Kaká – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này viết về cầu thủ bóng đá người Brasil sinh năm 1982. Đối với hậu vệ bóng đá người Brasil sinh năm 1981, xem Kaká (cầu thủ bóng đá, sinh 1982). Đối với cách dùng khác, xem Kaka. Cầu thủ bóng đá người Brasil (năm 1982)Bản mẫu:SHORTDESC:Cầu thủ bóng đá người Brasil (năm 1982) Đây là một tên người Bồ Đào Nha. Họ đầu tiên hay họ ngoại là dos Santos và họ thứ hai hay họ nội là Leite. Kaká
Kaká năm 2018
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Ricardo Izecson dos Santos Leite
Ngày sinh 22 tháng 4, 1982 (42 tuổi)
Nơi sinh Brasília, Brasil
Chiều cao 1,86 m[1]
Vị trí Tiền vệ tấn công
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1994–2000 São Paulo
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2001–2003 São Paulo 59 (23)
2003–2009 Milan 193 (70)
2009–2013 Real Madrid 85 (23)
2013–2014 Milan 30 (7)
2014–2017 Orlando City 73 (24)
2014 → São Paulo (mượn) 19 (2)
Tổng cộng 459 (149)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2002–2016 Brasil 92 (29)
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Brasil
Bóng đá nam
Giải vô địch bóng đá thế giới
Vô địch Nhật Bản & Hàn Quốc 2002 Đội bóng
Cúp Liên đoàn các châu lục
Vô địch Đức 2005 Đội bóng
Vô địch Nam Phi 2009 Đội bóng
Cúp Vàng CONCACAF
Á quân México & Hoa Kỳ 2003 Đội bóng
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Ricardo Izecson dos Santos Leite (tiếng Bồ Đào Nha: [ʁiˈkaɾdu iˈzɛksõ duˈsɐ̃tus ˈlejt͡ʃi]; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1982), thường được gọi là Ricardo Kaká hoặc Kaká,[2] là một cựu cầu thủ người Brasil cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp từng chơi ở vị trí tiền vệ tấn công Trong thời kỳ đỉnh cao với tư cách là một cầu thủ kiến ​​tạo tại AC Milan, giai đoạn được đánh dấu bằng những đường chuyền sáng tạo, khả năng ghi bàn và những pha rê bóng từ hàng tiền vệ, Kaká được nhiều người coi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong thế hệ của mình.[3][4][5] Với thành công ở cấp độ câu lạc bộ và quốc tế, anh ấy là một trong chín cầu thủ đã giành được Giải vô địch bóng đá thế giới, UEFA Champions League và Quả bóng Vàng. [6]

Kaká ra mắt câu lạc bộ chuyên nghiệp ở tuổi 18 tại São Paulo ở Brazil vào năm 2001, và màn trình diễn của anh ấy với câu lạc bộ đã dẫn đến việc anh gia nhập câu lạc bộ Serie A AC Milan vào năm 2003. Tại Ý, Kaká đã giúp Milan giành chức vô địch Serie A trong mùa giải đầu tiên của anh . Milan đã về nhì tại UEFA Champions League 2004–05 với Kaká là cầu thủ kiến ​​tạo hàng đầu của giải đấu, và anh được vinh danh là Tiền vệ xuất sắc nhất của UEFA. Anh đã dẫn dắt Milan giành chức vô địch UEFA Champions League 2006–07 và là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của giải đấu. Những màn trình diễn của anh đã giúp anh giành được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA, Quả bóng vàng 2007 và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của các câu lạc bộ UEFA. Sau sáu năm gắn bó với Milan, Kaká gia nhập Real Madrid vào năm 2009 với mức phí chuyển nhượng 67 triệu €,[7] đây là mức phí chuyển nhượng cao thứ hai vào thời điểm đó. Tuy nhiên, sau bốn mùa giải gặp rắc rối với chấn thương ở Tây Ban Nha, khiến khả năng vận động thể chất của anh suy giảm nhanh chóng, anh đã trở lại AC Milan trong một mùa giải duy nhất vào năm 2013, trước khi gia nhập câu lạc bộ mở rộng MLS Orlando City. Ban đầu, anh trở lại câu lạc bộ cũ São Paulo dưới dạng cho mượn, trước khi trở lại Orlando vào năm 2015 và giải nghệ vào năm 2017.

Kaká ra mắt đội tuyển quốc gia Brazil vào năm 2002, và được chọn vào đội hình vô địch FIFA World Cup năm đó. Là một thành viên lâu đời của đội tuyển tham dự World Cup 2006, anh là một phần của bộ tứ được ca ngợi nhiều bao gồm Ronaldo, Adriano và Ronaldinho, những người cuối cùng đã thi đấu kém cỏi tại giải đấu trước khi anhxuất hiện lần cuối cùng tại World Cup vào năm 2010. Anh cũng là một thành viên đội tuyển Brazil vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2005 và 2009, giành giải Quả bóng vàng năm 2009 với tư cách là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu.

Ngoài các giải thưởng cá nhân của mình, từ năm 2006 đến 2009, anh đã ba lần được xướng tên trong cả đội hình của năm và Đội hình xuất sắc nhất năm của UEFA. Năm 2010, anh được ghi tên vào Đại sảnh Danh vọng AC Milan.[8] Là một trong những vận động viên nổi tiếng nhất thế giới trong sự nghiệp thi đấu của mình, Kaká là vận động viên thể thao đầu tiên có 10 triệu người theo dõi trên Twitter.[9][10] Ngoài sân cỏ, Kaká được biết đến với công việc nhân đạo, nơi anh trở thành đại sứ trẻ nhất của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc vào năm 2004.[11] Với những đóng góp trong và ngoài sân cỏ, Kaká đã được Time liệt kê là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2008 và 2009. [12]

Thiếu niên

[sửa | sửa mã nguồn]

Kaká là con trai của bà Simone Cristina dos Santos Leite, làm nghề giáo viên và ông Bosco Izecson Pereira Leite, một kỹ sư. Anh còn có một người em trai, Rodrigo (thường gọi Digão), đang chơi cho đội hình của Milan. Năm Kaká lên 7 tuổi, gia đình anh chuyển đến São Paulo.[13] Trường học đã chọn anh vào đội tuyển mang tên "Alphaville Tennis Club," mà sau đó đội bóng đã giành chức vô địch tại một giải trong khu vực và Kaká là cầu thủ xuất sắc nhất giải này.[14] Những thành công ban đầu đã khiến anh được São Paulo FC để mắt tới, sau đó họ gọi anh vào đội hình trẻ của câu lạc bộ.[15]

Năm 12 tuổi, Kaká cùng đội trẻ của São Paulo tham dự giải đấu Reebok Cup tại Mỹ và anh đoạt giải cầu thủ xuất sắc nhất. Tuy vậy, anh vẫn tiếp tục học ở Batista cho đến năm 14 tuổi, lúc đó anh là một tình nguyện viên trong nhà thờ Cambuci.

