Kanban Là Gì? (Hệ Thống Kéo)-Công Cụ Lean Hữu ích - Việt Quality
Có thể bạn quan tâm
Kanban là phương pháp quản lý sản xuất, giúp cho các công đoạn trong dây chuyền sản xuất không có chi tiết thiếu hay thừa, cũng như toàn xưởng không có sản phẩm tồn kho. Điều này giúp giảm được lãng phí và những nút thắt trong quá trình sản xuất. Vậy Kanban là gì? Vì sao nên áp dụng Kanban? Và điều kiện lý tưởng để thực hiện Kanban là gì? Nếu chưa biết, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây. Mong rằng nó hữu ích và giúp các bạn hiểu hơn về công cụ Lean này.
Kanban là gì?
Kanban là thuật ngữ được bắt nguồn từ Toyota, trong tiếng Nhật Kanban có nghĩa là “Bảng thông tin”. Cụ thể là Kan là thẻ, Ban là tín hiệu. Là một bảng sử dụng thẻ để ghi các tín hiệu, hay còn gọi là một hệ thống kéo tín hiệu. Kanban là công cụ quản lý trực quan được sử dụng để đạt được sản xuất Just in time (JIT). Là một phần của hệ thống kéo, nó kiểm soát những gì được sản xuất, với số lượng là bao nhiều và khi nào. Mục đích là đảm bảo rằng bạn chỉ sản xuất những gì khách hàng yêu cầu và không thừa cũng không thiếu. Đó là một hệ thống tín hiệu được sử dụng thông qua dòng giá trị để kéo sản phẩm từ nhu cầu của khách hàng ngược trở lại thành nguyên liệu, thành phần mà bạn cần sản xuất.
Khi bạn nhận được tín hiệu từ Kanban có nghĩa là đã đến lúc bạn cần sản xuất thành phần tiếp theo. Kanban có thể có nhiều hình thức nhưng trong hầu hết các cơ sở sản xuất, họ sẽ sử dụng thẻ hoặc thùng Kanban để kiểm soát quy trình và cũng không có giới hạn nào về cách bạn có thể kiểm soát và thiết kế thẻ Kanban.
Hệ thống “đẩy” và “kéo”
Trong các mô hình sản xuất truyền thống, quá trình sản xuất sẽ được lên kế hoạch, sau đó nguyên vật liệu sẽ được đặt hàng và quá trình sản xuất sẽ diễn ra tạo ra một lượng tồn kho dựa trên dự kiến về những gì khách hàng sẽ đặt. Đây là quá trình sản xuất theo hệ thống “đẩy”,các nguyên vật liệu và bán thành phẩm liên tục được đẩy sang công đoạn tiếp theo để tạo thành thành phẩm và tất cả quá trình được kiểm soát dựa trên dự đoán hoặc MRP(Material Requirements Planning). Điều này thường tạo ra hàng tồn ở các công đoạn(khi công đoạn trước nhanh hơn công đoạn sau) hoặc các sản phẩm với số lượng lớn dẫn tới tồn kho, chiếm chỗ, dễ gây hư hỏng sản phẩm,… và rõ ràng là gây lãng phí.
Tuy nhiên, quá trình sản xuất theo hệ thống“kéo” thì ngược lại, khi khách hàng lấy một sản phẩm từ cuối quá trình sản xuất, một tín hiệu sẽ được gửi trở lại dây chuyền để kích hoạt việc sản xuất thành phần, sản phẩm tiếp theo. Giống như một siêu thị sẽ lấp đầy mỗi kệ trống bằng cách yêu cầu đúng sản phẩm và số lượng mà nó cần từ công đoạn trước.
Và hệ thống“kéo” này được kiểm soát thông qua việc sử dụng Kanban. Kanban dựa trên đơn đặt hàng thực tế của khách hàng, chứ không phải sản xuất thông dự đoán. Nguyên tắc của Kanban là chỉ sản xuất những gì được yêu cầu, không làm hơn. Điều đó, có nghĩa là công đoạn trước có thể ngừng nếu không có yêu cầu công đoạn sau, điều này có thể phát sinh lãng phí nhưng hầu như thì nó không đáng kể so với việc tồn kho sản phẩm hoặc bán thành phẩm.
Kanban trong sản xuất “kéo” hoạt động như thế nào?
Dòng thông tin của phương pháp Kanban đi ngược so với dòng vật chất và là tín hiệu để bắt đầu dòng vật chất theo các thông tin mà Kanban quy định. Đối với một quy trình đơn giản có dòng chảy đơn, Kanban sẽ hoạt động giống như sơ đồ bên dưới:
Thực hiện Kanban có nghĩa là công đoạn trước chỉ thực hiện những gì mà công đoạn sau yêu cầu. Có nghĩ là trong một xưởng sản xuất, bước làm việc thứ N chỉ sản xuất những gì mà bước thứ N+1 yêu cầu. Theo đó, bước làm việc N+1 cũng chỉ sản xuất khi bước thứ N+2 yêu cầu và cuối cùng chỉ sản xuất theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Tất nhiên sản xuất thực tế không đơn giản như vậy, mà có nhiều công đoạn, nhiều quá trình sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau, hệ thống Kanban từ đó trở nên phức tạp hơn và bạn phải sự dụng nhiều thẻ Kanban hơn và quá trình cần kiểm soát nghiêm ngặt hơn.
