KANGAROO CÓ NGHĨA LÀ TÔI KHÔNG HIỂU - Tran Ba Thoai's Blog
Có thể bạn quan tâm
TBT Ngôn ngữ là để giao tiếp truyền đạt, cho nên có tính võ đoán. Nếu khi còn bé tí, đứa trẻ được chỉ rằng con gà có tên là trâu thì lớn lên nó cứ bảo là trâu. Trong y học lần đầu tiên chưa có kính hiển vi điện tử người ta cứ nghĩ con siêu vi khuẩn là virus vì cứ nghĩ chúng là là một chất độc. Nghe đâu, người Anh lần đầu tiên tới Úc thấy con chuột túi lạ lùng nên hỏi thổ dân bản địa, khi được trả lời “kangaroo”, họ bèn ghi vào tự điển tên của chuột túi là kangaroo, họ đâu có ngờ theo thổ ngữ kangaroo có nghĩa là “tôi không hiểu” !!!
KHÔNG THỂ TRẢ LỜI THEO KIỂU “KANGAROO”!
Tô Văn Trường
Nhân bàn đến thổ ngữ, thổ âm là vấn đề phổ biến của thế giới, tôi được các vị trưởng thượng lưu ý là bên cạnh đó còn có vấn đề ngữ và nghĩa của các thuật ngữ. Đây là vấn đề gây ra không biết bao nhiêu sự rắc rối trong cuộc sống, nhất là trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Do không có sự giải thích rõ ràng, nên trong các văn kiện chính thức của nước ta cho đến nay có vô số vấn đề vẫn tù mù, ai hiểu thế nào cũng được và hành động thế nào cũng xong.
Tôi đã nhiều lần đến các nước nói tiếng Anh thấy tiếng Mỹ dễ nghe vì tính toàn cầu và cao ngạo. Lịch sự thì dân England chính thống. Úc và New Zealand thì nói khó nghe. Có nhiều câu chuyện vui được nghe kể lại về thổ ngữ.
Xem phim Úc hơi khó nghe hơn phim Mỹ nhưng cũng hiểu nội dung. Có người bạn lớn tuổi bảo rằng nói tới Úc lại hậm hực là cái dân Úc dùng tiếng Anh mà sao cái từ dầu hôi (dầu hỏa) cứ một mực gọi là Parafine (trong khi cả thế giới đều dùng từ này để chỉ sáp nến “sáp đèn cày”!
Thực tế, chẳng cứ gì dân Úc mà ngay cả dân “Anh rặc” cũng có từ sai toét tòe loe – đó là từ kangaroo (con chuột túi). Lần đầu tiên, có người Anh tới Úc họ thấy con vật lạ và hỏi thổ dân bản địa và được trả lời “kangaroo”, họ bèn ghi vào tự điển tên loài vật này . Ai dè, tới mãi sau có người nghiên cứu thổ ngữ của dân bản địa thì mới hay rằng “kangaroo” nghĩa là : “tôi không hiểu” (ông nói gì) đã lỡ rồi nên con vật này đành mang cái tên “tôi không hiểu” . Đúng là “oan thị Kinh”!
Nói về giọng địa phương, chẳng nói đâu xa, hồi ông Trường Đình Tuyển mới ra Hà Nội, mỗi khi phát biểu trong cuộc họp dù kiến thức rất uyên bác và am hiểu thực tế nhưng giọng xứ Nghệ nặng chịch rất khó nghe, nên ông Phan Văn Khải nửa đùa, nửa thật đề nghị ông Võ Văn Kiệt cho người phiên dịch. Có bài báo tường thuật ý kiến của ông Trương Đình Tuyển, thú thực đọc xong, tôi không hiểu ông nói về cái gì, hỏi lại hóa ra bàn về kinh tế nhưng do nhà báo không có kiến thức về chuyên môn, máy ghi âm rè rè, lại gặp thổ âm xứ Nghệ càng khó nghe thành ra khi viết “tam sao thất bổn” cũng không có gì lạ.
Thổ ngữ khó hiểu đã đành, còn thuật ngữ mà hiểu thế nào cũng được thì thật tai hại, rắc rối. Để tránh các suy diễn hiểu nhầm, trong các văn kiện chính thức như luật, hiến pháp, hiệp định bao giờ người ta cũng để một phần thời lượng rất đáng kể để “giải thích thuật ngữ”.