Năm 18 tuổi, một tai nạn không may khi đi bơi suýt chút nữa đã khiến Kaká phải giã từ bóng đá vì bị chấn thương cột sống có thể bị bại liệt. Nhưng sau đó anh đã bình phục hoàn toàn một cách khó tin. Anh cho rằng đó là nhờ ơn Chúa Trời, điều này cũng lý giải vì sao anh có một đức tin nhiệt thành đối với Chúa. Kaká cũng dâng một phần mười lợi tức của mình cho nhà thờ theo lời dạy của Kinh Thánh.[16]

Sự nghiệp cấp câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

São Paolo

[sửa | sửa mã nguồn]

Kaká bắt đầu sự nghiệp cấp câu lạc bộ với São Paulo vào năm 9 tuổi. Anh ký tiếp một hợp đồng vào năm 15 tuổi và giúp tuyển trẻ này đoạt Copa de Juvenil.

Kaká khởi đầu sự nghiệp trưởng thành vào tháng 1 năm 2001 và ghi 12 bàn trong 27 lần xuất trận, góp phần giúp São Paulo giành chức vô địch Torneio Rio-São Paulo đầu tiên và duy nhất cho đến nay. Anh ghi 10 bàn trong 22 trận ở mùa sau đó, và khả năng của anh nhanh chóng thu hút sự chú ý từ các câu lạc bộ châu Âu. Tổng cộng Kaká đã chơi 146 trận cho São Paulo và ghi 58 bàn.

AC Milan

[sửa | sửa mã nguồn]
Kaká và Tổng thống Brasil Lula

A.C. Milan, CLB vừa giành chức vô địch Champions League năm 2003, đã mua anh với giá $8.5 triệu, một mức phí được chủ tịch câu lạc bộ Silvio Berlusconi coi là "nhỏ".[17] Anh hoà nhập rất nhanh với câu lạc bộ mới và thi đấu cho AC Milan trong 6 mùa giải. Trận đấu đầu tiên của Kaká tại Serie A là chiến thắng 2-0 của Milan trước A.C. Ancona. Anh đã ghi 10 bàn trong 30 trận thi đấu trong mùa giải đó, và AC Milan giành Scudetto cùng Siêu cúp châu Âu. Kaká được chọn là một trong năm tiền vệ tiêu biểu trong mùa bóng 2004–05, thường chơi trong vai trò hộ công phía sau tiền đạo Andriy Shevchenko. Mùa giải 2004-2005, anh đã ghi 7 bàn trong 36 trận ở giải quốc nội cho AC Milan và đội bóng này đã về đích ở vị trí thứ hai sau Juventus. Dù AC Milan thua trong trận chung kết UEFA Champions League 2004-05 trước Liverpool F.C. ở loạt penalty, anh vẫn được chọn là tiền vệ xuất sắc nhất giải đấu, và đứng thứ 9 trong danh sách bầu chọn, với 19 phiếu, cho giải Quả bóng Vàng châu Âu năm 2005.

Trong mùa giải 2005–06, Kaká lần đầu tiên lập hat-trick trong cả giải quốc nội và châu Âu. Ngày 9 tháng 4 năm 2006, anh lập hat-trick vào lưới Chievo Verona. Cả ba bàn thắng đều diễn ra trong hiệp hai. Bảy tháng sau, anh lần đầu lập hat-trick ở Champions League trong chiến thắng 4–1 trước RSC Anderlecht. Làng bóng đá bắt đầu cho rằng anh sẽ trở thành một siêu sao. Sau khi Rui Costa chuyển sang Benfica ở cuối mùa giải, và dù nhiều fan hâm mộ AC Milan yêu cầu, Kaká vẫn không đổi số áo 22 đang mặc lấy áo số 10 của Rui Costa để lại, một số áo thường gắn liền với các tên tuổi hàng đầu thế giới (cuối cùng số áo này được trao cho người đồng đội Clarence Seedorf).

Kaká trong màu áo Milan.

Sau khi Shevchenko chuyển sang Chelsea FC ở đầu mùa giải 2006–07, Kaká đã trở thành nhân tố quan trọng bậc nhất trên hàng công của AC Milan và anh thường thi đấu ở cả vị trí tiền vệ và tiền đạo. Anh trở thành chân sút ghi nhiều bàn nhất tại UEFA Champions League 2006-07 với 10 bàn thắng, đóng góp quan trọng vào thắng lợi của AC Milan trên mặt trận châu Âu. Một trong số các bàn thắng của anh đã giúp Rossoneri đánh bại Celtic 1–0 trong hiệp phụ để AC Milan giành chiến thắng chung cuộc 1-0 sau hai lượt trận và ba bàn rất quan trọng khác trong chiến thắng chung cuộc 5-3 của AC Milan trước Manchester United trong hai trận bán kết dù AC Milan đã thua ở trận lượt đi. Sau trận thua 0-3 trên sân San Siro ngày 2 tháng 5 của nhà vô địch nước Anh, huấn luyện viên Manchester United, Alex Ferguson, đã tuyên bố rằng Kaká là một trong 2 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, cùng với học trò của ông là Cristiano Ronaldo.[18] Tuy nhiên tuyên bố này được cho là mang tính động viên đối với Cristiano Ronaldo bởi vào thời điểm đó khả năng cũng như phong độ của cầu thủ này chưa thể so sánh với Kaká. Tháng trước đó, một nhóm chuyên gia do tờ Gazzetta dello Sport của Italia lập ra đã tuyên bố rằng Kaká là cầu thủ hay nhất thế giới. Shevchenko cũng góp lời ca ngợi và cho rằng Kaká xứng đáng giành Quả bóng Vàng.[19]