Điều kiện lý tưởng để thực hiện Kanban
Sau đây là những điều kiện lý tưởng cần thiết cho việc sử dụng Kanban, bạn càng ở xa những điều kiện này thì càng khó thực hiện:
– Nhu cầu khách hàng ổn định: Nếu nhu cầu khách hàng của bạn rất bất thường và khó dự đoán thì rất khó để duy trì hệ thống Kanban. Vì khi đó, để duy trì được yêu cầu của khách hàng, bạn rất dễ có xu hướng chuyển sang dự trữ vật tư và hàng tồn kho hoặc đầu tư vào công xuất vượt trội (con người, máy móc).
– Dòng chảy rõ ràng: Các cơ sở được tổ chức theo kiểu với tất cả quá trình tương tự được thực hiện ở một địa điểm rất khó kiểm soát với hệ thống kanban, mặc dù không phải là không thể. Một sự sắp xếp tốt hơn là trong đó tất cả các quá trình được thực hiện cùng nhau để tạo thành một dòng chảy hoặc theo từng công đoạn(Cellular Manufacturing).
– Máy móc chuyên dụng nhỏ: Nhiều công ty sẽ đầu tư lớn vào tất cả các máy móc để phục vụ cho các sản phẩm mà họ làm ra. Thông thường các máy này sẽ thúc đẩy việc sản xuất ra các lô hàng lớn và sẽ tạo ra nút thắt trong quá trình của bạn.
– Các quá trình lặp lại và đáng tin cậy: Nếu máy móc dễ bị hỏng và các quá trình không thể lặp lại thì sẽ khó kiểm soát bất kỳ hệ thống sản xuất nào chứ đừng nói đến Kanban. Việc sử dụng Bảo trì năng suất toàn diện (TPM), 5S, cải tiến chất lượng và các hoạt động được tiêu chuẩn hóa sẽ giúp bạn đặt được các nền tảng cần thiết để ổn định quá trình.
– Thay đổi nhanh chóng: Nhiều máy móc và quy trình có thể mất nhiều thời gian thiết lập để sản xuất ra một thành phần hoặc sản phẩm khác. Điều này một lần nữa thúc đẩy việc sản xuất ra các lô hàng lớn và có thể tạo ra các nút thắt đáng kể trong quá trình sản xuất. Việc sử dụng công cụ “chuyển đổi nhanh(SMED)” có thể cải thiện được đáng kể trong trường hợp này.
– Nhà cung cấp đáng tin cậy: Các nhà cung cấp là một phần quan trọng trong quá trình của bạn và cần đảm bảo rằng họ có thể hỗ trợ trong việc thực hiện và duy trì hệ thống Kanban. Chẳng hạn như nhà cung thường giao hàng không đúng thời gian, bạn rất dễ có xu hướng dự trữ nguyên liêu, sản phẩm để đảm bảo cho việc đáp ứng nhu cầu cho khách hàng của mình.
Không có những điều kiện này không có nghĩa là bạn không thể thực hiện Kanban, mà bạn cần phải xem xét kĩ lưỡng hơn về hệ thống của mình để có kế hoạch và phương pháp phù hợp cho việc cải tiến và áp dụng Kanban.
Tóm lại
Kanban được coi là một yếu tố trung tâm trong sản xuất tinh gọn(Lean) và được áp dụng rộng rãi không chỉ trong sản xuất mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Thực hiện Kanban có nghĩa là công đoạn trước chỉ thực hiện những gì mà công đoạn sau yêu cầu và cuối cùng chỉ sản xuất theo đúng yêu cầu của khách hàng. Qua đó sẽ tránh được những lãng phí do tồn kho và sản xuất quá mức.
Cũng giống như việc thực hiện bất kỳ công cụ sản xuất tinh gọn nào khác, bạn cần phải thực hiện Kanban giống như một phần trong triết lý chung của tổ chức, để mọi người luôn cố gắng tiến gần hơn với ý tưởng đó.
Kanban không phải là thứ đưa vào quá trình là hoạt động được liền mà không cần giải thích hay đào tạo, nó cũng không có những giải pháp chung phù hợp cho bạn. Khi thực hiện Kanban bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề về hiệu xuất kém. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có những dự án phù hợp để triển khai Kanban cùng với nhiều công cụ sản xuất tinh gọn quan trọng khác, để loại bỏ dần dần các vấn đề cũng như những lãng phí trong sản xuất.
ThuHuong
Share this:
- Click to share on Twitter (Opens in new window)
- Click to share on Facebook (Opens in new window)
- Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
Related
Từ khóa » Hệ Thống Kéo Kanban
-
Kanban (Hệ Thống Kéo) - Viện Kaizen Viet Nam
-
HỆ THỐNG ĐẨY, HỆ THỐNG KÉO VÀ THẺ KANBAN - LinkedIn
-
Hệ Thống Kanban Và Lợi ích Của Kanban Trong Quản Trị - KNA Cert
-
Kanban Là Gì - Hệ Thống Kéo
-
Hệ Thống Kéo Và Kanban - SlideShare
-
Hệ Thống Bảng KANBAN
-
Hệ Thống Kanban (Kanban System) Là Gì? Chức Năng Của Hệ Thống ...
-
Kanban Là Gì? - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
-
Hệ Thống Kéo Kanban: Một Cách đơn Giản để Cải Thiện Thông Lượng ...
-
HỆ THỐNG KANBAN VÀ LỢI ÍCH TRONG QUẢN TRỊ
-
Kéo Các Tính Năng Hệ Thống, ưu điểm Và Nhược điểm, Ví Dụ
-
Kanban - Phương Pháp Quản Trị Kinh điển Của Người Nhật