Ngày nay, thuật ngữ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (Cổ phần hóa DNNN) ở nước ta dùng một cách phổ biến trong các văn bản chính thức của đảng và nhà nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng những ngày đầu, không ít vị lãnh đạo vẫn chưa hiểu bản chất kinh tế của nó. Có chuyên gia giải thích bản chất kinh tế “cổ phần hóa DNNN” là tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy, nếu các chuyên gia đưa thuật ngữ “tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước” theo đúng bản chất kinh tế của nó vào các dự thảo văn kiện thì chắc chắn văn kiện không những không được thông qua, mà còn gây ra rắc rối, thậm chí thảm họa cho người đề xuất chủ trương đó.
Tôi được biết nhóm người đầu tiên thay mặt nhà nước ta đi vận động vay vốn ưu đãi (ODA) bao giờ cũng gặp một trong những chuyện phức tạp là vấn đề doanh nghiệp nhà nước. Việc xử lý vấn đề doanh nghiệp nhà nước bao giờ cũng được các đối tác nêu ra như là một trong những điều kiện quan trọng để quyết định cho vay hay không. Ngay cả khi đàm phán về hiệp định đối tác thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề doanh nghiệp nhà nước cũng được các đối tác đặt ra.
Thuở ban đầu khi đàm phán vay vốn ODA đó, một số vị lãnh đạo có trách nhiệm của Việt Nam phải giả câm, giả điếc, giải thích “cổ phần hóa là cổ phần hóa”, không phai tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng chẳng ai tin. Sau đó, họ buộc phải giải thích rằng cổ phần hóa là nhà nước bán (hay cho thuê…, tức chuyển quyền sở hữu tài sản) một phần hay toàn bộ doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân hay một tập thể nào đó, tức là biến doanh nghiệp vốn là sở hữu nhà nước thành sở tư nhân hay sở hữu hỗn hợp. Thế là từ đó, trong các văn bản bằng tiếng Anh sau thuật ngữ “cổ phần hóa” bao giờ cũng kèm theo trong ngoặc đơn “tư nhân hóa”. Cụm từ “tư nhân hóa” trong ngoặc đơn là do người nước ngoài “chua” thêm vào chứ không phải do ta viết ra. Bởi lẽ, ai trong chúng ta tự viết ra điều đó đều “bị ăn đòn”! (Còn sở hữu tập thể thì cả thế giới, có lẽ trừ Việt Nam đều hiểu đó là sở hữu tư nhân).
Tuy nhiên, theo tôi tìm hiểu thì khái niệm “cổ phần hóa” không đồng nghĩa với tư nhân hóa! Có hai loại công ty tư nhân (1) Công ty do một người hay vài người nắm giữ, mỗi người có “phần hùn” định sẵn, có bán lại thì phải có sự đồng ý của các phần hùn khác. Họ không có phát hành cổ phiếu bán trên thị trường. và (2) Công ty được phân thành cổ phần bán trên thị trường. Ai nắm nhiều cổ phiếu thì người đó có ảnh hưởng lớn. Ai cũng có quyền bán và mua.
Doanh nghiệp nhà nước “cổ phần hóa” vẫn là doanh nghiệp nhà nước nếu mà phần cổ phần nhà nước nắm, có ảnh hưởng đến quyết định của công ty. Hiện nay rất nhiều công ty “cổ phần hóa” kiểu này, có phần quyết định là 30 hay 50% là do nhà nước nắm và bán ra phải do nhà nước quyết định. Như thế, loại công ty này nên gọi là “công ty phần hùn”, tùy theo phần hùn là bao nhiêu mà nó là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Theo nguyên tắc của Hệ thống Tài khoản Quốc gia của Liên Hiệp Quốc , tỷ lệ cổ phần quyết định là tỷ lệ mà nhà nước có thể quyết định việc bổ nhiệm Hội đồng quản trị.
“Cổ phần hóa” ở Việt Nam là hình thức tư nhân hóa giả hiệu, nên gọi đúng tên là công ty nhà nước có phần hùn của tư nhân. Tư nhân nào mà nắm cổ phần lớn thì có thể lạm dụng vai trò của nhà nước để làm lợi cho mình.
Trong trường hợp này, trong các văn kiện chính thức không giải thích thuật ngữ “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ” hóa ra “có lợi”. Tuy nhiên, trong trường hợp không giải thích rõ nghĩa “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì lại “có hại”. Do thiếu sự giải thích nên đã 30 năm trôi qua rồi mà người ta vẫn bỏ tiền ra để tổ chức các cuộc hội thảo để tìm ra nội hàm của khái niệm “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”!?.