Lần đầu tiên Kaká giành chức vô địch Champions League khi AC Milan đánh bại Liverpool 2–1 tại Athens ngày 23 tháng 5 năm 2007. Dù không ghi bàn thắng, anh đã giúp đội bóng có được một quả đá phạt dẫn tới bàn thắng đầu tiên của Filippo Inzaghi, và cũng góp công rất lớn ở bàn thắng thứ hai khi anh chuyền bóng thuận lợi để Pippo ghi bàn. Với màn trình diễn siêu hạng trong suốt mùa giải, anh đã được bầu là Cầu thủ được yêu mến nhất trong mùa giải với trong cuộc lấy ý kiến hơn 100.000 người truy cập trang UEFA.com được Vodafone tài trợ. Tháng 6 năm 2007, tờ Kicker của Đức gọi anh là cầu thủ hay nhất thế giới, Cristiano Ronaldo và Ronaldinho về ở vị trí thứ hai và thứ ba, cùng lúc anh cũng được tờ The Times của Anh vinh danh. Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Kaká được UEFA chọn đứng đầu danh sách cầu thủ tham gia Champions League 2006-07 và cả danh hiệu Cầu thủ của năm.[20]

Anh đã chơi trận thứ 200 trong màu áo AC Milan ở trận hoà 1-1 với Calcio Catania ngày 30 tháng 9 năm 2007, vào ngày 5 tháng 10, anh được bầu làm Cầu thủ hay nhất thế giới của FIFPro mùa giải 2006-07.

Ngày 2 tháng 12 năm 2007, Kaká được nhận danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu, trở thành cầu thủ thứ tám của AC Milan giành danh hiệu này. Anh giành thắng lợi lớn với 444 phiếu, bỏ xa người thứ hai là Cristiano Ronaldo. Khi nhận danh hiệu tại Paris, anh đã phát biểu, "Đây là một năm tuyệt vời và danh hiệu Quả bóng Vàng đánh dấu một mùa giải 2007 đáng nhớ...Tôi muốn cảm ơn Chúa người đã đưa tôi tới đây ngày hôm nay. Và tôi cảm ơn vợ tôi, cha mẹ và AC Milan, đội bóng đã giúp tôi giành chiến thắng. Tôi cũng cảm ơn các đồng đội, cả ở AC Milan và đội tuyển Brasil, và tất cả những người hâm mộ."[21] Ngày 29 tháng 2 năm 2008, Kaká đồng ý kéo dài hợp đồng với AC Milan theo đó anh sẽ ở lại câu lạc bộ Ý này cho tới tận năm 2013.[22]

Vì những đóng góp của anh cả trong và ngoài sân cỏ, tờ Time đã đưa Kaká vào Time 100, danh sách 100 nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới ngày 2 tháng 5 năm 2008.[23]

Vào ngày 6 tháng 3 năm 2009, tờ Football Italia nói rằng chủ tịch mới được bầu của Real Madrid Florentino Pérez đã ra giá Kaká cho AC Milan với giá 68,5 triệu bảng Anh[24], hai ngày sau khi cầu thủ này rời khỏi câu lạc bộ để về đá cho đội tuyển quốc gia[25]. Phó chủ tịch AC Milan Adriano Galliani không phủ nhận thông tin này, và xác nhận rằng cha của Kaká đã đến Tây Ban Nha để gặp Pérez[26]. Vào ngày 4 tháng 6, Galliani nói với Gazzetta dello Sport rằng tiền bạc chính là lý do chính để ông ngồi lại nói chuyện với Pérez[27].

Real Madrid

[sửa | sửa mã nguồn]
Kaká cùng với Real Madrid vào tháng 8 năm 2009.

Ngày 8 tháng 6, Kaká đã ký hợp đồng có thời hạn 6 năm với Real Madrid với giá chuyển nhượng không được tiết lộ nhưng được tin là khoảng 56 triệu bảng Anh[28] hoặc 68 triệu euro[29], đưa anh trở thành cầu thủ đầu tiên được Pérez mua về kể từ ông này được tái đắc cử làm chủ tịch đội bóng. Số tiền chuyển nhượng cũng tạo ra một kỷ lục về giá chuyển nhượng trên thế giới, phá kỷ lục cũ của Zinédine Zidane khi chuyển từ Juventus đến Madrid năm 2001[30]. Kaká thừa nhận động lực để chuyển đội bóng là giúp AC Milan vượt qua khó khăn tài chính, và Real Madrid là câu lạc bộ duy nhất mà anh có thể chuyển qua[30]. Anh cũng nói rằng anh đã được David Beckham, một cựu cầu thủ Real Madrid, khuyên nhủ trước khi quyết định chuyển nhượng[31]. Kaká có trận đấu đầu tiên cho câu lạc bộ mới vào ngày 7 tháng 8 năm 2009, trong trận giao hữu thắng 5–1 trước Toronto FC. Anh ghi bàn thắng đầu tiên trong trận đấu trước mùa giải gặp Borussia Dortmund vào ngày 19 tháng 8 năm 2009, trận đấu kết thúc với thắng lợi 5–0. Kaká sau đó có trận đấu đầu tiên tại La Liga vào ngày 29 tháng 8 trong trận thắng 3–2 trước Deportivo La Coruña.

Ngày 5 tháng 8 năm 2010, Real Madrid thông báo rằng Kaká đã phẫu thuật thành công chấn thương đầu gối trái và anh sẽ không xuất hiện trong bốn tháng trên sân cỏ.[32] Kaká trở lại tập luyện sau một thời gian dài và huấn luyện viên José Mourinho nói rằng việc Kaká trở lại như ký thêm một hợp đồng mới.

Trở lại AC Milan

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 9 năm 2013, Kaká được xác nhận là sẽ trở lại AC Milan từ Real Madrid, sau khi đồng ý các điều khoản trong hợp đồng. Hợp đồng có thời hạn 2 năm với mức lương là 4 triệu euro/mùa. Ở AC Milan anh sẽ là đội trưởng. Anh làm đội trưởng của AC Milan trong trận đấu đầu tiên, lấy từ Marco Amelia trong một trận đấu với FC Chiasso.

Đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Kaká khởi đầu sự nghiệp quốc tế tại tuyển Brasil vào tháng 2 năm 2002 trong trận đấu với Bolivia. Anh là một thành viên của tuyển Brasil vô địch World Cup 2002, nhưng chỉ chơi được 25 phút cả giải[33], trong trận đấu không mang ý nghĩa quan trọng với Costa Rica.

Vào năm 2003, Kaká là đội trưởng của tuyển tham dự Gold Cup, nơi Brazil kết thúc giải ở vị trí thứ 2, và Kaká là cầu thủ xuất sắc thứ hai của giải với 3 bàn thắng. Sau đó anh thường xuyên có mặt trong đội hình chính. Vào 29 tháng 6 năm 2005, anh ghi 1 bàn trong trận mà đội tuyển vàng xanh đả bại Argentina 4-1 tại chung kết Confederations Cup 2005. Bàn thắng được ghi từ 1 cú sút mạnh vào góc cao bên tay phải khung thành. Năm đó, anh về vị trí thứ 10 trong cuộc bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA.

