả lớp không bị nhàm chán vì bạn nói huyên thuyên mà không cho người ta đóng góp ý kiến. Bạn tạo một bảng khảo sát liên quan tới chủ đề bạn đang đề cập tới, sau đó bảo cả lớp vote rồi cho mọi người cùng xem kết quả khảo sát.
Ví dụ: GV soạn bộ câu hỏi thể loại Quiz, chủ đề về Các thành phố nước ta
Sau đó màn hình giao diên sẽ hiện ra như sau:
Màn hình bao gồm:
Title (required): để bạn đặt chủ đề cho bộ câu hỏi trắc nghiệm của bạn bắt buộc phải có giới hạn chữ là 95
Cover image”: hình chủ đề bao gồm: hình theo chủ đề của Photo: © 2017 Getty Imageshttp://www.gettyimages.com và hình ảnh bạn đưa từ máy tính của bạn hoặc có thể tìm hình ảnh thích hợp với nội dung câu hỏi từ mạng Internet.
Description (required): mô tả về bộ câu hỏi bắt buộc phải có, giới hạn chữ là 280
Visible: bộ câu hỏi này ai có thể thấy mọi người (everyone) hay chỉ bạn (only me)E chọn Everyone
“Language”: lựa chọn ngôn ngữE chọn ngôn ngữ Tiếng Việt
Audience (required): Phạm vi thực hiện: trường các cấp, trường đại họcE chọn School.
Ngoài ra, còn có credit resources: điền nguồn gốc của câu hỏi, của hình ảnh, … mà bạn đã sử dụng (nếu hình ảnh đó tải trên internet)
Intro video: video giới thiệu, bạn sẽ nhúng link vào
Sau khi điền hoàn chỉnh sao cho phù hợp, bạn tiếp tục nhấn vào nút Ok, Go để bắt đầu tạo.
Màn hình sẽ chuyển sang một giao diện mới như sau:
Các bạn bấm nút Add question: tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm
Màn hình tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm như sau:
Question (required): nội dung câu hỏi trắc nghiệm, giới hạn 95 chữ (Nếu câu hỏi và đáp án quá dài thì giải pháp thay thế là giáo viên chụp hình ảnh lại và tải lên)
Media: bao gồm lấy hình từ bộ thư viện có sẵn, upload hình từ máy tính lên hoặc là add video vào.
Time limit: bao gồm khoảng thời gian cần thiết cho một câu hỏi nếu có (khi bạn chỉnh Award points sang YES, ngược lại là NO)
Các ô trả lời: điền các câu trả lời cho câu hỏi, giới hạn là 95 chữ
Bốn khung trả lời bên dưới là nơi bạn sẽ điền 4 câu trả lời cho câu hỏi của mình và tại câu trả lời đúng bạn stick vào khung tròn bên cạnh.
Bạn cũng sẽ điền nguồn trích dẫn bên dưới
Bạn bấm next để bắt đầu ở câu hỏi tiếp theo cứ tiếp tục như vậy là bạn đã hoàn thành được bộ câu hỏi trắc nghiệm của mình.
Bạn bấm nút Save để lưu lại bộ câu hỏi.
Sau khi Save, màn hình sẽ xuất hiện giao diện mới như sau:
Edit it: là sữa lại bộ câu hỏi
Preview it: là xem lại bộ câu hỏi bạn mới vừa tạo
Play it: bắt đầu thực hiện câu hỏi trắc nghiệm
Share it: chia sẻ cho bạn của bạn
Khi bạn bấm vào nút share, màn hình sẽ xuất hiện thêm phía bên dưới như sau:
Bạn có thể copy đường link trên để chia sẻ cho mọi người.
Sau đó, bạn bấm vào nút I’m done để bắt đầu cho người chơi tham gia vào Kahoot!.
Leen Tổ chức giảng dạy (cách thức tiến hành trò chơi)
Lớp học sôi nổi với Khoot
a. GV chuẩn bị:
GV có thể chọn bộ câu hỏi do mình biên soạn (Tab My Kahoots) hoặc bộ câu hỏi được chia sẻ từ cộng đồng (Tab Public Kahoots). Chuẩn bị các câu hỏi phụ kết hợp với phương pháp phát vấn, giảng giải để hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Chọn My Kahoots → Chọn bộ câu hỏi Trắc nghiệm Ôn tập ở học kỳ II→ Nhấn nút Play
Thiết lập Cài đặt & Tùy chọn
GV nhấn nút Classic hoặc Team mode. Chọn tham số của bộ câu hỏi như có hiện số hiệu game-pin không, có hiện ngẫu nhiên câu hỏi không, hiện ngẫu nhiên câu trả lời không …Khi sử dụng thì Classic hoặc Team mode có giá trị tương đương nhau.
Kahoot sẽ cho biết số hiệu game-pin để GV thông báo cho người học.
b/ Học sinh đăng nhập: Học sinh truy cập trang https://kahoot.it/ lần lượt nhập mã game-pin → nickname
→ Màn hình giao diện của GV sẽ hiện đầy đủ tên các học sinh.
GV có thể loại những người chơi có những tên đăng nhập không hợp lệ ra khỏi trò chơi, điều này buộc người học phải tạo lại một tên đăng nhập phù hợp thì mới được tham gia trò chơi.
Sau đó, GV sẽ nhất nút START để kích hoạt các câu hỏi và người học sẽ sử dụng thiết bị của họ để trả lời. Kết thức khoảng 5, 10,15…giáo viên có thể dùng lại tổng kết vị thứ, khen thưởng tặng quà cho các học sinh xuất sắc.
Sau mỗi câu hỏi, GV sẽ xem ngay được kết quả. GV cũng có thể lưu các kết quả này để sử dụng đánh giá sau này.
CÁC BÀI LIÊN QUAN
Từ khóa » Cách Sử Dụng Kahoot Trong Dạy Học
-
Phần Mềm Kahoot Và Hướng ứng Dụng Trong Dạy Học
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Kahoot Trong Dạy Học Từ A đến Z - YouTube
-
Hướng Dẫn đầy đủ Về Kahoot - Ứng Dụng Tạo Trò Chơi Học Tập
-
11 Cách Sử Dụng Kahoot Trong Lớp Học! - Táo Giáo Dục
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Kahoot Dành Cho Giáo Viên
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Kahoot! Trong đổi Mới Phương ...
-
[PDF] SỬ DỤNG KAHOOT TRONG DẠY TIẾT ÔN TẬP TỪ VựNG VÀ NGỮ ...
-
Hướng đẫn Sử Dụng Kahoot! Cho Người Mới Bắt đầu
-
Phần Mềm Kahoot Trong Giảng Dạy
-
Kahoot - Một Phần Mềm Hữu ích Cho Dạy Và Học Trực Tuyến
-
Hướng Dẫn Sử Dụng, Cách Tạo Game Trên Kahoot đơn Giản Dễ Dàng
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Kahoot Từ A đến Z - Văn Digital
-
Phần Mềm Kahoot! Là Gì? Hướng Dẫn Dạy Và Học Trực Tuyến Với ...