Ngay cả Bộ Khoa học & Công nghệ cùng với Hội đồng lý luận Trung ương đã tốn nhiều thời gian công sức, tiền bạc để nghiên cứu đề tài khoa học về nội hàm kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng kết quả như đi tìm “lá diêu bông”!
Nhưng quan trọng hơn là do không có sự giải thích cụ thể, mà thực chất là không hiểu hay mơ hồ về bản chất của nó, nên lúng túng trong chỉ đạo thực hiện, gây thiệt hại lớn cho đất nước, đến mức trong Dự thảo báo cáo kinh tế trình Đại hội Đảng khóa XII coi đây là nguyên nhân số 1 gây ra sự yếu kém. Xin trích nguyên văn để bạn đọc tham khảo: “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là về vai trò của Nhà nước, kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, thị trường quyền sử dụng đất, quản lý giá cả, phân bổ nguồn lực, cơ chế cung ứng dịch vụ công, giá dịch vụ trong giáo dục, y tế… chưa đủ rõ và còn khác nhau.”.
Rõ ràng trong dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng không giải thích rõ cụm từ “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là rất có hại. Hệ luỵ của trường hợp “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước’ biết mà không giải thích, khác lắm với hệ luỵ của trường hợp thứ hai là không biết hay mơ hồ. Không thể cứ trả lời theo kiểu “Kangaroo !”. Thực chất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự lai tạp vô lý của hai loài không cùng hệ gene, chỉ là sự nguỵ biện, duy ý chí, lạc lõng.
Có thể tóm tắt lại những sai biệt về ngôn từ có hai dạng : Thứ nhất là do thiếu hiểu biết hoặc hiểu chưa đến nơi đến chốn, đến đầu đến đũa là ngộ phạm. Thứ hai là nếu hiểu rõ rành rành nhưng cố tình lấp lửng hoặc … “lập lờ đánh lận con đen”, theo kiểu “người khôn hay nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo” là mưu phạm! Ngôn từ, văn tự là phương tiện để biểu đạt cho hành động hoặc tư duy, do vậy, nó chỉ có giá trị thật khi lời nói đi đôi với việc làm như trong trường hợp thứ nhất nói ở trên thì quả là … “Kangaroo” và với trường hợp thứ hai thì lại không còn là “con chuột túi” nữa mà là con “tư túi”, đó chính là … con dơi – một loài lưỡng thể, bay được như chim dù không có lông vũ mà lại có lông mao và gặm nhấm như chuột !
Ngay cả từ “nhóm lợi ích” phải chỉ đích danh là “nhóm tư lợi” hoặc “vụ lợi” vì từ lợi ích thì là chung cho tất cả mọi người như “ba lợi ích” hoặc “ích nước, lợi nhà” .
Kết luận cho bài viết này là con đường Đại hội Đảng khóa XII đang muốn mở ra cho đất nước có tên gọi là “Kangaroo”!
Đang tải...Có liên quan
This entry was posted on Tháng Mười 16, 2015 at 7:23 sáng and is filed under Ý KIẾN, BÀN LUẬN, CHUYỆN HAY, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, TẢN MẠN, VĂN HÓA. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.
Từ khóa » Kangaroo Có Nghĩa Là Gì
-
Giai Thoại Về Nguồn Gốc Cái Tên “kangaroo” Của Loài Chuột Túi
-
Ý Nghĩa Của Kangaroo Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
Kangaroo – Wikipedia Tiếng Việt
-
KANGAROO - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Việt - Từ điển
-
Kangaroo Tiếng Việt Nghĩa Là Gì - Xây Nhà
-
Nghĩa Của Từ Kangaroo - Từ điển Anh - Việt
-
Bật Mí ý Nghĩa Của Biểu Tượng Nước Úc Mà Bạn Chưa Biết
-
Kangaroo Tiếng Anh Là Gì? - Từ điển Anh-Việt
-
Kangaroos Là Gì - Nghĩa Của Từ Kangaroos
-
ĐịNh Nghĩa Chuột Túi - Tax-definition
-
Kangaroo, Nghĩa Là Gì
-
Evertrust - BẠN CÓ BIẾT TÊN GỌI KANGAROO CÓ NGHĨA LÀ GÌ ...
-
Evertrust - BẠN CÓ BIẾT TÊN GỌI KANGAROO CÓ NGHĨA LÀ GÌ?...
-
→ Kangaroo, Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Việt, Câu Ví Dụ | Glosbe