Kaká là một trong những niềm hy vọng của Brasil tại World Cup 2006. Anh đã ghi bàn thắng đầu tiên cho mình tại World Cup và bàn thắng đầu tiên cho Brasil tại giải này, trong trận thắng Croatia 1-0. Anh được chọn làm "cầu thủ của trận đấu". Anh không giữ phong độ cao trong những trận đấu tiếp theo của mùa giải, và Brasil cũng dừng lại ở tứ kết với trận thua Pháp. Vào ngày 3 tháng 12 năm 2006, anh ghi 1 bàn ấn tượng cho tuyển quốc gia, sau khi có bóng từ pha phạt góc hỏng của tuyển Argentina, anh dốc bóng tốc độ sang phần sân đội bạn và sút vào lưới.

Ngày 12 tháng 5 năm 2007, sau một thời gian tập trung sức lực cho Serie A và Champions League, Kaká đã xin phép không tham dự Copa América: "...đã 3 mùa giải liên tiếp, tôi không được nghỉ ngơi chút nào... Tôi chính thức kiến nghị CBF để tôi ngoài danh sách tuyển thủ dự Copa America sắp tới".[34] Huấn luyện viên Brasil, ông Dunga không hài lòng, ông tôn trọng ý định đó và cho anh như nguyện, song nhấn mạnh là nếu cứ như thế anh sẽ mất chỗ trong tuyển quốc gia. Kaká sau đó vẫn được đá 70 phút trong trận giao hữu với Anh, mà Brasil đã hòa với tỉ số 1–1 (ngày 1 tháng 6). Anh chỉ được chơi 30 phút trong trận hòa không bàn thắng với Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 5 tháng 6.[35]

Ngày 27/10/2011, anh đã được triệu tập lại đội tuyển quốc gia.

FIFA World Cup 2010

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở World Cup 2010, Kaká là niềm hi vọng số 1 của Seleção ở hàng tiền vệ. Anh đều có tên trong đội hình xuất phát 2 trận đầu tiên tại vòng bảng:

  • Trận thứ nhất: Brazil 2-1 Bắc Triều Tiên. Anh thi đấu tròn vai nhưng chưa đáp ứng được kì vọng của nhiều người và bị thay ra phút 88 cho tiền vệ Ramires vào.
  • Trận thứ hai: Brazil 3-1 Bờ Biển Ngà. Về mặt chuyên môn, Kaká thi đấu ấn tượng khi hoàn thành vai trò khuấy đảo hàng phòng ngự đối phương và kiến tạo 2 đường chuyền thành bàn cho Luis Fabiano và Elano lập công. Nhưng phút 83, anh phải nhận thẻ vàng thứ Hai trong trận, đồng nghĩa phải rời sân và bị treo giò 1 trận. Đáng lưu ý là thẻ vàng thứ nhất cách đó chỉ 4 phút, Kaká đã liên tiếp không thể kiềm chế trước lối chơi áp sát thô bạo và tiểu xảo của các cầu thủ đội Bờ Biển Ngà.
  • Trận thứ ba: Brazil 3-0 Chile. Anh trở lại với trận gặp Chile ở vòng 1/16 và cùng đội tuyển giành thắng lợi 3-0.
  • Trận thứ tư: Brazil 1-2 Hà Lan.Bước vào tứ kết gặp Hà Lan, anh cùng đồng đội thi đấu hay và dẫn trước Hà lan 1-0, nhưng sang hiệp hai, Brazil để thua 2 bàn khó hiểu trong đó có bàn phản lưới nhà và ngậm ngùi xách vali về nước.

Đời sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
Kaká và vợ cũ, Caroline Celico
Giày của Kaká với dòng chữ Jesus in first place

Là một tín hữu Cơ Đốc nhiệt thành theo trào lưu Tin Lành, Kaká đã chấp nhận niềm tin tôn giáo từ năm 12 tuổi: "Tôi đã học biết rằng chính đức tin quyết định liệu một điều sẽ xảy ra hay không." Anh thường lật áo thi đấu để lộ chiếc áo trong có dòng chữ "I Belong to Jesus" (Tôi thuộc về Chúa Jesus) khi ghi bàn, và đã quỳ xuống cầu nguyện ngay trên sân sau trận chung kết thắng lợi của AC Milan tại Champions League mùa giải 2007. Kaká trước đó cũng đã để lộ chiếc áo này trong lễ mừng Scudetto mùa giải 2004 của AC Milan và sau khi đội tuyển Brazil đánh bại Đức trong trận chung kết World Cup 2002, cũng dòng chữ đó cùng với câu "God Is Faithful" (Chúa là Đấng Thành tín) trên vành giày của anh.[36] Trong lễ mừng sau trận thắng 4-1 của Brasil trước Argentina tại trận chung kết Cúp các Liên đoàn của FIFA 2005, anh và nhiều đồng đội, có cả thủ môn Gomes và hậu vệ Lúcio, đã mặc những chiếc áo phông có dòng chữ "Jesus Loves You" (Chúa Giê-xu Yêu Bạn) bằng nhiều ngôn ngữ.

Kaká là thành viên của tổ chức Atletas de Cristo ("Các Vận động viên của Chúa Giê-xu").[37] Anh thường ăn mừng bàn thắng bằng cách chỉ lên bầu trời như một dấu hiệu gửi lời tạ ơn tới Chúa. Âm nhạc Kaká yêu thích là nhạc Phúc âm,[38] quyển sách gối đầu giường của anh là Kinh Thánh.[39] Từ tháng 11 năm 2004, anh phục vụ trong cương vị Đại sứ Chống nạn Đói cho Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, người trẻ nhất ở vị trí danh dự này cho tới thời điểm anh được chỉ định.

Anh kết hôn với cô bạn gái từ thủa nhỏ, Caroline Celico. Hôn lễ cử hành ngày 23 tháng 12 năm 2005 tại Nhà thờ Tin Lành Reborn in Christ ở São Paulo, Brazil. Con trai đầu lòng của họ, Luca Celico Leite, ra đời tại São Paulo ngày 10 tháng 6 năm 2008.[40] và con gái của họ, Isabella, ra đời vào ngày 23 tháng 4 năm 2011. Tuy nhiên, sau 10 năm chung sống, hai người đã chính thức ly dị.[41]

Bày tỏ quan điểm của mình về hôn nhân, Kaká tự hào rằng mình vẫn luôn chung thủy cho tới ngày cưới; trả lời phỏng vấn tờ Vanity Fair, Kaká hãnh diện cho biết: "Tôi và Caroline quyết định giữ cho nhau đến ngày đám cưới. Kinh Thánh dạy rằng đó chính mới là tình yêu đích thực. Sự thật là chúng tôi đã có đêm tân hôn thực sự có ý nghĩa".[42]

Kaká đã tuyên thệ để trở thành công dân Italia ngày 12 tháng 2 năm 2007.[43] Anh chủ yếu chỉ nhận quảng cáo cho Adidas, và cũng có một hợp đồng làm người mẫu với Armani, nhưng hợp đồng này khiến anh không thể xuất hiện cùng với các đồng đội tại Milan, trong bộ ảnh được Dolce & Gabbana xuất bản đầu năm 2007.

Ngày 11 tháng 1 năm 2016, Kaka vinh dự công bố,và trao Quả bóng vàng FIFA 2015 cho Lionel Messi.[44]

Tên thân mật

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên hiệu của anh được phát âm theo kiểu nhấn ở âm tiết thứ hai. Đây là kiểu gọi tên thân mật thông thường cho "Ricardo" tại Brasil. Tuy nhiên, trong trường hợp của Kaká, nó do người em Rodrigo, thường được gọi là Digão, đặt ra, gọi anh là "Caca" vì không thể phát âm được chữ "Ricardo" khi họ còn nhỏ; và cuối cùng nó trở thành Kaká.[36] Anh thỉnh thoảng cũng được truyền thông châu Âu gọi là "Ricky Kaká".

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ Mùa giải Giải đấu Cúp Châu lục1 Khác2 Tổng cộng
Trận Bàn Kiến tạo Trận Bàn Kiến tạo Trận Bàn Kiến tạo Trận Bàn Kiến tạo Trận Bàn Kiến tạo
São Paulo 2001 27 12 7 1 5 0 16 4 55 17
2002 22 9 9 6 17 8 48 23
2003 10 2 5 0 7 5 22 7
Tổng cộng 59 23 21 7 5 0 40 17 125 47
Milan 2003–04 30 10 4 4 0 0 10 4 1 1 0 0 45 14 5
2004–05 36 7 5 1 0 0 13 2 4 1 0 0 51 9 9
2005–06 35 14 3 2 0 0 12 5 2 49 19 5
2006–07 31 8 6 2 0 0 15 10 5 48 18 11
2007–08 30 15 10 0 0 0 9 3 2 3 2 1 42 20 13
2008–09 31 16 9 1 0 1 4 0 2 36 16 12
Tổng cộng 193 70 37 10 0 1 63 24 16 5 2 1 271 96 55
Real Madrid 2009–10 25 8 6 1 0 0 7 1 2 33 9 8
2010–11 14 7 5 3 0 0 3 0 1 20 7 6
2011–12 27 5 9 4 0 0 8 3 5 1 0 0 40 8 14
2012–13 19 3 3 2 1 0 6 1 1 0 0 0 27 5 4
Tổng cộng 85 23 23 10 1 0 24 5 10 1 0 0 120 29 32
Milan 2013–14 30 7 4 1 0 0 6 2 1 37 9 5
Tổng cộng 30 7 4 1 0 0 6 2 1 0 0 0 37 9 5
São Paulo 2014 13 1 1 0 0 0 1 1 0 14 2 1
Tổng cộng 19 2 1 0 0 0 5 1 3 0 0 0 24 3 4
Orlando City SC 2015 28 9 7 1 1 0 0 0 0 29 10 7
2016 24 9 0 0 24 9
2017 15 4 0 0 15 4
Tổng cộng 67 22 2 1 69 23
Tổng sự nghiệp 453 147 44 9 102 31 46 19 645 206

1Bao gồm các giải đấu Copa Libertadores, UEFA Champions League và Siêu cúp bóng đá châu Âu 2Các giải khác gồm Siêu cúp bóng đá Ý, Cúp bóng đá liên lục địa và Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ

Đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Brasil
Năm Trận Bàn Kiến tạo
2002 5 1 1
2003 10 5 0
2004 8 3 2
2005 13 3 3
2006 11 5 3
2007 12 5 2
2008 3 1 2
2009 13 3 6
2010 7 1 4
2012 3 2 1
2013 2 0 0
2014 2 0 1
2015 2 0 0
2016 1 0 0
Tổng cộng 92 29 25

Bàn thắng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

São Paulo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Copa de Juvenil: 2000
  • Torneio Rio-São Paulo: 2001
  • Supercampeonato Paulista: 2002

Milan

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Serie A: 2003–04
  • Supercoppa Italiana: 2004
  • UEFA Champions League: 2006–07
  • UEFA Super Cup: 2003, 2007
  • FIFA Club World Cup: 2007

Real Madrid

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Copa del Rey: 2010–11
  • La Liga 2011-2012

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
  • FIFA World Cup: 2002
  • Copa América: 2007
  • FIFA Confederations Cup: 2005, 2009

Danh hiệu cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Revista Placar Bola de Ouro: 2002
  • Campeonato Brasileiro Bola de Prata (best player by position): 2002
  • CONCACAF Gold Cup Best XI: 2003
  • Cầu thủ nước ngoài trong năm của Serie A: 2004, 2007
  • Serie A Footballer of the Year: 2004, 2007
  • Tiền vệ xuất sắc nhất UEFA: 2005
  • Đội hình UEFA trong năm: 2006, 2007
  • Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới lần thứ 11 của Hiệp hội các cầu thủ chuyên nghiệp quốc tế: 2006, 2007
  • Những giải thưởng cá nhân cấp câu lạc bộ của UEFA: 2006-07
  • Tiền đạo xuất sắc nhất năm: 2006-07
  • Cầu thủ xuất sắc cấp câu lạc bộ của năm: 2007
  • Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của Hiệp hội các cầu thủ chuyên nghiệp quốc tế: 2007
  • Ballon d'Or: 2007
  • Quả bóng vàng Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ: 2007
  • Toyota Award: 2007
  • Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA: 2007
  • Cầu thủ hay nhất năm của tạp chí World Soccer: 2007
  • Onze d'Or: 2007
  • World‘s best Playmaker: 2007
  • IAAF Latin Sportsman of the Year: 2007

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quadro de Medalhas announcement”. Real Madrid. 25 tháng 3 năm 2012.
  2. ^ "Rooney and Kaka both confident ahead of second leg". YouTube. Archived from the original on 30 October 2021. Retrieved 29 August 2013”.
  3. ^ "Andriy Shevchenko's Perfect XI: 'Creative maestro' Kaka and 'exceptionally dangerous' John Terry". Fourfourtwo.com. 29 September 2016. Retrieved 6 August 2017”.
  4. ^ "Best Brazilian Players of All Time - Kaká". ESPN.com. Retrieved 6 August 2017”.
  5. ^ "Pele: Kaka is best and better than Ronaldo". ESPNFC.com. 18 June 2007. Retrieved 6 August 2017”.
  6. ^ "Kaka: Former Brazil, AC Milan and Real Madrid midfielder announces retirement". BBC. 17 December 2017”.
  7. ^ "2009 Bilancio" (PDF) (in Italian). A.C. Milan. 31 August 2010. p. 76. Archived from the original (PDF) on 22 November 2010. Retrieved 13 August 2017” (PDF). Lưu trữ bản gốc 22 Tháng mười một năm 2010. Truy cập 13 Tháng hai năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ "A.C. Milan Hall of Fame: Ricardo Izecson dos Santos Leite (Kakà)". acmilan.com. A.C. Milan. Retrieved 3 April 2015”.
  9. ^ "Kaka tops 10M Twitter followers". ESPN. 26 April 2012”.
  10. ^ "World Fame 100". ESPN. Retrieved 6 August 2017”.
  11. ^ "Soccer star Kaká puts the floodlights on global hunger" (Press release). World Food Programme. 30 November 2004. Archived from the original on 14 June 2012. Retrieved 15 June 2010”. Lưu trữ bản gốc 14 Tháng sáu năm 2012. Truy cập 13 Tháng hai năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  12. ^ "Kaka profile". Goal.com. Retrieved 28 June 2014”.
  13. ^ “FIFA Classic Football”. Bản gốc lưu trữ 7 Tháng sáu năm 2008. Truy cập 8 tháng Bảy năm 2008.
  14. ^ Kaká Biography (Portuguese) [liên kết hỏng]
  15. ^ “Biography - fantasticoakaka.it (Italian)”. Bản gốc lưu trữ 22 tháng Bảy năm 2011. Truy cập 8 tháng Bảy năm 2008.
  16. ^ “Kaká able to see beyond dollar signs” (bằng tiếng Anh). United Nations. Bản gốc lưu trữ 26 tháng Chín năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2004.
  17. ^ “Kaká: My +10 team” (bằng tiếng Anh). FIFAworldcup.com. Bản gốc lưu trữ 28 Tháng Một năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006.
  18. ^ Kaká The Best, Kaká-Best in world
  19. ^ Kaká The Best, Deserves Golden Ball - Shevchenko
  20. ^ Kaká named UEFA's European club player of the year Lưu trữ 2008-04-05 tại Wayback Machine - Reuters Africa, 8/31/07
  21. ^ “Ballon d'Or: Kaká crowned”. Football Italia. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.
  22. ^ Burton, Chris (ngày 29 tháng 2 năm 2008), Kaká will not leave Milan, Sky Sports, truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2008
  23. ^ Kasey, Keller. “Kaká - The 2008 Time 100”. Time.[liên kết hỏng]
  24. ^ “KAKA FOR SALE”. Football Italia. 3 tháng 6 năm 2009.
  25. ^ “Kaká will leave”. Football Italia. 1 tháng 6 năm 2009.
  26. ^ “Galliani: We have to sell Kaká”. Football Italia. 3 tháng 6 năm 2009.
  27. ^ [http:// www.channel4.com/sport/football_italia/jun04a.htmlI “Galliani: We have to sell Kaká”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Football Italia. 3 tháng 6 năm 2009. line feed character trong |url= tại ký tự số 8 (trợ giúp)
  28. ^ “Kaká completes switch to Madrid”. BBC. ngày 9 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  29. ^ “Kaká leaving Milan on good terms”. Reuters. ngày 9 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ 12 Tháng sáu năm 2009. Truy cập 9 Tháng sáu năm 2009.
  30. ^ a b Kaká completes switch to Madrid. BBC Sport (ngày 8 tháng 6 năm 2009). Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  31. ^ “Fresh challenge excites Kaká”. Sky Sports. ngày 9 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  32. ^ Real Madrid chấp nhận mất Kaká trong vài tháng BóngĐá24h
  33. ^ “kakafans.net”. Bản gốc lưu trữ 19 Tháng mười hai năm 2008. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015.
  34. ^ [1][liên kết hỏng] - Kaká kể khổ để được miễn nghĩa vụ quốc gia, 14/5/07
  35. ^ Brazil plays Turkey to 0-0 draw - foxsoccer.com, 6/5/07
  36. ^ a b Mitten, Andy. “The golden boy of a golden team” (bằng tiếng Anh). The Independent. Bản gốc lưu trữ 14 Tháng hai năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2006.
  37. ^ “Interview” (bằng tiếng Anh). Atletas de Cristo. Bản gốc lưu trữ 2 Tháng hai năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
  38. ^ “Public Chat Session” (bằng tiếng Anh). RickyKaka.com. Bản gốc lưu trữ 27 tháng Chín năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
  39. ^ Milan put their faith in Kaká Lưu trữ 2008-02-27 tại Wayback Machine - The Telegraph, 5/2/07
  40. ^ “RICKY AND CAROLINE, CONGRATULATIONS!” (bằng tiếng Anh). AC Milan. ngày 10 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  41. ^ “Caroline Celico on Instagram: "Uma das decisões mais difíceis da nossa vida é escolher se queremos andar juntos, ou separados. Decisões que influenciam outros, que…"”. Instagram. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
  42. ^ “Kaká - ông Thánh cuối cùng?”. Bản gốc lưu trữ 19 Tháng hai năm 2010. Truy cập 18 Tháng Một năm 2009.
  43. ^ Brazilian Kaká gets Italian citizenship - People's Daily Online, 2/13/07
  44. ^ “Kaka reveals the winner to be Messi”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Kaká.
  • Profile - acmilan.com
  • Career timeline, photo gallery and detailed statistics - Football Database
  • Official IAAF Site
Tiền nhiệm:Ý Fabio Cannavaro Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA2007 Kế nhiệm:Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo
Tiền nhiệm:Ý Fabio Cannavaro Quả bóng vàng châu Âu2007 Kế nhiệm:Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo
Giải thưởng
  • x
  • t
  • s
Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA
Cầu thủ xuất sắc nhất năm
  • 1991: Đức Matthäus
  • 1992: Hà Lan van Basten
  • 1993: Ý Baggio
  • 1994: Brasil Romário
  • 1995: Liberia Weah
  • 1996: Brasil Ronaldo
  • 1997: Brasil Ronaldo
  • 1998: Pháp Zidane
  • 1999: Brasil Rivaldo
  • 2000: Brasil Zidane
  • 2001: Bồ Đào Nha Figo
  • 2002: Brasil Ronaldo
  • 2003: Pháp Zidane
  • 2004: Brasil Ronaldinho
  • 2005: Brasil Ronaldinho
  • 2006: Ý Cannavaro
  • 2007: Brasil Kaká
  • 2008: Bồ Đào Nha C. Ronaldo
  • 2009: Argentina Messi
Quả bóng vàng FIFA
  • 2010: Argentina Messi
  • 2011: Argentina Messi
  • 2012: Argentina Messi
  • 2013: Bồ Đào Nha C. Ronaldo
  • 2014: Bồ Đào Nha C. Ronaldo
  • 2015: Argentina Messi
The Best FIFA Men's Player
  • 2016: Bồ Đào Nha C. Ronaldo
  • 2017: Bồ Đào Nha C. Ronaldo
  • 2018: Croatia Modrić
  • 2019: Argentina Messi
  • 2020: Ba Lan Lewandowski
  • 2021: Ba Lan Lewandowski
  • Xem thêm: Quả bóng vàng châu Âu
  • x
  • t
  • s
Quả bóng vàng châu Âu
  • Giải thưởng của tạp chí France Football
Ballon d'Or (1956–2009)
  • 1956: Matthews
  • 1957: Di Stéfano
  • 1958: Kopa
  • 1959: Di Stéfano
  • 1960: Suárez
  • 1961: Sívori
  • 1962: Masopust
  • 1963: Yashin
  • 1964: Law
  • 1965: Eusébio
  • 1966: Charlton
  • 1967: Albert
  • 1968: Best
  • 1969: Rivera
  • 1970: Müller
  • 1971: Cruyff
  • 1972: Beckenbauer
  • 1973: Cruyff
  • 1974: Cruyff
  • 1975: Blokhin
  • 1976: Beckenbauer
  • 1977: Simonsen
  • 1978: Keegan
  • 1979: Keegan
  • 1980: Rummenigge
  • 1981: Rummenigge
  • 1982: Rossi
  • 1983: Platini
  • 1984: Platini
  • 1985: Platini
  • 1986: Belanov
  • 1987: Gullit
  • 1988: van Basten
  • 1989: van Basten
  • 1990: Matthäus
  • 1991: Papin
  • 1992: van Basten
  • 1993: Baggio
  • 1994: Stoichkov
  • 1995: Weah
  • 1996: Sammer
  • 1997: Ronaldo
  • 1998: Zidane
  • 1999: Rivaldo
  • 2000: Figo
  • 2001: Owen
  • 2002: Ronaldo
  • 2003: Nedvěd
  • 2004: Shevchenko
  • 2005: Ronaldinho
  • 2006: Cannavaro
  • 2007: Kaká
  • 2008: C. Ronaldo
  • 2009: Messi
Quả bóng vàng FIFA (2010–2015)
  • 2010: Messi
  • 2011: Messi
  • 2012: Messi
  • 2013: C. Ronaldo
  • 2014: C. Ronaldo
  • 2015: Messi
Quả bóng vàng châu Âu (2016–nay)
  • 2016: C. Ronaldo
  • 2017: C. Ronaldo
  • 2018: Modrić
  • 2019: Messi
  • 2020: không trao giải
  • 2021: Messi
  • 2022: Benzema
  • 2023: Messi
  • 2024: Rodri
  • FIFA World Player of the Year (1991–2009)
  • Quả bóng Vàng FIFA (2010–2015)
  • The Best FIFA Men's Player (2016–nay)
  • Ballon d'Or Féminin (2018–nay)
  • Yashin Trophy (2019–nay)
  • x
  • t
  • s
Cầu thủ xuất sắc nhất mùa bóng của UEFA
  • 1997–98: Ronaldo
  • 1998–99: Beckham
  • 1999–2000: Redondo
  • 2000–01: Effenberg
  • 2001–02: Zidane
  • 2002–03: Buffon
  • 2003–04: Deco
  • 2004–05: Gerrard
  • 2005–06: Ronaldinho
  • 2006–07: Kaká
  • 2007–08: C. Ronaldo
  • 2008–09: Messi
  • 2009–10: Milito
  • x
  • t
  • s
Vua phá lưới Cúp C1 và UEFA Champions League
Kỷ nguyên Cúp C1
  • 1956: Miloš Milutinović | 1957: Dennis Viollet | 1958: Alfredo Di Stéfano | 1959: Just Fontaine | 1960: Ferenc Puskás | 1961: José Águas | 1962: Alfredo Di Stéfano, Bent Løfqvist, Ferenc Puskás, Heinz Strehl & Justo Tejada | 1963: José Altafini | 1964: Vladica Kovačević, Sandro Mazzola & Ferenc Puskás | 1965: Eusébio & José Torres | 1966: Flórián Albert & Eusébio | 1967: Jürgen Piepenburg & Paul Van Himst | 1968: Eusébio | 1969: Denis Law | 1970: Mick Jones | 1971: Antonis Antoniadis | 1972: Antal Dunai, Lou Macari & Silvester Takač | 1973: Gerd Müller | 1974: Gerd Müller | 1975: Eduard Markarov & Gerd Müller | 1976: Jupp Heynckes | 1977: Franco Cucinotta & Gerd Müller | 1978: Allan Simonsen | 1979: Claudio Sulser | 1980: Søren Lerby | 1981: Terry McDermott, Karl-Heinz Rummenigge & Graeme Souness | 1982: Dieter Hoeneß | 1983: Paolo Rossi | 1984: Viktor Sokol | 1985: Torbjörn Nilsson & Michel Platini | 1986: Torbjörn Nilsson | 1987: Borislav Cvetković | 1988: Rui Águas, Jean-Marc Ferreri, Gheorghe Hagi, Rabah Madjer, Ally McCoist, Míchel & Petar Novák | 1989: Marco van Basten | 1990: Jean-Pierre Papin & Romário | 1991: Peter Pacult & Jean-Pierre Papin | 1992: Jean-Pierre Papin & Sergei Yuran
Kỷ nguyên UEFA Champions League1993: Romário | 1994: Ronald Koeman & Wynton Rufer | 1995: George Weah | 1996: Jari Litmanen | 1997: Milinko Pantić | 1998: Alessandro Del Piero | 1999: Andriy Shevchenko & Dwight Yorke | 2000: Mário Jardel, Raúl & Rivaldo | 2001: Raúl | 2002: Ruud van Nistelrooy | 2003: Ruud van Nistelrooy | 2004: Fernando Morientes | 2005: Ruud van Nistelrooy | 2006: Andriy Shevchenko | 2007: Kaká | 2008: Cristiano Ronaldo | 2009: Lionel Messi | 2010: Lionel Messi | 2011: Lionel Messi | 2012: Lionel Messi | 2013: Cristiano Ronaldo | 2014: Cristiano Ronaldo |2015: Lionel Messi, Neymar & Cristiano Ronaldo | 2016: Ronaldo | 2017: Ronaldo | 2018: Ronaldo | 2019: Messi | 2020: Robert Lewandowski | 2021: Erling Haaland |2022: Karim Benzema | 2023: Erling Haaland
  • x
  • t
  • s
Giải thưởng Cúp Liên đoàn các châu lục
Quả bóng vàng
  • 1997: Brasil Denílson
  • 1999: Brasil Ronaldinho
  • 2001: Pháp Pirès
  • 2003: Pháp Henry
  • 2005: Brasil Adriano
  • 2009: Brasil Kaká
  • 2013: Brasil Neymar
  • 2017: Đức Draxler
Găng tay vàng
  • 2005: México Sánchez
  • 2009: Hoa Kỳ Howard
  • 2013: Brasil Júlio César
  • 2017: Chile Bravo
Vua phá lưới
  • 1997: Brasil Romário
  • 1999: Ả Rập Xê Út Al-Otaibi, México Blanco & Brasil Ronaldinho†
  • 2001: Pháp Carrière, Hàn Quốc Hwang Sun-hong, Úc Murphy, Pháp Pirès,† Nhật Bản Suzuki, Pháp Vieira & Pháp Wiltord
  • 2003: Pháp Henry
  • 2005: Brasil Adriano
  • 2009: Brasil Luís Fabiano
  • 2013: Brasil Fred & Tây Ban Nha Torres†
  • 2017: Đức Goretzka, Đức Stindl & Đức Werner†
†: Cầu thủ đoạt giải Chiếc giày vàng (khi số bàn thắng bằng nhau)
Đội hình Brasil
  • x
  • t
  • s
Đội hình BrasilVô địch Giải bóng đá vô địch thế giới 2002 (lần thứ 5)
  • Marcos
  • Cafu (c)
  • Lúcio
  • Roque Júnior
  • Edmílson
  • Roberto Carlos
  • Ricardinho
  • Gilberto Silva
  • Ronaldo
  • 10 Rivaldo
  • 11 Ronaldinho
  • 12 Dida
  • 13 Belletti
  • 14 Ânderson Polga
  • 15 Kléberson
  • 16 Júnior
  • 17 Denílson
  • 18 Vampeta
  • 19 Juninho Paulista
  • 20 Edílson
  • 21 Luizão
  • 22 Rogério Ceni
  • 23 Kaká
  • Huấn luyện viên: Scolari
Brasil
  • x
  • t
  • s
Đội hình BrasilÁ quân Cúp Vàng CONCACAF 2003
  • Gomes
  • Maicon
  • Luisão
  • Alex
  • Adriano
  • P. Almeida
  • J. Baptista
  • Kaká (c)
  • Ewerthon
  • 10 Diego
  • 11 Robinho
  • 12 Negri
  • 13 Coelho
  • 14 André Bahia
  • 15 Nilmar
  • 16 Nádson
  • 17 C. Alberto
  • 18 Thiago Motta
  • Huấn luyện viên: Ricardo Gomes
Brasil
  • x
  • t
  • s
Đội hình BrasilVô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2005
  • Dida
  • Maicon
  • Lúcio
  • Roque Júnior
  • Emerson
  • Gilberto
  • Robinho
  • Kaká
  • Adriano
  • 10 Ronaldinho (c)
  • 11 Zé Roberto
  • 12 Marcos
  • 13 Cicinho
  • 14 Juan
  • 15 Luisão
  • 16 Léo
  • 17 Gilberto Silva
  • 18 Juninho
  • 19 Renato
  • 20 Júlio Baptista
  • 21 Oliveira
  • 22 Edu
  • 23 Gomes
  • Huấn luyện viên: Parreira
Brasil
  • x
  • t
  • s
Đội hình BrasilGiải bóng đá vô địch thế giới 2006
  • Dida
  • Cafu
  • Lúcio
  • Juan
  • Emerson
  • Roberto Carlos
  • Adriano
  • Kaká
  • Ronaldo
  • 10 Ronaldinho
  • 11 Zé Roberto
  • 12 Rogério Ceni
  • 13 Cicinho
  • 14 Luisão
  • 15 Cris
  • 16 Gilberto
  • 17 Gilberto Silva
  • 18 Mineiro
  • 19 Juninho
  • 20 Ricardinho
  • 21 Fred
  • 22 Júlio César
  • 23 Robinho
  • Huấn luyện viên: Parreira
Brasil
  • x
  • t
  • s
Đội hình BrasilVô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2009
  • Júlio César
  • Maicon
  • Lúcio (c)
  • Juan
  • Felipe Melo
  • Kléber
  • Elano
  • Gilberto Silva
  • Luís Fabiano
  • 10 Kaká
  • 11 Robinho
  • 12 Victor
  • 13 Dani Alves
  • 14 Luisão
  • 15 Miranda
  • 16 André Santos
  • 17 Josué
  • 18 Ramires
  • 19 Júlio Baptista
  • 20 Kléberson
  • 21 Pato
  • 22 Nilmar
  • 23 Gomes
  • Huấn luyện viên: Dunga
Brasil
  • x
  • t
  • s
Đội hình BrasilGiải bóng đá vô địch thế giới 2010
  • Júlio César
  • Maicon
  • Lúcio
  • Juan
  • Felipe Melo
  • Michel Bastos
  • Elano
  • Gilberto Silva
  • Luís Fabiano
  • 10 Kaká
  • 11 Robinho
  • 12 Gomes
  • 13 Dani Alves
  • 14 Luisão
  • 15 Thiago Silva
  • 16 Gilberto
  • 17 Josué
  • 18 Ramires
  • 19 Júlio Baptista
  • 20 Kléberson
  • 21 Nilmar
  • 22 Doni
  • 23 Grafite
  • Huấn luyện viên: Dunga
Brasil

Từ khóa » Kaka Bây Giờ